Cách mạng công nghiệp lần 2 còn được gọi là cách mạng 2.0 bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 và kéo dài đến đầu thế kỷ 20, đánh dấu bước tiến đột phá trong lịch sử sản xuất. Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự áp dụng rộng rãi của máy móc và công nghệ mới cùng những phát minh về điện, in ấn, giao thông… đưa chúng ta đến gần hơn với thế giới hiện đại ngày nay.
Sau khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất kết thúc vào nửa đầu thế kỷ 19, con người bắt đầu thử nghiệm những công nghệ mới có tiềm năng cách mạng hóa sản xuất và truyền thông. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1870 đến năm 1914. Thời gian này gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp như Anh, Đức và Hoa Kỳ.
Nguyên nhân chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 là sự phát triển rộng rãi của năng lượng điện, cho phép các phương pháp sản xuất hàng loạt và công nghệ truyền thông hiệu quả hơn nhiều. Thời kỳ này cũng chứng kiến sự phát triển của ngành sản xuất thép, động cơ đốt trong, việc đi lại trở nên thuận tiện hơn với sự xuất hiện của tàu hỏa, ô tô và xe đạp. Đồng thời, thông tin được truyền đạt nhanh chóng qua các phương tiện như báo chí, radio và điện tín đẩy nhanh nhịp độ của cuộc sống trong thời kỳ này.
Tất cả những công nghệ mới này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong sản xuất, cho phép các doanh nghiệp có được sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ chưa từng có, dẫn đến những thay đổi to lớn trong xã hội.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách mạng công nghiệp lần 1 - Những thành tựu dịch chuyển nền kinh tế
- Cách mạng công nghiệp lần 3 và những thành tựu thay đổi cuộc sống hiện đại
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động thế nào đến khoảng cách về Giới?
Cách mạng công nghiệp lần 2 là một thời kỳ đầy sáng tạo và tiến bộ, mang lại những phát minh làm thay đổi diện mạo của sản xuất truyền thống, giao thông cũng như cách thức truyền đạt thông tin của con người. Đặc biệt những phát minh khoa học thời kỳ này sẽ mang chúng ta đến gần hơn với thế giới hiện đại ngày nay.
2.1 Lĩnh vực truyền thông - in ấn
Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 - phát minh vĩ đại nhất trong lĩnh vực truyền thông lúc bấy giờ là kỹ thuật in ấn tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước, là kết quả của phát minh máy sản xuất giấy cuộn từ đầu của thế kỷ 19.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai cũng chứng kiến sự xuất hiện của kỹ thuật in Linotype và Monotype.
Vào thời kỳ này, giấy được sản xuất nhiều và dễ dàng hơn, bởi những sáng chế trong sản xuất giấy từ bột gỗ, thay thế nguồn nguyên liệu có hạn từ bông và lanh. Báo chí và các tạp chí kỹ thuật cũng được khuyến khích phát triển nhờ việc xóa bỏ thuế giấy và chi phí in ấn rẻ.
2.2 Động cơ
Động cơ hơi nước đã được phát triển và áp dụng ở Anh vào thế kỷ 18, sau đó được xuất khẩu sang các nước châu Âu và các nước khác vào thế kỷ 19 thông qua những ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp. Các quốc gia công nghiệp lớn cũng đã có sự trao đổi ý tưởng và cùng nhau tạo ra những phát minh khoa học có ý nghĩa. Ví dụ như động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên đã được phát triển do Etienne Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có một số thành công hạn chế như là một động cơ nhỏ trong công nghiệp nhẹ.
Động cơ đốt trong đã được thử nghiệm là một động lực cho xe ô tô sơ khai ở Pháp trong thập niên 1870, nhưng nó không bao giờ được sản xuất với số lượng đáng kể. Vài năm sau đó, Gottlieb Daimler của Đức đã tạo ra đột phá bằng việc sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu xe ô tô thay cho khí than. Sau đó, Henry Ford chế tạo hàng loạt ô tô với động cơ đốt trong, tạo nên tác động to lớn với xã hội.
Động cơ xăng hai kỳ, ban đầu được phát minh bởi kỹ sư người Anh Joseph Day ở thành phố Bath. Ông chuyển giao phát minh cho các doanh nhân Mỹ và từ đây nó mau chóng trở thành “nguồn năng lượng của người nghèo”, dẫn động máy móc nhỏ như xe máy, xuồng có động cơ và máy bơm. Nó cũng là nguồn năng lượng tin cậy của các cơ sở sản xuất nhỏ trước khi điện được phổ biến rộng rãi.
2.3 Điện khí hóa
Có thể nói điện khí hóa là thành tựu kỹ thuật quan trọng nhất của thế kỷ 20. Điện khí hoá được hiểu là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống. Một số phát minh tiêu biểu của thời kỳ này gắn liền với các nhà khoa học Paul N. Jablochkoff, Charles F. Brush, Faraday.
Năm 1876, Paul N. Jablochkoff đã phát minh ra đèn hồ quang cải tiến sử dụng dòng điện xoay chiều.
Năm 1878, Charles F. Brush đã phát minh ra bóng đèn dòng điện một chiều.
Phát minh của Faraday về thiết bị quay điện tử là nền tảng của việc sử dụng điện trong thực tế công nghệ. Nhà máy điện đầu tiên trên thế giới được xây dựng bởi kỹ sư điện người Anh Sebastian de Ferranti.
