Phật Di Lặc được mọi người biết đến với hình ảnh chiếc bụng thật lờn, miệng cười thật tươi - biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn, hạnh phúc. Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di Lặc được thờ cúng rộng rãi. Trong thế giới hiện đại, hình ảnh Phật Di Lặc không chỉ xuất hiện tại chùa chiền mà hiện hữu ở khắp mọi nơi như nhà riêng, cửa hàng, khách sạn,...
1. Phật Di Lặc là ai?
Theo các tài liệu ghi chép lại, Phật Di Lặc là vị Phật tương lai ở trong cõi Ta Bà, hiện đang trú ngụ tại thiên đường Tusita. Đức Phật xuống thế gian để giảng pháp khi những lời dạy của Đức Phật Thích Ca đã phai mờ và được coi là vị Phật cuối cùng xuất hiện trên Trái Đất.
Ngày nay, hình ảnh Phật Di Lặc xuất hiện trong tất cả các trường phái Phật giáo chấp nhận và là vị Bồ Tát duy nhất được tôn kính trong Phật giáo Nguyên Thủy.
Di Lặc (tiếng Phạn là Maitreya, tiếng Pali: Metteyya) là vị Bồ Tát của tương lai sẽ xuất hiện khi Trái Đất có được sự giác ngộ hoàn toàn và giảng dạy pháp cho chúng sinh khi những bài giảng pháp của Phật giáo bị lãng quên. Trong Kinh A Di Đà, Kinh Pháp Hoa, Ngài còn được gọi là Bồ Tát A Dật Đa (Ajita).
Phật Di Lặc là tượng trưng tuyệt đối của niềm vui, hạnh phúc. Đó chính là lý do nhiều người gọi Ngài là “Phật cười”. Nụ cười của Ngài giúp hóa giải giận hờn, thử thách trong cuộc sống. Trong phong thủy, người ta quan niệm rằng nơi nào có ảnh Phật Di Lặc thì nơi đó sẽ có may mắn. Mọi người cũng tin rằng xoa tượng, tranh, ảnh hoặc xoa bụng cũng mang lại sự bình an, hạnh phúc.
Phật Di Lặc
Theo kinh Phật giáo, Phật Di Lặc là người kế vị Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - người sáng lập ra Phật giáo. Lời tiên tri về sự xuất hiện của Di Lặc được tìm thấy ở trong các kinh điển của mọi trường phái Phật giáo và được hầu hết các Phật tử chấp nhận là một sự kiện có thật trong tương lai. Kinh nói “Bấy giờ Đức Phật bảo Di Lặc Bồ Tát rằng: Di Lặc, nay con tin pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà con đã tích tập trải qua vô lượng kiếp. Vào ngày tận thế, sau khi Đức Phật diệt độ, con nên dùng thần thông của mình để truyền bá rộng rãi kinh điển như vậy ở cõi Diêm Phù Đề, để không bị phân ly.”
2. Hình ảnh Phật Di Lặc
Hình Phật Di Lặc ban đầu miêu tả là một chàng hoàng tử khôi ngô, tuấn tú; dáng người thanh mảnh, mặc trang phục hoàng gia Ấn Độ. Về sau, có phần thay đổi hình ảnh Phật Di Lặc so với bản gốc ở khu vực Đông Á trong đó có Việt Nam. Đức Phật Di Lặc được khắc họa với dáng người to, bụng phệ, tai dài, miệng cười, ngồi trên ngai vàng. Hai chân đặt xuống sàn, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng đứng dậy cưới rỗi chúng sanh.
Xét về ảnh Phật Di Lặc thì có sự khác biệt so với các vị Phật khác. Lý do là vì Ngài bắt nguồn từ truyền thuyết Trung Quốc. Vào thời Ngũ Đại (907 - 960) có xuất hiện một vị sư tên Bố Đại. Vị sư này có dáng người to, mập và gương mặt tươi vui. Trên vai ông đeo túi vải, đi đâu ông cũng hành khất, ai có gì cho thì đều bỏ vào túi vải.
Hình ảnh Phật Di Lặc
Điểm đặc biệt là ông không dùng những thứ người ta cho mà ông cho tất cả bọn trẻ con và ông rất thích trẻ con. Đáp lại bọn trẻ cứ gặp ông là lại bu quanh. Với tấm lòng Bồ Tát, giúp đỡ chúng sinh, thân thiện nên Ngài còn được gọi là Bố Đại Hoà Thượng. Mặc dù có không ít người ghen ghét nhưng vì lòng yêu trẻ nên Ngài luôn nở nụ cười hiền hậu.
