Cơm tấm là món ăn ngon miệng và phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để thưởng thức cơm tấm ngoài hàng. Vậy tại sao bạn không thử nấu cơm tấm tại nhà bằng nồi cơm điện? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện tại nhà cũng như những lưu ý khi nấu để được bát cơm tấm thơm ngon, đúng ý nhé!
Cách nấu cơm tấm n ngon, hấp dẫn và nhiều dinh dưỡng được người Việt yêu thích
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu khi thực hiện cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện cho 3 người lớn ăn rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị:
Nguyên liệu: Gạo tấm 250 - 300 gam (tương đương với khoảng 1 - 1,5 bát gạo) sẽ nấu được khoảng 3 - 4 bát cơm cho 3 người ăn
Dụng cụ: Nồi cơm điện (nồi cơm điện cơ hoặc điện tử)
Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện cần chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ nấu cơm tấm rất đơn giản
Ngoài cơm tấm, bạn còn có thể nấu cơm gà bằng nồi cơm điện. Xem tại đây để biết các bước chi tiết để nấu món cơm đầy hấp dẫn này nhé!
2. Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện với 4 bước đơn giản
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện tại nhà siêu nhanh, sao cho thành phẩm thơm ngon, mềm dẻo và chín đều.
2.1. Bước 1: Sơ chế gạo
Gạo nấu cơm tấm là gạo gì? Gạo tấm thường có kích thước hạt nhỏ và ngắn hơn so với gạo tẻ, thường bị vỡ hoặc bị gãy thành từng phần nhỏ, trong khi gạo tẻ thường có hạt dài và nguyên vẹn. Vì vậy cần chú ý không nên vo gạo mạnh tay và quá nhiều lần để không bị mất đi lớp ngoài hạt gạo, giảm giá trị dinh dưỡng. Bạn hãy sơ chế gạo như sau:
Vo gạo nấu cơm tấm: Vo gạo đều tay và nhẹ nhàng trong chậu nước sạch 2 - 3 lần để loại bỏ bụi bẩn.
- Ngâm gạo: Ngâm gạo ngập nước sạch trong khoảng 20 - 30 phút. Lưu ý đậy kín chậu/bát ngâm gạo để ngăn bụi, côn trùng.
Các bước sơ chế gạo tấm
2.2. Bước 2: Cho gạo vào nồi và đong nước
Để cơm tấm được thơm ngon, chín đều hạt chất, bạn cần đong theo tỷ lệ gạo - nước là 1/1,5, tương tự 300 gam gạo tấm sẽ cần khoảng 450 ml nước ở nhiệt độ phòng
Nếu thực hiện cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện cơ thì bạn cần đong lượng nước chính xác để được bát cơm tấm ngon dẻo nhất. Nhưng với một số dòng nồi cơm điện tử có chế độ nấu cho gạo ngắn hạt như cơm tấm thì nồi cơm sẽ tự động điều chỉnh để đảm bảo cơm tấm được nấu ngon và dẻo kể cả nếu bạn lỡ tay đổ nhiều/ít nước hơn tiêu chuẩn.
Lưu ý: Nhớ lau khô đáy lõi nồi trước khi cắm điện vì nước và cặn bẩn sẽ ngăn nhiệt tỏa khắp lòng nồi khiến cơm chín không đều đồng thời còn có thể gây cháy, hỏng nồi cơm.
Đong gạo tấm với nước theo tỷ lệ 1:1,5
Lượng nước khi nấu các loại gạo khác nhau cũng sẽ có những khác biệt nhất định. Mời bạn tham khảo bài viết Cách nấu cơm gạo lứt thơm ngon bằng nồi cơm điện để biết thêm cách nấu 1 loại gạo khác với nồi cơm điện nhé!
2.3. Bước 3: Thao tác trên nồi cơm điện
Sau khi đã sơ chế gạo và đong lượng nước phù hợp, hãy cùng thực hiện các thao tác dưới đây để hoàn thành món cơm tấm bằng nồi cơm điện:
1 - Nồi cơm điện tử
Phần lớn các bà nội trợ hiện nay lựa chọn nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện tử bời nhiều ưu điểm như:
Chất lượng cơm ngon hơn: Nồi cơm điện tử có chế độ nấu riêng cho gạo hạt ngắn như cơm tấm, nhiệt độ tự động điều chỉnh theo từng giai đoạn đảm bảo thành phẩm khi hoàn thành sẽ thơm ngon hơn, mềm dẻo và chín đều hơn.
