Hệ điều hành là một phần mềm đặc biệt có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động của các thiết bị điện tử như PC, Laptop, điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh,… Vậy hệ điều hành là gì? Hệ điều hành máy tính và điện thoại có giống nhau không? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây của VinaHost.
1. Tổng hợp khái niệm về Hệ điều hành
Hệ điều hành không phải là một cụm từ mới mẻ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thuật ngữ này.
1.1. Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành hay còn được gọi là Operating System - OS.
Hệ điều hành là chương trình điều hành và quản lý mọi hoạt động của thiết bị điện tử, bao gồm cả phần mềm và phần cứng.
Hay nói khác đi, hệ điều hành sẽ đóng vai trò trung gian giúp thiết bị điện tử hiểu và vận hành đúng theo các yêu cầu của người dùng. Người dùng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành thông qua giao diện đồ họa người dùng (GUI) hoặc giao diện dòng lệnh (CLI).
1.2. Hệ điều hành máy tính là gì?
Hệ điều hành máy tính sẽ sử dụng giao diện đồ họa (Graphical User Interface - GUI) được thiết kế để phục vụ nhu cầu tương tác với người dùng.
Theo đó, bạn có thể dễ dàng sử dụng bàn phím và chuột để thao tác một cách thuận tiện và trực quan. Các hệ điều hành máy tính sẽ được cài đặt trên các thiết bị như Laptop hay PC.
Hệ điều hành khác nhau sẽ có giao diện GUI khác nhau nhưng nhìn chung đều có các thành phần như: cửa sổ, nút, biểu tượng, bảng menu với cách diễn đạt kết hợp văn bản và hình ảnh.
1.3. Hệ điều hành điện thoại là gì?
Hệ điều hành điện thoại được thiết kế dành riêng cho các thiết bị máy tính bảng, đồng hồ thông minh, điện thoại thông minh,…. với các tính năng cơ bản như: quản lý điện thoại, cuộc gọi, tin nhắn, lưu trữ dữ liệu, định vị GPS.
Ngoài ra, còn có các tính năng nâng cao như cảm ứng màn hình, quản lý trình duyệt web, quản lý ứng dụng,…
1.4. So sánh giữa hệ điều hành máy tính và hệ điều hành điện thoại
Vì đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau nên hệ điều hành máy tính và hệ điều hành điện thoại sẽ có những đặc tính riêng. Nếu hệ điều hành máy tính được thiết kế để đáp ứng nhu cầu làm việc thì hệ điều hành điện thoại sẽ đáp ứng nhu cầu liên lạc và giải trí.
Tuy nhiên, ranh giới này đang ngày càng biến mất do người dùng có thiên hướng sử dụng tinh gọn một thiết bị. Do đó, điện thoại phải được cải tiến để đáp ứng cả tính năng thực hiện công việc đơn giản. Ngược lại, máy tính cũng phải đáp ứng được nhu cầu giải trí và liên lạc cơ bản. Điều này đòi hỏi các hệ điều hành phải được cải tiến liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
1.5. Ví dụ về hệ điều hành là gì?
Một số hệ điều hành máy tính phổ biến có thể kể đến như Microsoft Windows (Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 10, Windows 11), hệ điều hành macOS của Apple, Unix/Linux, Chrome OS,…. Đây là những hệ điều hành được cài đặt cho nhiều phần mềm và ứng dụng, đáp ứng đa dạng nhu cầu, từ tác vụ văn phòng đơn giản đến các tựa game hạng nặng.
Đối với các máy chủ lưu trữ truy cập web hoặc phân phối video thì cần có những loại hệ điều hành chuyên dụng để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, ví dụ như Linux, Windows Server, FreeBSD.
Điện thoại thông minh sẽ được cài đặt hệ điều hành điện thoại di động, đó là iOS của Apple hoặc Android của Google. Với máy tính bảng thì ngoài Android, còn có hệ điều hành iPadOS của Apple. Thiết bị đồng hồ thông minh có thể chạy WatchOS của Apple hoặc Wear OS của Google. Các dòng Smart TV hiện nay thường sử dụng hệ điều hành Android TV, WebOS của LG, hoặc Tizen OS trên tivi Samsung.