Chính nụ cười đó nên Phật Di Lặc đã giúp chúng sanh hóa giải mọi phiền muộn, u sầu, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc. Hình ảnh Phật Di Lặc cười luôn gắn liền với sự hạnh phúc, viên mãn.
3. Ý nghĩa của hình Phật Di Lặc đẹp nhất
Trong tranh ảnh, Phật Di Lặc thường ngồi trên ngai vàng, chân bắt chéo hoặc đặt xuống sàn với hàm ý sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Tại Trung Quốc, Di Lặc Bồ Tát được khắc họa với dáng vẻ mập mạp, hiền hòa, tự tại, miệng cười tươi, bụng phơi ra, trẻ con đeo xung quanh.
Người ta tin rằng đó là hình ảnh của Bố Đại - một thiền sư của Trung Quốc ở thế kỷ 10. Ông được mọi người khâm phục vì có tài tiên tri thời tiết nắng mưa. Trước khi viên tịch Hòa Thượng nói bài kệ:
“Di Lặc, chân Di Lặc
Phân thân trăm nghìn ức
Thường hiện cho người đời
Người đời không ai biết”
Sau khi viên tịch, người dân vẫn thấy Bố Đại mang túi vải xuất hiện ở nơi khác. Tin rằng ông chính là hóa thân của Di Lặc nên người đời sau thường thể hiện ảnh Phật Di Lặc dưới bộ dạng Bố Đại mập tròn vui vẻ.
Hình ảnh Phật Di Lặc mang nhiều ý nghĩa khác nhau:
Biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc
Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của Phật Di Lặc đó chính là biến những nỗi buồn phiền, giận dữ, áp lực, căng thẳng của con người thành hạnh phúc. Người ta tin rằng, nụ cười của Phật Di Lặc có sức mạnh tới mức Ngài đi đến đâu thì ở đó có hạnh phúc.
Biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự
Chỉ cần nhìn ngắm ảnh Phật Di Lặc cười, người buồn phiền cũng sẽ vui lên. Nếu như xoa bụng Phật thì được cho là mang lại may mắn, nhiều điều tốt lành.
Biểu tượng cho sự thịnh vượng
Di Lặc Bồ Tát thường gắn liền với biểu tượng như đồng tiền, thỏi vàng và chiếc túi được cho là chứa nhiều vật báu. Đôi khi, Ngài mang theo quả hồ lô - biểu tượng của sức khỏe, trường thọ hoặc chiếc gậy như ý - biểu tượng của quyền lực. Vậy nên, mọi người thường thích những ảnh Phật Di Lặc có khuôn mặt cười hả hê với ước mong nhận được nhiều niềm vui, mọi sự như ý.
Ý nghĩa của Phật Di Lặc còn được thể hiện qua từng hình tượng khác nhau, chẳng hạn như:
- Phật Di Lặc vui đùa với trẻ em: Tượng trưng cho sự sung túc, niềm vui, sự may mắn và mang đến năng lượng tích cực.
- Phật Di Lặc cầm cái bát trên tay: Thể hiện ý nghĩa về sự “buông bỏ”, tự do và thong dong, tự tại và luôn vui trước mọi biến đổi của vô thường.
- Phật Di Lặc cầm cái quạt trên tay: Thể hiện ý nghĩa về sức khỏe, bình an, hạnh phúc. Trong quan niệm xưa, khi Ngài phất quạt sẽ đẩy lùi mọi xui xẻo trong cuộc sống.
- Phật Di Lặc vác cành đào hoặc ngồi gốc cây đào: Mang ý nghĩa cầu mong gia đình mạnh khỏe, trường thọ. Cây đào còn có tác dụng trấn áp tà khí, xua đuổi hung khí, nạp vượng khí mang đến may mắn cho gia đình.
- Phật Di Lặc ngồi dưới gốc tùng: Cây Tùng là một trong những biểu tượng của sự ngay thẳng, thể hiện cho ý chí mãnh liệt không bao giờ ngại khó khăn, gian khổ. Vậy nên, hình ảnh Ngài ngồi dưới gốc cây tùng mang ý nghĩa gia đình luôn khỏe mạnh, luôn phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống.
- Phật Di Lặc cầm theo túi hoặc cái bao: Tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc mà Người sẽ ban phát cho sinh. Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng cái túi Phật Cười mang theo dùng để thu gom phiền não, đau khổ của chúng sanh.
