Cơ cấu công nghiệp ở nước ta luôn có sự thay đổi linh hoạt dựa trên tình hình kinh tế trong và ngoài nước ở từng giai đoạn cũng như điều kiện của Việt Nam. Công nghiệp được cơ cấu theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế. Vậy, biểu hiện rõ nhất của cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở điểm nào? Hoc365 sẽ cùng bạn giải đáp trong bài viết sau đây.
Câu hỏi trắc nghiệm
Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở?
A. Mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp trong hệ thống. B. Tỷ trọng của từng ngành so với giá trị của toàn ngành. C. Sự phân chia các ngành công nghiệp trong hệ thống. D. Thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
Đáp án: B. Tỷ trọng của từng ngành so với giá trị của toàn ngành
Giải đáp nhanh: Cơ cấu công nghiệp theo ngành biểu hiện ở tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
Trả lời chi tiết: Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở?
Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện rõ nhất ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành, nhóm ngành trong toàn bộ hệ thống công nghiệp. Cơ cấu này được hình thành để phù hợp với điều kiện cụ thể trong và ngoài nước ở mỗi giai đoạn nhất định.
Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở Việt Nam
Ngành công nghiệp ở nước ta tương đối đa dạng với đầy đủ, gồm có 29 ngành thuộc 3 nhóm chính:
- Công nghiệp khai thác (4 ngành)
- Công nghiệp chế biến (23 ngành)
- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành)
Cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam có sự chuyển dịch khá rõ rệt nhằm thích ứng với tình hình mới:
- Tập trung tăng tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp chế biến.
- Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước.
Trong đó, một số ngành công nghiệp trọng điểm nổi lên với thế mạnh phát triển lâu dài và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời tác động đến các ngành kinh tế khác. Các ngành trọng điểm gồm có:
- Công nghiệp năng lượng: dầu, khi đốt, than, năng lượng mặt trời…
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: nguồn nông sản phong phú.
- Công nghiệp dệt may: thị trường lớn, lao động đông, phát triển xuất khẩu.
- Công nghiệp Hóa chất - phân bón - cao su: nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động đông.
- Công nghiệp vật liệu xây dựng: nguồn cầu lớn, nguyên liệu dồi dào.
- Công nghiệp cơ khí - điện tử: thị trường tiêu thị lớn.
Phương hướng để hoàn thiện cơ cấu công nghiệp theo ngành là:
- Xây dựng cơ cấu một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thích với với kinh tế trong nước và thế giới ở từng thời điểm.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và trọng điểm.
- Đầu tư theo hướng chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ.
Hoc365 vừa trả lời chi tiết câu hỏi biểu hiện rõ nhất của cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở điểm và nêu rõ cơ cấu công nghiệp ở nước ta. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với độc giả. Đừng quên theo dõi Hoc365 để cập nhật kiến thức Địa lý hay nhé.