Biến trở là gì? Nguyên lý hoạt động của biến trở? Biến trở cấu tạo ra sao và hoạt động thế nào, có ứng dụng gì trong kỹ thuật, tất cả sẽ có trong bài viết này!
Khái niệm biến trở
Ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường học môn lý 9, lúc này các bạn đã được làm quen với biến trở và điện trở. Chắc hẳn cũng có một số bạn đã quên kiến thức này, giờ cùng mình ôn lại một xíu về nó nhé!
Biến trở là gì?
Biến trở là một thiết bị có điện trở thuần, có thể biến đổi theo ý muốn, hay nói cách khác biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số theo ý muốn.
Biến trở cũng là “chiết áp” với một điện trở có 3 cực. Trong đó, một tiếp điểm có thể trượt hoặc xoay làm thay đổi giá trị của điện trở, tạo thành vòng chia điện áp có thể điều chỉnh được. Nếu chỉ có 2 đầu được sử dụng tức chỉ đưa ra một giá trị cố định => lúc này biến trở hoạt động như một điện trở.
Tên tiếng anh của biến trở:
Có thể một số bạn chưa biết têng tiếng anh của biến trở là gì? Mình sẽ mách cho các bạn ngay sau đây, về tên tiếng anh của một số linh kiên điện tử thường gặp.
- Biến trở: Potentiometer (POT.
- Điện trở: Resistor
- Đi ốt: Diode
- Tụ điện: Capacitor
- Cuộn cảm: Induction
Vì các phần mềm mô phỏng mạch điện OrCAD, Altium, Proteus,.. các linh kiện luôn thể hiện bằng tiếng anh, nếu các bạn không biết tên tiếng anh của nó thì sẽ gặp khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm. Vì thế, ghi lại hoặc học thuộc nếu các bạn chưa biết nhé!
Công dụng của biến trở
“Biến trở” chính là một linh kiện điện tử được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện.
- Cũng có thể nói, biến trở là điện trở có thể thay đổi giá trị & có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
Chúng được sử dụng nhiều trong các mạch điện, để điều chỉnh hoạt động của mạch điện.
Biến trở, cấu tạo và hoạt động biến trở
Các loại biến trở?
Tuỳ vào nhu cầu sử dụng mà chọn các loại biến trở phù hợp. Vú dụ: tuỳ bo mạch mà chọn loại nhỏ gọn. Nếu sử dụng điều chỉnh âm thanh thì dùng loại có thiết kế núm xoay,..
Trên thị trường hiện nay có các loại biến trở như sau:
- Biến trở tay quay
- Biến trở con chạy
- Biến trở than ( chiết áp)
Loại biến trở hay gặp nhất là biến trở có thể thay đổi bằng cách xoay vít.
Biến trở thường sử dụng trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên.
Cấu tạo biến trở và nguyên lý hoạt động của biến trở
Biến trở cấu tạo như hình bên dưới.
Biến trở cấu tại gồm 3 phần:
- Trục xoay: để thay đổi già trị điện trở.
- Chân kết nối ngõ ra: 3 chân ( trong đó có 1 chân chạy di chuyển).
- Chổi thang ( vòng tròn màu đen): làm bằng carbon cố định.
Một biến trở có 3 cực, 2 cực cố định ở đầu của điện trở, cực còn lại là cực di chuyển ( gọi là cần gạt), vị trí của cực này trên dải điện trở sẽ quyết định giá trị của biến trở. Các cực này được làm bằng kim loại.
Các điện trở này có thể cho ra các giá trị điện trở khác nhau, dựa trên nguyên lý này ta có thể điều chỉnh giá trị điện trở để kiểm soát điện áp và dòng điện.
Vậy làm sao để làm được điều này?
Nguyên lý hoạt động của biến trở:
Bằng cách: đặt một dải điện trở ở giữa hai cực cố định của thiết bị, cực thứ ba là cực di chuyển, sẽ trượt trên dải này.
- Trợ kháng của một vật liệu sẽ tỷ lệ thuận với chiều dài của nó. Và đây cũng chính là nguyên lý hoạt động của biến trở. Khi ta thay đổi vị trí của cực thứ ba, tức đồng thời thay đổi chiều dài của vật liệu => từ đó thay đổi giá trị biến trở.
Ví dụ biến trở:
Chúng ta có một biến trở 0-150 Ohm, thì tại hai đầu biến trở luôn luôn là 150 Ohm. Chân còn lại sẽ thay đổi giá trị biến trở từ 0…150 Ohm, tuỳ vào vị trí chúng ta xoay biến trở.
Cách xác định chân chạy của biến trở:
Sử dụng đồng hồ VOM ( loại đo được điện trở).
Bước 1: Điều chỉnh thang đo của VOM tại vị trí đo điện trở ( Ohm). Dùng 2 đầu đo của VOM đo chân của biến trở ( 2 chân đo chân nào cũng được). Kế đến, thử xoay trục của biến trở xem giá trị điện trở có thay đổi gì không.
- Trường hợp 1: Giá trị không thay đổi => chứng tỏ 2 chân này đang là hai chân cố định của biến trở.
Bước 2: Giữ que màu đỏ của VOM với biến trở, que màu đen nối với chân còn lại của biến trở.
Bước 3: xoay trục của biến trở, nếu thấy VOM thay đổi giá trị điện trở, thì chân nối với que màu đen chính là => Chân chạy của biến trở.
Lưu ý: Nếu khi xoay trục biến trở mà giá trị không thay đổi, thì xem lại bước 1 => Có thể biến trở đã không còn hoạt động.
- Trường hợp 2: Nếu giá trị điện trở thay đổi thì một trong 2 chân là chân chạy.
Bước 2: Dùng que màu đen nối với chân còn lại của biến trở.
Bước 3: Xoay trục của biến trở.
- Nếu VOM thay đổi giá trị thì chân kết nối với que màu đỏ chính là chân chạy.
- Nếu VOM không thay đổi giá trị thì hay chân đang chạy là chân cố định => lúc này, chân còn lại chắc chắn là chân chạy của biến trở.
Biến trở ký hiệu là gì?
Ký hiệu của biến trở theo chuẩn ANSI và IEC. Biến trở có ký hiệu là một hình chữ nhật hoặc hình Zic zac có mũi tên chỉ vào như hình bên dưới mô tả.
Ứng dụng của biến trở trong thực tế kỹ thuật:
Biến trở ứng dụng trong thực tế hiện nay như: chỉnh tiếng tivi, radio, độ sáng và màu sắc đèn, tốc độ quay của cánh quạt,…biến trở dùng như chiếc áp giúp tăng giảm.
Xung quanh ta dùng nhiều thiết bị khuếch đại âm thanh cũng như điều chỉnh lớn nhỏ bằng Volum. Volum đó chính là các biến trở đôi có độ chính xác cao, được chế tạo tích hợp để thay đổi âm lượng.
Trong ngành công nghiệp, biến trở là thiết bị quan trọng không thể thiếu, khi một thiết bị truyền tín hiệu analog 4-20mA/ 0-10V về trung tâm mà bị hỏng. Biến trở kết hợp với bộ chuyển đổi biến trở sang 4-20mA được dùng thay thế cho thiết bị hỏng đó, để hệ thống vẫn được hoạt động tạm thời.
Hy vọng bài viết trên bổ sung lại kiến thức của biến trở, cấu tạo và công dụng của biến trở, sẽ giúp ít cho các bạn trong công việc. Chúc thành công!