Tài liệu Câu phủ định lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.
Câu phủ định lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)
Xem thử
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Câu phủ định là gì?
- Khái niệm: Câu phủ định là trong câu đó có các từ ngữ phủ định như không phải, chẳng phải, không, chẳng, chả…đây là đặc điểm nhận dạng trong các câu rất dễ nhận thấy. Câu phủ định còn phủ nhận các hành động, trạng thái, tính chất đối tượng trong câu.
- Ví dụ: Tôi không làm bài tập; Cô ấy không phải em tôi.
II. Nhận biết đặc điểm của câu phủ định
- Câu phủ định là câu có các từ ngữ phủ định: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…
- Câu phủ định dùng để:
+ Thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
+ Dùng để bác bỏ một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
III. Câu phủ định có mấy loại?
Câu phủ định được chia thành 2 loại:
- Câu phủ định miêu tả: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó)
- Ví dụ:
+ “Anh ấy không phải bạn trai của tôi”. Trong câu này xác nhận không có quan hệ bằng từ phủ định “không”, mối quan hệ là “bạn trai”.
- Câu phủ định bác bỏ: Phản bác một ý kiến, một nhận định.
- Ví dụ:
+ “Không phải, bài tập này phải giải theo cách thứ hai”. Trong câu này đặt trong bối cảnh hai bạn đang thảo luận về phương pháp giải bài tập.
IV. Chức năng của câu phủ định
- Chức năng thông báo, xác định
Câu phủ định được dùng để thông báo hoặc xác định rằng không có sự vật, sự việc, tính chất hay là quan hệ nào đó mà chúng ta chắc chắn rằng nó sẽ sai hoặc không hợp lý. Câu này còn được gọi là câu phủ định miêu tả.
Ví dụ:
+ Hôm nay trời không lạnh.
- Câu phủ định dùng để phản bác
Câu phủ định có thể được dùng trong trường hợp phản bác lại một ý kiến hay nhận định từ cá nhân, tổ chức… nào đó. Trong trường hợp này thì nó còn được gọi là câu phủ định bác bỏ.
Ví dụ: Ngày mai chúng ta cùng đi ăn tối được không? - Ngày mai không được vì tôi bận rồi.
Câu phủ định bác bỏ thì bao giờ cũng xuất hiện sau một ý kiến, một nhận xét được đưa ra trước đó và không bao giờ đứng đầu đoạn văn.
V. Những lưu ý khi sử dụng câu phủ định
- Trong câu có cấu trúc: Phủ định + Phủ định = Ý nghĩa khẳng định. Câu có cấu trúc này không phải câu phủ định nhưng có thể được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.
Ví dụ: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
- Cấu trúc “không những/chẳng những … mà còn” không được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.
Ví dụ: Người Hà Nội không những thanh lịch mà còn vô cùng hiếu khách.
- Câu nghi vấn, câu cảm thán cũng có thể mang ý nghĩa khẳng định.
Ví dụ:
A: Cái Lan xinh quá nhỉ!
B: Nó mà xinh á?
VI. Bài tập về câu phủ định
Bài 1. Tìm từ ngữ phủ định và cho biết chức năng của mỗi câu phủ định sau.
a. Tôi đâu có biết anh ấy làm nghề gì.
b. Nó chưa được học tiếng Pháp.
Trả lời:
a. Từ ngữ phủ định là “đâu có” và câu phủ định này có chức năng bác bỏ ý kiến.
b. Từ ngữ phủ định là “chưa” và câu phủ định có chức năng xác nhận sự việc chưa diễn ra.
Bài 2. Chuyển các câu sau thành câu khẳng định:
a. Hôm qua, mẹ ở nhà.
b. Trong giờ Toán, Hoa rất trật tự.
Trả lời:
Câu
Câu phủ định
a. Hôm qua, mẹ ở nhà.
Hôm qua, mẹ không đi đâu cả.
b. Trong giờ Toán, Hoa rất trật tự.
Trong giờ Toán, Hoa không nói chuyện riêng.
Xem thử
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:
- Câu khiến lớp 8
- Câu cảm lớp 8
- Câu kể lớp 8
- Câu khẳng định lớp 8
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ lớp 8
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án