Thời gian giữ ấm cơm lâu hơn: Nồi cơm điện tử có khả năng giữ ấm cơm lên đến 12 tiếng và đảm bảo cơm thơm ngon, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng lên đến 8 tiếng.
Thao tác khi thực hiện cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện tử khá đơn giản nhưng không phải nồi cơm điện tử nào cũng có chế độ nấu cơm tấm riêng. Vì thế SUNHOUSE sẽ hướng dẫn các thao tác cụ thể trên nồi cơm điện tử SUNHOUSE MAMA SHD8915 để bạn dễ dàng thao tác:
Bước 1: Bấm “Tính năng/Function”, chọn “Nấu tiêu chuẩn/Standard Cook”
Bước 2: Bấm “Tùy chọn gạo/Rice type option”, chọn “Gạo ngắn hạt/Short grain” bởi gạo tấm là loại gạo hạt ngắn, nhỏ phù hợp với chế độ “Gạo ngắn hạt”. Chế độ này sẽ được cài đặt với lượng nhiệt độ và thời gian nấu phù hợp đảm bảo cơm chín đều, dẻo mà không bị nhão hay khô
- Bước 3: Bấm “Bắt đầu/Start” để nồi cơm tiến hành nấu
Ngoài ra, nếu đây là lần đầu bạn sử dụng nồi cơm điện tử, bạn vẫn còn nhiều loay hoay trong chưa rõ từng chức năng sử dụng thì hãy tham khảo ngay bài viết chia sẻ hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện tử rất chi tiết này, đảm bảo bạn sẽ thao tác nấu được rất nhiều món ăn ngon khác bằng nồi cơm điện.
Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện tử SUNHOUSE MAMA SHD8915 có chế độ nấu gạo ngắn hạt tiện lợi
2 - Nồi cơm điện cơ
Thao tác sử dụng nồi cơm điện cơ để nấu cơm tấm tương tự với cách nấu cơm tẻ, cụ thể:
Bước 1: Gạt nút gạt xuống chế độ “Nấu/Cook”
Bước 2: Đậy nắp nồi
Lưu ý: Khác với nồi cơm điện tử, bạn cần phải đong lượng nước chính xác khi nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện cơ. Ngoài ra việc mở nắp nồi cơm quá thường xuyên sẽ khiến nhiệt độ và áp suất trong nồi giảm làm ảnh hưởng đến quá trình nấu cơm.
Nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện cơ bằng cách gạt nút nấu
2.4. Bước 4: Ủ cơm và thưởng thức
Sau khoảng 30 - 45 phút thì cơm sẽ chín, gần như tương đương với thời gian nấu cơm tẻ. Hãy ủ cơm 1 lúc để cơm được ngon hơn:
Nồi báo hiệu cơm chín sẽ chuyển chế độ Giữ ấm/Keep Warm.
Sau khi báo chín thì cần ủ cơm trong khoảng 10 - 15 phút giúp cơm tấm khô bề mặt và hạt cơm không bị dính vào thân nồi nếu bạn dùng nồi cơm điện cơ. Lưu ý không mở nắp nồi trong thời gian ủ sẽ mất đi lượng nhiệt độ bên trong.
Hạt cơm sau khi nấu có màu trắng sáng (trong khi gạo tấm chưa chín thường có màu trắng đục), hạt mềm dẻo thơm là đã chín và có thể ăn được.
Bạn có thể ăn cơm tấm kèm với 1 số món ăn như:
Sườn bì nướng, sườn bì chả
Gà nướng
Đậu hũ chiên giòn
Chả trứng
Cơm tấm có thể ăn kèm với sườn nướng, trứng, chả
Bên cạnh cơm tấm - món ăn đặc trưng của miền Nam, bạn có thể tham khảo cách nấu cơm trộn bằng nồi cơm điện để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng với đa dạng các nguyên liệu có sẵn từ tủ lạnh.
3. 5 tiêu chí so sánh cơm tấm nấu bằng nồi cơm điện và nấu bằng xửng hấp
Ngoài việc nấu cơm tấm bằng cách đổ nước và gạo rồi nấu nồi cơm điện, bạn còn có thể nấu cơm tấm bằng xửng hấp. Nhưng 2 cách nấu trên đây có sự khác biệt về thao tác và phương pháp nấu nên cơm tấm sau khi hoàn thành sẽ cho ra chất lượng khác nhau:
Tiêu chí so sánh
Nồi cơm điện
Xửng hấp
Chất lượng cơm
Cơm tấm nấu dẻo và ngon, nhưng có thể không có lớp vỏ tấm giòn.