- Phật Di Lặc cầm viên ngọc: Tượng trưng cho trí tuệ, sự giàu có, thịnh vượng được xây dựng từ trí tuệ sẽ luôn mãi bền vững.
- Phật Di Lặc cầm gậy như ý: Mang ý nghĩa đem đến địa vị, quyền lực, may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.
- Phật Di Lặc cầm bình hồ lô: Hồ lô trong phong thủy tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, trường thọ. Bên cạnh đó, hồ lô còn có tác dụng xua đuổi tà khí xấu giúp gia đình có thêm năng lượng tốt. Hình Phật Di Lặc cầm hồ lô với ý nghĩa đem đến sự may mắn, sức khỏe, tài vận.
4. 99+ Hình ảnh Phật Di Lặc đẹp nhất, mới nhất, TẢI MIỄN PHÍ
4.1. Ảnh Phật Di Lặc và em bé
Hình ảnh Phật Di Lặc và em bé 01
Hình ảnh Phật Di Lặc và em bé 02
Hình ảnh Phật Di Lặc và em bé 03
Hình ảnh Phật Di Lặc và em bé 04
4.2. Hình ảnh Phật Di Lặc dây tiền vàng
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng tài lộc hoan hỉ 01
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng tài lộc hoan hỉ 02
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng tài lộc hoan hỉ 03
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng tài lộc hoan hỉ 04
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng tài lộc hoan hỉ 05
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng tài lộc hoan hỉ 06
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng tài lộc hoan hỉ 07
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng tài lộc hoan hỉ 08
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng tài lộc hoan hỉ 09
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng tài lộc hoan hỉ 10
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng tài lộc hoan hỉ 11
4.3. Ảnh Phật Di Lặc cười Chúc Phúc
4.4. Hình Phật Di Lặc ngồi dưới gốc tùng
4.5. Hình Phật Di Lặc ngồi dưới gốc đào hoặc cầm cành đào
4.6. Hình ảnh Phật Di Lặc vác gậy như ý
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng vác gậy như ý mang đến điềm lành 01
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng vác gậy như ý mang đến điềm lành 02
Hình ảnh Phật Di Lặc cùng vác gậy như ý mang đến điềm lành 03
5. Những điều cấm kỵ khi trưng bày hình Phật Di Lặc
Khi trưng bày hình Phật Di Lặc bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không đặt hướng vào nhà vệ sinh, phòng ăn vì đây là những nơi không trang nghiêm, không sạch sẽ.
- Đặt ảnh Phật Di Lặc ở cung Đông của ngôi nhà hay phòng khách để tạo sự hài hòa cho không gian và hóa giải mọi rắc rối, cãi cọ.
- Đặt hình Phật Di Lặc cười ở cung Sinh Khí sẽ gia tăng tài lộc, may mắn, sức khỏe cho gia đình.
- Treo hình Phật Di Lặc đẹp nhất đối diện với cửa chính, treo cao hơn đầu người và không treo chung với các vị Phật khác.
- Không đặt tượng, ảnh Di Lặc tiếp xúc trực tiếp với nền đất mà nên đặt ở bàn thờ hoặc những nơi cao.
- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi và không được để ảnh bám nhiều bụi bẩn.
- Phật Di Lặc là người của nhà Phật nên khi thờ cúng không nên cúng đồ mặn mà thay vào đó là cúng đồ chay. Hoa sử dụng trong thờ cúng phải là hoa tươi nên chọn các loại hoa như hoa cúc, hoa hồng,...
- Không đặt ảnh Bồ Tát Di Lặc ở không gian riêng tư như phòng ngủ, phòng đọc sách hay trong tủ, hộp kính,...
- Khi thỉnh ảnh Phật Di Lặc về nhà thờ phụng gia chủ nên chọn ngày lành tháng tốt, nhờ sư thầy làm lễ khai quang rồi mới làm lễ an vị tại nhà.
- Không nên đặt quá nhiều hình ảnh Phật trong nhà mà chỉ nên đặt tối đa 3 vị. Nếu đặt thì gia chủ cần phải chọn đặt các vị Phật đồng bậc đồng cấp.
Hình ảnh Phật Di Lặc mang nhiều ý nghĩa khác nhau, là biểu trưng cho sự sung túc, thịnh vượng, vui vẻ, năng lượng tích cực,...Nhiều chúng sinh thờ niệm Ngài với ước mong an lành, vui vẻ. Khi thỉnh hình Phật Di Lặc để thờ thì cần phải xuất phát từ chính tâm của bạn nên giữ một khoảng trống tĩnh lặng để hướng về Ngài.