Xem thêm: Unix là gì? | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về hệ điều hành Unix
2. Các thành phần chính của hệ điều hành
Hệ điều hành giữ một vai trò quan trọng trong quá trình vận hành các thiết bị điện tử. Vậy các thành phần của hệ điều hành là gì? Dưới đây là một số thành phần chính.
2.1. Kernel
Trong cấu tạo của hệ điều hành thì Kernel có vai trò quản lý tài nguyên của máy tính, có thể kể đến như: lập lịch trình cho các tác vụ, quản lý bộ nhớ, điều khiển các thiết bị phần cứng, bảo mật hệ thống và đồng bộ hóa dữ liệu.
2.2. User Interface
Để người dùng có thể dễ dàng tương tác với hệ điều hành thông qua một giao diện trực quan, dễ hiểu thì User Interface là một thành phần không thể thiếu. Nhờ User Interface, người dùng có thể tìm kiếm thông tin và điều khiển thiết bị chỉ với vài cú chạm hoặc click chuột đơn giản.
2.3. Application Programming Interfaces
Application Programming Interfaces hay còn được gọi tắt là APIs, có vai trò kết nối ứng dụng và hệ điều hành. APIs cho phép các ứng dụng truy cập vào kho tài nguyên trên hệ thống. Điều này sẽ giúp nhà phát triển tạo ra các ứng dụng trên hệ điều hành.
3. Chức năng và nhiệm vụ của hệ điều hành
Sau khi đã hiểu hệ điều hành là gì? mời bạn tiếp tục tìm hiểu về chức năng và nhiệm vụ của thành phần quan trọng này.
3.1 Chức năng của hệ điều hành
Bạn có thể xem hệ điều hành là một trạm kết nối giữa thiết bị và người dùng. Cụ thể, hệ điều hành sẽ chịu trách nhiệm quản lý phần cứng và tài nguyên hệ thống của các thiết bị điện tử. Từ đây, hệ điều hành sẽ đưa ra giao diện phù hợp để người dùng sử dụng các ứng dụng và phần mềm.
3.2 Nhiệm vụ của hệ điều hành đối với máy tính
Hệ điều hành máy tính có nhiệm vụ tổ chức và quản lý thông tin trong máy. Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các hoạt động được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất. Đó là cơ sở để cung cấp giao diện phù hợp, giúp người dùng dễ dàng điều khiển thiết bị.
4. Các loại hệ điều hành dành cho máy tính phổ biến hiện nay
Đối với các thiết bị PC hay Laptop thì sẽ có những hệ điều hành máy tính phổ biến như sau:
4.1. Hệ điều hành Windows
Đây là hệ điều hành máy tính được ra mắt vào năm 1980 và vẫn được dùng phổ biến cho đến ngày nay. Hệ điều hành Windows đã trải qua rất nhiều phiên bản nâng cấp, trong đó Windows 10 là phiên bản được sử dụng nhiều nhất. Phiên bản mới nhất hiện nay là Windows 11 với nhiều cải tiến về tính năng và giao diện.
- Ưu điểm: Tính ổn định và tương thích cao, giao diện dễ sử dụng, có đầy đủ tính năng đáp ứng nhu cầu làm việc cũng như giải trí.
- Nhược điểm: Đây là hệ điều hành có tính phí. Windows 11 có một lượng lớn người dùng trên thế giới, vì thế cũng thu hút sự quan tâm của các hacker. Ngày nay có nhiều phần mềm gián điệp, virus hay mã độc được viết trên hệ điều hành này.
4.2. Hệ điều hành MacOS
MacOS trước đây có tên là OS X, được tạo ra bởi Apple và cài đặt sẵn trên các thiết bị máy tính của hãng này. Hệ điều hành MacOS được đánh giá rất cao. Xét về tốc độ, tính ổn định và độ mượt mà thì MacOS vượt trội hơn Windows.
- Ưu điểm: Giao diện hiện đại, dễ sử dụng, được cài đặt sẵn và miễn phí trên các thiết bị của hãng Apple. MacOS có tính ổn định và độ bảo mật cao.