Rất dễ bị nhão nếu không canh chỉnh thời gian hợp lý. Khi chín, lớp ngoài hạt cơm có độ khô hơn.
Thời gian nấu
Khoảng 35 - 45 phút để cơm chín đều
Lâu hơn khi nấu bằng nồi cơm điện khoảng 10 - 20 phút
Thao tác nấu
Thao tác khá đơn giản và tiện lợi: bạn chỉ cần đặt nguyên liệu vào nồi và bấm nút nấu.
Bạn cần chuẩn bị thêm xửng (cả lá dừa/chuối lót bên dưới) và theo dõi thường xuyên trong quá trình nấu.
Độ an toàn
Nồi điện tử có chế độ nấu riêng cho loại gạo hạt ngắn như gạo tấm nên không cần đảo cơm trong cả quá trình nấu nhưng đảm bảo cơm được chín đều.
Cần mở nồi để đảo cơm 1 - 2 lần để cơm chín đều, không bị nhão. Khi đảo cần đảm bảo hơi nóng thoát bớt hoặc đeo găng tay tránh bị bỏng.
Tiết kiệm điện
Nồi được bảo toàn nhiệt độ trong suốt quá trình nấu nên tiết kiệm điện năng hơn khi nấu xửng hấp.
Trong quá trình nấu vì phải mở nồi đảo cơm nhiều lần khiến thoát hơi nên nồi sẽ tốn nhiều điện năng để cấp nhiệt.
Như vậy, cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện sẽ tiện lợi và an toàn hơn so với việc nấu bằng xửng hấp. Đặc biệt, khi nấu bằng nồi cơm điện tử sẽ tránh được việc cơm bị nhão hay khô, hạt cơm nấu bằng nồi cơm điện có độ dẻo, tơi hạt. Tuy nhiên, đối với ai thích ăn cơm tấm khô lớp vỏ ngoài thì nấu cơm bằng xửng hấp sẽ phù hợp hơn.
Cơm tấm khi nấu xong bằng nồi cơm điện tử mềm dẻo, nở chín đều có màu trắng sáng
4. 7 mẹo nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện ngon chuẩn nhà hàng
- Chọn gạo tấm: Gạo tấm là loại gạo được xay nhỏ từ hạt gạo nguyên hạt, có kích thước khoảng 2-3 mm. Gạo tấm ngon nhất là loại gạo thơm, để hơi cũ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Gạo tấm có mùi thơm thì hạt cơm hơi kết dính, ăn sẽ ngon hơn.
- Ngâm gạo: Ngâm gạo trước khi nấu giúp gạo nở đều, chín đều và không bị nát. Thời gian ngâm gạo khoảng 20-30 phút.
- Sử dụng nước lọc: Sử dụng nước lọc để nấu cơm tấm sẽ giúp cơm ngon hơn. Không nên sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc nước máy vì có thể ảnh hưởng đến hương vị của cơm.
- Tỷ lệ gạo và nước: Tỷ lệ gạo và nước phù hợp để không bị nhão khi nấu cơm tấm là 1:1,2.
- Thêm lá dứa: Lá dứa có mùi thơm đặc trưng, giúp cơm tấm có hương vị thơm ngon hơn. Bạn có thể lót lá dứa dưới đáy nồi cơm điện hoặc cho lá dứa vào cùng với gạo.
- Không mở nắp nồi trong quá trình nấu: Mở nắp nồi trong quá trình nấu sẽ khiến hơi nước thoát ra ngoài, cơm sẽ bị khô.
- Để cơm nghỉ sau khi nấu: Sau khi cơm chín, bạn nên để cơm nghỉ khoảng 15 phút trước khi xới ra ăn. Điều này giúp cơm ráo nước và dẻo hơn.
Trên đây là hướng dẫn cụ thể về cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện tại nhà thơm ngon, dẻo hạt. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra đánh giá chất lượng, quá trình cơm tấm bằng nồi cơm điện và xửng hấp để bạn có góc nhìn tổng quan hơn và lựa chọn cho mình cách nấu phù hợp với nhu cầu. Chúc bạn thực hiện thành công!