Axit Glutamic giúp con người cải thiện các vấn đề về sức khỏe cùng nhiều ứng dụng quan trọng khác. Vậy axit Glutamic là chất gì và tính chất, ứng dụng như thế nào với đời sống con người?
Những thông tin VietChem chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về axit Glutamic để ứng dụng vào đời sống sao cho hợp lý.
1. Axit Glutamic là gì?
Axit Glutamic là chất có trong 20 loại acid amin của cơ thể. Thành phần này mang đến nhiều lợi ích cho con người cũng như cung cấp năng lượng cho não bộ, hỗ trợ tăng trưởng về thể chất và chuyển hóa tế bào thần kinh. Do đó, axit Glutamic có vai trò quan trọng đối với con người ở mọi giai đoạn phát triển.
Axit Glutamic có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chuyển hóa tế bào, nhất là ở khu vực thần kinh. Ngoài ra, axit Glutamic còn được sử dụng cho người có chức năng gan bị rối loạn, hoạt động kém.
Hình 1: Axit Glutamic là loại axit amin cần thiết đối với cơ thể
2. Công thức cấu tạo Axit Glutamic
Công thức cấu tạo axit Glutamic là C5H9O4N. Trong đó, axit Glutamic công thức thu gọn là HOOC-CH(NH2)-(CH2)2-COOH, bao gồm 1 nhóm amino và 2 nhóm cacboxyl. Công thức cấu tạo axit Glutamic này thường được sử dụng trong chương trình hóa học bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học tại nước ta.
Axit Glutamic có ký hiệu là Glu hoặc E. Đồng thời, còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: axit 2-Amino Glutaric hay axit 2-Aminopentanedioic.
Hình 2: Công thức cấu tạo của axit Glutamic là C5H9O4N
3. Tính chất của axit Glutamic
Axit Glutamic là một loại acid amin trong cơ thể với công thức phân tử cụ thể. Vì thế axit Glutamic là chất có tính chất vật lý và hóa học rõ ràng. Bao gồm:
3.1. Tính chất vật lý
Axit Glutamic có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở dạng tinh thể màu trắng. Axit Glutamic nguyên tử khối bằng 147 và nóng chảy ở nhiệt độ 1990C đo được trong trạng thái phân hủy. Khối lượng riêng của acid Glutamic ở 200C và độ pKa lần lượt là 2.10 - 4.07 - 9.47.
3.2. Tính chất hóa học
Axit Glutamic có đầy đủ tính chất hóa học của một acid thông thường. Nhóm -COOH có trong công thức hóa học của Glu đặc trưng cho tính acid, trong khi nhóm -NH đặc trưng cho bazơ. Vì thế, axit Glutamic có tính lưỡng tính.
- Với tính acid: Axit Glutamic làm quỳ tím chuyển thành màu hồng. Chúng có thể tác dụng với bazơ mạnh hơn để tạo thành muối và nước. Thông thường, các phản ứng hóa học được sử dụng đó là: Axit Glutamic tác dụng với NAOH, axit Glutamic KOH.
- Với tính bazơ: Axit Glutamic tác dụng với HCl, axit Glutamic H2SO4. Các sản phẩm tạo thành trong phản ứng này là muối. Muối của axit Glutamic thường được dùng làm bột ngọt và ứng dụng trong chế biến món ăn.
Nhiều người băn khoăn không biết axit Glutamic có tác dụng với HCl không? Câu trả lời là có bởi trong thành phần của chúng có nhóm NH2 nên phản ứng tạo thành H3NCl-C3H5-(COOH)2.
4. Ứng dụng của axit Glutamic
Axit Glutamic sở hữu nhiều chức năng và vai trò quan trọng với cơ thể cũng như cuộc sống. Vì thế, axit Glutamic ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, ẩm thực... Cụ thể:
4.1. Điều chế thuốc
Axit Glutamic có tính chất giống như một chất dẫn truyền thần kinh. Chúng có tác dụng kích thích và cải thiện chức năng của hệ thần kinh hiệu quả. Vì thế, loại axit này được dùng để bào chế một số loại thuốc để điều trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt... Ngoài ra, Axit Glutamic còn dùng làm thuốc bổ gan để cải thiện chức năng gan, tăng cường sức khỏe.
Hình 3: Axit Glutamic tham gia điều chế thuốc
4.2. Ứng dụng trong y học
Axit Glutamic được dùng trong điều trị những trường hợp sau:
- Axit Glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, điều trị những bệnh nhân có tinh thần không ổn định hay suy sụp thần kinh.
- Người có thể lực suy kiệt do học tập, làm việc quá sức.
- Người thiếu minh mẫn, cơ thể mất sức sống và thiếu năng lượng.
Khi sử dụng hàm lượng axit Glutamic vừa đủ sau một thời gian, người bệnh cảm thấy hiệu quả rõ rệt mà không có tác dụng phụ. Do đó, đây là một trong những thành phần quan trọng mang đến hiệu quả điều trị bệnh.
4.3. Axit Glutamic dùng làm gia vị thức ăn
Axit Glutamic là thành phần chính của bột ngọt - một loại gia vị phổ biến trong chế biến thức ăn. Nếu thiếu đi bột ngọt, các món ăn sẽ không tròn vị và giảm độ hấp dẫn.
Trong quá trình sản xuất để tạo nên bột ngọt cần phải trải qua 3 công đoạn gồm: Tổng hợp, lên men và tách từ Prolamin. Quá trình phản ứng cần tới sự hỗ trợ của Mononatri Glutamat.
Khi sử dụng axit Glutamic trong nấu ăn, chỉ nên dùng với lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Hình 4: Axit Glutamic là thành phần chính của bột ngọt
4.4. Ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp
Axit Glutamic là một trong những thành phần của các sản phẩm chăm sóc cơ thể, chăm sóc tóc. Nếu sử dụng Glu đúng cách sẽ giúp duy trì ổn định pH, cân bằng độ ẩm cho da. Đồng thời, giúp bảo vệ tóc khỏi tác nhân bên ngoài, giúp tóc thêm chắc khỏe, bóng mượt.
Axit Glutamic mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như cuộc sống con người. Hy vọng thông tin trong bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về axit Glutamic là gì để biết cách sử dụng sao cho hiệu quả, an toàn. Nếu có gì thắc mắc, các bạn hãy liên hệ VietChem theo số điện thoại: 0826 010 010 để được giải đáp cụ thể.