Châu lục là một thuật ngữ xuất hiện nhiều trong phạm trù địa lý, trải dài trong các chương trình học Địa lý từ Tiểu học đến Đại học. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu châu lục là gì và châu lục được hình thành như thế nào. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng EuroTravel tìm hiểu xem các châu lục trên thế giới bao gồm các quốc gia nào, và có tổng bao nhiêu châu lục hiện nay trên thế giới?
1. Châu lục là gì?
Thuật ngữ châu lục được hiểu là một vùng lãnh thổ có kích thước lớn, bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo ở xung quanh. Châu lục mang nhiều ý nghĩa lớn về kinh tế, chính trị và lịch sử.
Hiện nay có một số sự nhầm lẫn trong việc hiểu và dùng từ lục địa và đại lục với các châu lục trên thế giới. Đại lục là mảng đất liền lớn còn lục địa là mảng đất liền nhưng không chỉ rõ quy mô và diện tích lớn hay nhỏ. Châu lục mang khái niệm của địa chính trị mang ý nghĩa lịch sử chính trị nhiều hơn
2. Sự hình thành của các châu lục trên thế giới
Các châu lục trên thế giới được hình thành từ rất lâu về trước, do sự chuyển động của các mảng kiến tạo địa cầu. Trải qua quá trình phân chia từ các siêu lục địa khổng lồ, dẫn đến sự hình thành các núi lửa và khu vực động đất. Thời gian mô tả các chuyển động được tính trên một triệu năm.
Qua các thời kỳ địa chất ngắn, kéo dài khoảng 1 triệu năm, các mảng lục địa sẽ có sự thay đổi trong chuyển động về vận tốc và hướng. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu không theo dõi thường xuyên, Du Khách sẽ bỏ lỡ mất một phần quan trọng trong quá trình kiến tạo lại ở một khu vực nào đó.
Trải qua quá trình kiến tạo trong một khoảng thời gian dài, thế giới hiện nay được chia thành 6 châu lục, bao quanh bởi 5 đại dương. 6 châu lục là mái nhà chung của hơn 8 tỷ người và hơn 1.5 triệu loài động vật khác nhau, bao gồm Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương (hay Châu Úc) và Châu Nam Cực. 5 đại dương lớn bao quanh là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
3. Thế giới có bao nhiêu châu lục? Danh sách các quốc gia trực thuộc
Trên thế giới hiện nay có tất cả 6 châu lục, với diện tích lên đến hàng triệu km2 bao gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Danh sách các quốc gia trực thuộc các châu lục trên thế giới mới nhất 2023 bao gồm:
3.1 Châu Á
Đây là châu lục có diện tích lớn nhất lên đến 43.820.000 km2, cũng là lục địa đông dân cư nhất, chiếm đến 60% tổng số dân có trên thế giới. Hiện nay có tổng cộng 50 quốc gia trực thuộc Châu Á, chia ra làm 6 khu vực bao gồm Trung Á, Đông Á, Bắc Á, Tây Á, Đông Nam Á và Nam Á, cụ thể như sau:
- Khu vực Bắc Á: lãnh thổ Liên Bang Nga
- Khu vực Trung Á: bao gồm các quốc gia Tajikistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Uzbekistan.
- Khu vực Đông Á: bao gồm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ, Nhật Bản, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hàn Quốc, Đài Loan.
- Khu vực Đông Nam Á: bao gồm các quốc gia Brunei, Myanmar, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Philippines, Indonesia, Lào.
- Khu vực Nam Á: bao gồm Maldives, Afghanistan, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka.
3.2 Châu Phi
Các châu lục trên thế giới phải kể đến Châu Phi. Đây là châu lục có khí hậu nóng nhất thế giới, nổi tiếng với sa mạc Sahara rộng lớn, có diện tích chiếm khoảng 25% toàn bộ lãnh thổ. Có 54 quốc gia trực thuộc Châu Phi, chia ra thành 5 khu vực, bao gồm:
- Khu vực Đông Phi: bao gồm các quốc gia Burundi, Eritrea, Ethiopia, Kenya, Malawi, Mauritius, Mozambique, Nam Sudan, Réunion (Pháp), Comoros, Djibouti, Rwanda, Seychelles, Somalia, Madagascar, Tanzania, Zambia, Zimbabwe, Uganda.
- Khu vực Nam Phi: bao gồm Nam Phi, Botswana, Lesotho, Namibia, Swaziland.