2.4 Phương tiện giao thông
Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã cho ra đời những phương tiện giao thông hiện đại giúp cho cuộc sống con người tiện nghi hơn rất nhiều.
Chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1886 - của nhà phát minh người Đức Karl Benz người sáng lập hãng xe Mercedes-Benz. Mẫu ô tô có tên là Benz Patent Motorwagen.
Sau đó, năm 1896, Henry Ford đã chế tạo chiếc ô tô Ford Model T đầu tiên với cái tên Ford Quadricycle.
Đến năm 1903, ước mơ “dạo chơi” trên bầu trời đã trở thành hiện thực, hai anh em người Mỹ, Wilbur và Orville Wright đã chế tạo cỗ máy bay thực sự có tên là “máy bay”
Năm 1857, Robert Forester Mushet là người đầu tiên chế tạo đường ray bền bằng thép.
2.5 Một số thành tựu khác
Cách mạng công nghiệp lần 2 đã làm bùng nổ sự phổ biến của năng lượng điện với các loại máy phát điện lần lượt ra đời. Chiếc máy phát điện đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên lý Faraday của Hippolyte Pixii ra đời vào năm 1832, sau đó là máy phát điện của Jedlik Dynamo.
Năm 1856, nhà khoa học người Anh - Henry Bessemer đã phát minh ra lò luyện gang lỏng thành thép, giúp hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép lúc bấy giờ.
Năm 1897, sự ra đời thuyết Điện tử của Joseph John Thomson đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới vào sản xuất.
Năm 1908, tua-bin hơi nước ra đời, giúp cung cấp nguồn điện năng mạnh và chi phí thấp hơn trước.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là một cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật đầy ý nghĩa, mở ra một giai đoạn quan trọng trong lịch sử tiến bộ của nhân loại.
Những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã làm thay đổi diện mạo của ngành sản xuất, chuyển quy mô sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt, sản xuất theo dây chuyền, giúp tăng năng suất và chất lượng hàng hóa. Mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp.
Cách mạng công nghiệp lần 2 là một thời kỳ phát triển nhanh chóng và liên tục.Trong giai đoạn từ 1870 đến 1890, đã có sự bùng nổ về kinh tế và năng suất ở các nước công nghiệp. Kết quả là, điều kiện sống được cải thiện đáng kể và giá cả hàng hóa giảm mạnh. Ngoài ra, mất mùa trên đồng ruộng không còn có nghĩa là đói kém và suy dinh dưỡng vì các vùng nông thôn được kết nối với các thị trường lớn thông qua cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện.
Bên cạnh những tiến bộ vượt bậc đó, cách mạng công nghiệp lần 2 cũng kéo theo những thay đổi trong xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế cũng đã làm tăng tốc độ đô thị hóa. Để đáp ứng nhu cầu công việc, người dân chuyển đến những ngôi nhà được xây dựng vội vã ở các thành phố để gần các nhà máy hơn. Công nghiệp phát triển cũng dẫn đến sự giảm mạnh trong dân số làm nông nghiệp. Sản xuất hàng loạt cũng làm cho các nghệ nhân và thợ thủ công bị mất kế sinh nhai, không thể cạnh tranh với giá thành sản phẩm. Ngoài ra rất nhiều người bị mất việc do máy móc làm giảm nhu cầu lao động.
Cách mạng công nghiệp từ 2.0 đến 4.0 đại diện cho sự tiến hóa độc đáo của hệ thống sản xuất và quản lý. Cách mạng công nghiệp 2.0 đã chứng kiến sự áp dụng rộng rãi của công nghệ điện tử và tự động hóa, tập trung vào tăng cường hiệu suất và giảm chi phí sản xuất. Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên những thành tựu của quá khứ để có những bước tiến bất ngờ hiện nay, đánh dấu sự hội nhập mạnh mẽ giữa thế giới ảo và thế giới thực, kết nối mọi thứ thông qua Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo và những tiềm năng ứng dụng của Big Data.
Cho đến nay thế giới đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp làm biến chuyển cuộc sống của con người. Hiện nay công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi cách con người sống và làm việc. Được bao bọc bởi công nghệ thông tin với các thiết bị điện tử hiện đại, sống trong những thành phố, khu đô thị thông minh đáp ứng các nhu cầu tiện ích và tối ưu hóa trải nghiệm sống của cư dân.
Hiện nay, Luci là đơn vị đi đầu cung cấp các giải pháp quản lý đô thị thông minh tại VIệt Nam với sứ mệnh đem đến cho người dân trải nghiệm sống tiện nghi và đẳng cấp nhất. Các giải pháp của Luci gồm có:
Luci RMS - Giải pháp đô thị thông minh toàn diện từ quản lý điều hành, an ninh, giao thông, môi trường, y tế cho đến cuộc sống tiện nghi của người dân.
Luci iBMS - Giải pháp quản lý tòa nhà thông minh, tiện nghi và bền vững.
Luci Lighting - Giải pháp chiếu sáng hiệu quả cho đô thị hiện đại
Luci IOC - Trung tâm điều hành thông minh là nơi tập trung dữ liệu từ các hệ thống đô thị thông minh, giúp các cơ quan quản lý đô thị có thể theo dõi, giám sát và điều hành đô thị từ xa một cách hiệu quả
Luci Asset Management - Giải pháp quản lý tài sản hiệu quả, chìa khóa thành công cho doanh nghiệp.
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ Luci theo địa chỉ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, toà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0902 239 589
Website: www.luci.vn
Email: info@luci.vn