- Nhược điểm: Do số lượng người dùng hạn chế hơn Windows nên một số ứng dụng chưa được đầu tư phát triển trên MacOS.
4.3. Hệ điều hành Linux
Hệ điều hành Linux ít phổ biến hơn 2 hệ điều hành trên. Đây là một hệ điều hành mở, do đó bạn có thể sửa đổi theo nhu cầu. Linux tập hợp nhiều phần mềm là máy chủ, có cả hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình. Đây là hệ điều hành có tính bảo mật cao nên có thể giúp người dùng hạn chế nguy cơ bị xâm phạm bằng virus hay mã độc.
- Ưu điểm: Hệ điều hành miễn phí, độ mượt mà và tính bảo mật cao.
- Nhược điểm: Không có nhiều ứng dụng hay phần mềm hỗ trợ trên Linux do số lượng người dùng rất ít. Ngoài ra, giao diện cũng chưa được tối ưu khiến người dùng có thể gặp khó khăn trong lần đầu sử dụng.
Xem thêm: Linux là gì? | Tổng hợp kiến thức [A-Z] hệ điều hành Linux
5. Các loại hệ điều hành dành cho điện thoại phổ biến hiện nay
Thiết bị di động sẽ có những hệ điều hành riêng, phổ biến nhất là hệ điều hành Android và hệ điều hành IOS.
5.1. Hệ điều hành IOS
Đây là hệ điều hành bắt buộc cài đặt trên các dòng điện thoại iPhone. Ngay từ lần đầu phát hành vào năm 2007, hệ điều hành IOS đã tạo được tiếng vang lớn trên thị trường. IOS có tính năng đa dạng, độ bảo mật cao và độ ổn định vượt trội.
- Ưu điểm: Được đánh giá cao về độ bảo mật, hiệu năng ổn định và khả năng tối ưu phần mềm tốt.
- Nhược điểm: Kho ứng dụng ít hơn so với Android và chỉ được sử dụng trên điện thoại của Apple.
5.2. Hệ điều hành Android
Android là hệ điều hành điện thoại phổ biến nhất hiện nay. Vào năm 2005, hệ điều hành Android đã được Google mua lại. Hầu hết các dòng smartphone đều sử dụng hệ điều hành này, tiêu biểu như điện thoại Samsung, điện thoại Xiaomi, điện thoại OPPO,…
- Ưu điểm: Giao diện dễ sử dụng, có khả năng tùy biến cao và sở hữu kho ứng dụng khổng lồ.
- Nhược điểm: Độ bảo mật không cao bằng hệ điều hành IOS.
6. Hướng dẫn cách cập nhật và nâng cấp hệ điều hành chi tiết
Các hệ điều hành sẽ được nâng cấp liên tục nhằm khắc phục các lỗi vận hành ở phiên bản cũ, cũng như tích hợp thêm các tính năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Cơ chế này giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn và độ bảo mật dữ liệu cũng được củng cố hơn.
Trước khi thực hiện, bạn nên sao lưu các dữ liệu quan trọng và tắt các ứng dụng đang chạy để tránh lỗi trong quá trình cài đặt. Ngoài ra, bạn nên đảm bảo kết nối Internet ổn định và pin đầy đủ. Vậy cách nâng cấp hệ điều hành là gì?
6.1. Đối với hệ điều hành Windows
Hệ điều hành Windows có tính năng tự động cập nhật để thuận tiện cho người dùng. Theo đó, hệ thống sẽ thông báo đến bạn và nâng cấp phiên bản mới trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể cập nhật bằng cách chạy Windows Update trong Control Panel hoặc Settings.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Click chọn Start và nhấn biểu tượng Settings có hình răng cưa.
- Bước 2: Chọn Update & Security trong phần Settings.
- Bước 3: Tiếp tục chọn Check for Update.
Hệ thống sẽ kiểm tra hệ điều hành Windows hiện tại và nâng cấp lên phiên bản mới nếu cần thiết.