- Khu vực Bắc Phi: bao gồm Ai Cập, Maroc, Sudan, Algeria Libya, Tây Sahara Tunisia.
- Khu vực Tây Phi: bao gồm Burkina Faso, Cape Verde, Gambia, Benin, Bờ Biển Ngà, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Mauritania, Nigeria, Niger, Liberia, Mali, Saint Helena, Leone, Senegal, Sierra Togo.
- Khu vực Trung Phi: bao gồm Cameroon, Angola, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Trung Phi, Guinea Xích đạo, Gabon, São Tomé và Príncipe, Cộng hòa dân chủ Congo, Chad.
3.3 Châu Mỹ
Châu Mỹ có tổng diện tích khoảng 42.000.000 km2, bao gồm 2 lục địa rộng lớn là Bắc Mỹ, Nam Mỹ và eo đất Trung Mỹ. Các quốc gia trực thuộc Châu Mỹ được phân chia dựa theo các yếu tố chính trị và lịch sử, cụ thể như sau:
- Khu vực Bắc Mỹ: bao gồm Canada, Hoa Kỳ và Mexico. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế lớn mạnh nhất trên thế giới.
- Khu vực Nam Mỹ: bao gồm Argentina, Bolivia, Brasil, Chile, Colombia, Ecuador, Guyana, Paraguay, Perú, Suriname, Uruguay, Venezuela.
- Khu vực Trung Mỹ: bao gồm Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Costa Rica, Cuba, Dominicana, Dominicana, El Salvador, Grenada, Guatemala, Haiti, Honduras, Jamaica, Nicaragua, Panamá, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Trinidad và Tobago.
3.4 Châu Nam Cực
Với tổng diện tích khoảng 14.000.000 km2, đây là châu lục có khí hậu khô và lạnh nhất trong các châu lục trên thế giới. Khoảng 98% diện tích châu lục bị bao phủ bởi lớp băng dày trung bình 1.9km. Châu Nam Cực hầu như không có người sinh sống, chỉ có các nhà khoa học sinh sống trong những trạm nghiên cứu mỗi năm.
3.5 Châu Âu
Diện tích Châu Âu khoảng 10.180.000 km2, được biết đến là châu lục có nền kinh tế phát triển nhất hiện nay với Liên minh Châu Âu hùng mạnh. Lục địa này có 51 quốc gia trực thuộc và được chia ra thành 4 khu vực cụ thể:
- Khu vực Bắc Âu: bao gồm Estonia, Lithuania, phần Lan, Anh, Ireland, Iceland, Latvia, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển.
- Khu vực Nam Âu: bao gồm Hy Lạp, Herzegovina, Macedonia, Andorra, Bosnia, Montenegro, Serbia, Albania, Bồ Đào Nha, Tây Ban, Nha, Ý, Croatia, Malta, San Marino, Slovenia, Thành Vatican.
- Khu vực Tây Âu và Trung Âu: bao gồm Áo, Monaco, Thụy Sĩ, Bỉ, Đức, Liechtenstein, Hà Lan, Luxembourg, Pháp.
- Khu vực Đông Âu: bao gồm Moldova, Ba Lan, Romania, Slovakia, Belarus, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Nga, Hungary, Ukraine.
3.6. Châu Úc
Đây là châu lục có ít dân cư sinh sống nhất trên thế giới (trừ Châu Nam Cực), với diện tích chỉ khoảng 9.008.500 km2. Châu Úc có 14 quốc gia trực thuộc, bao gồm Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Tonga, Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall, Fiji, Vanuatu, Quần đảo Solomon, Kiribati, Palau, Tuvalu, Nauru và Samoa (Tây Samoa). Tất cả các quốc gia này đều là quốc đảo, ngoại trừ nước Úc (Australia).
Qua những thông tin trong bài, hy vọng Du Khách đã có thêm nhiều thông tin về các châu lục trên thế giới. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hoặc muốn có thêm nhiều bài viết thú vị khác về các châu lục, quốc gia, vùng lãnh thổ, đừng quên liên hệ với EuroTravel để được giải đáp chi tiết và đầy đủ.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH CHÂU ÂU
- Trụ sở chính: 352 - 354 - 356 Lê Văn Sỹ, Phường 2, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Hà Nội: Lầu 6, Tòa nhà Imperial Suite, 71 phố Vạn Phúc, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình
- Hotline: 1800 1021
- Email: info@eurotravel.com.vn
- Website: www.eurotravel.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/eurotravelvietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/eurotravelvietnam/
- Twitter: https://twitter.com/eurotravelvn/