Để giải đáp ᴄáᴄ thắᴄ mắᴄ AgF có kết tủa không, tính chất của AgF như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau của GiaiNgo để biết rõ hơn nhé!
AgF có kết tủa không?
AgF là chất gì?
AgF là chất tan duy nhất trong nước của các muối bạc halogenid AgX (AgCl, AgBr, AgI). AgF thậm chí còn có khả năng hòa tan trong acetonitrile.
AgF được tạo thành từ phản ứng giữa bạc(I) Cacbonat (Ag2CO3), Bạc(I/III) Oxit (AgO) hoặc Bạc(I) Oxit (Ag2O) với Axit Flohydric:
PTHH:
Ag2O + 2HF → 2AgF +H2O
Hay: 2AgO + 4HF → 2AgF + H2O + F2
Hoặc: Ag2CO3 + 2HF → 2AgF + H2O +CO2
Tổng quan về muối halogenua AgF:
- AgF gồm 1 nguyên tử Ag liên kết với 1 nguyên tử F bằng liên kết ion.
- AgF có cấu trúc lập phương kiểu NaCl.
- Công thức cấu tạo: Ag - Cl.
- Công thức phân tử: AgCl.
AgF có kết tủa không?
AgF không kết tủa khi phản ứng. Dựa vào tính tan của các muối halogenua của Ag+ ta thấy chỉ có duy nhất AgF khi kết hợp với dung dung khác không tạo ra kết tủa.
AgF kết tủa màu gì?
AgF không kết tủa.
Tính chất của AgF
Tính chất Vật lý của AgF
Một số tính chất Vật lý của AgF:
- AgF là một chất rắn màu vàng nâu (như màu gừng) và chuyển tiếp màu đen khi tiếp xúc với không khí ẩm.
- AgF là muối halogen, đây là muối chất tan trong nước.
- Khi AgF tách khỏi dung dịch ở dạng tinh thể không màu AgF.H2O hoặc AgF.2H2O.
- AgF nhiệt độ nóng chảy ở 435 °C.
- AgF có thể hòa tan trong nước đến 1,8kg/L ở nhiệt độ 15,5 °C.
Tính chất Hóa học của AgF
Các tính chất Hóa học nổi bật của AgF
- AgF không bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời.
- Khác với các muối halogenua khác, AgF khi tách ra khỏi dung dịch ở dạng tinh thể không màu AgF.H2O hoặc AgF.2H2O.
- Còn AgF trong dung dịch HF đặc lại thoát ra ở dạng axit phức H2[AgF3] hoặc H[AgF2].
- AgF tan trong các muối của kim loại tương ứng tạo ra muối phức:
- Ví dụ: Cho AgF tác dụng với dung dịch KF tạo ra muối phức không màu K[AgF2] và K[AgF3].
- AgF không bị Axit mạnh và kiềm đặc phân hủy.
- AgF tan trong dung dịch Na2S2O3 và dung dịch KCN:
- AgF+ 2Na2S2O3 → Na3[Ag(S2O3)2] + NaF
- AgF + 2KCN → K[Ag(CN)2] + KF
- AgF tan trong HNO3 đặc nóng tạo muối kéo AgNO3.AgF.
Điều chế AgF
AgF tạo ra khi hòa tan Ag2CO3 hoặc Ag2O trong axit HF:
PTHH:
- Ag2CO3 + 2HF → 2AgF + CO2 + H2O
- Ag2O + 2HF → 2AgF + H2O
Ứng dụng AgF
AgF cực kỳ nhạy với tia cực tím nên chúng thường được sử dụng để phủ lên các loại phim màu đặc biệt. AgF rất hữu ích cho lĩnh vực nhiếp ảnh, phim và X - quang.
PTHH: Ag + AgF → Ag2F ở nhiệt độ: 50 - 90°C.
AgF khi kết hợp với NH3 có thể tạo ra một số chất như AgF·2NH3·2H2O. Đây là tinh thể màu trắng dễ hút ẩm, có tính nổ cao.
AgF·2NH3·2H2O còn được viết tắt là SDF. AgF·2NH3·2H2O thường được sử dụng trong nha khoa. Cụ thể hơn, nó được sử dụng như là một loại thuốc để chữa trị và ngăn ngừa sâu răng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng AgF rất nguy hiểm, vì nó có thể phản ứng với nhiều chất.
Ví dụ AgF gặp Titan, Silic và Calci hydride gây tỏa nhiệt cao. Thậm chí, trong trường hợp tiếp xúc với Bo và Natri còn có nguy cơ gây nổ. Hơn nữa, AgF ăn mòn da, mắt hoặc khi hít vào phổi.
Như vậy, thông qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết AgF có kết tủa không rồi nhỉ? Cùng GiaiNgo cập nhật thêm nhiều kiến thức Hóa học phổ thông trong các bài viết sau nhé!