6.2. Đối với hệ điều hành MacOS
Để tải hệ điều hành MacOS mới, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Bạn chọn biểu tượng quả táo ở góc trái, sau đó nhấn Software Update và hệ thống sẽ thông báo cho bạn nếu có bản cập nhật mới.
- Cách 2: Bạn nhập tab Update và nhìn đầu danh sách của App Store. Cuối cùng, bạn nhấn Install để tải phiên bản hệ điều hành mới nhất.
6.3. Đối với hệ điều hành IOS
Hệ điều hành IOS có thể được cập nhật phiên bản mới thông qua System Preferences hoặc Mac App Store. Các phiên bản mới sẽ giúp thiết bị cải thiện hiệu suất hoạt động và tăng cường bảo mật. Người dùng cần lưu ý rằng để không gián đoạn quá trình cài đặt thì cần đảm bảo di động còn ít nhất 50% pin và dung lượng còn khoảng 6-7GB.
6.4. Đối với hệ điều hành Android
Thông thường, các smartphone sử dụng hệ điều hành Android sẽ được tự động nâng cấp khi có phiên bản mới. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau để kiểm tra cập nhật:
- Bước 1: Nhấn chọn System (Hệ thống)
- Bước 2: Chọn mục About Phone (Thông tin về điện thoại)
- Bước 3: Tại đây bạn có thể thấy được thông tin cụ thể về phiên bản cũng như thời gian cập nhật gần đây.
7. So sánh giữa hệ điều hành 64 bit và 32 bit
Khác biệt lớn nhất của hệ điều hành 64 bit và 32 bit là khả năng tận dụng RAM. Theo đó:
- Window 64 bit có hiệu suất tốt nhất khi làm việc với dung lượng RAM từ 3,2GB đến 128GB.
- Window 32 bit chỉ có thể nhận bộ nhớ RAM tối đa là 3,2GB.
Phiên bản Windows 64-bit sẽ giúp làm tăng hiệu suất tổng thể của PC và đem đến trải nghiệm mượt mà hơn cho người dùng.
8. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hệ điều hành
Sau khi đã trả lời được câu hỏi hệ điều hành là gì? thì bạn có thể sẽ tiếp tục gặp những thắc mắc như sau:
8.1. Hệ điều hành được chia thành bao nhiêu loại?
Trên thị trường hiện tại có 2 loại hệ điều hành chính là hệ điều hành máy tính và hệ điều hành điện thoại.
8.2. Hệ điều hành được lưu trữ tại đâu?
Các hệ điều hành thường sẽ được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài, đó có thể là bộ nhớ thứ cấp hoặc ổ cứng gắn ngoài nằm trong một thiết bị lưu trữ riêng biệt như ổ đĩa cứng, đĩa CD hoặc DVD.
8.3. Có bao nhiêu chức năng cơ bản trên hệ điều hành?
Hệ điều hành có 2 chức năng cơ bản là Quản lý tài nguyên và Đảm bảo nguồn tài nguyên này được sử dụng đúng cách, hiệu quả.
9. Tổng kết
Hy vọng rằng thắc mắc hệ điều hành là gì? của bạn đã được giải đáp. Có nhiều loại hệ điều hành, tương thích với từng nhóm thiết bị khác nhau. Mỗi hệ điều hành sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên đều hướng đến mục tiêu chính là tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng.
Để tìm hiểu thêm các bài viết thú vị khác, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY và đừng ngại ngần liên hệ với VinaHost nếu cần hỗ trợ nhé:
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm các dịch vụ của VinaHost - Nhà cung cấp Domain, Hosting, VPS, Server, Cloud
Thuê Hosting Giá Rẻ | Tốc Độ Cao | Quà Khủng | Chỉ từ 7K
Đăng Ký Tên Miền | Kiểm Tra & Mua Tên Miền Giá Rẻ [Việt Nam | Quốc Tế]
Mua VPS Giá Rẻ | Hỗ Trợ IPv6 | Thuê VPS SSD “MẠNH” | Uptime 99,9%
Thuê Máy Chủ Riêng Việt Nam - Dedicated Dever - Uptime 99,9%