Bất kỳ nền tảng nào dù lớn đến đâu vẫn luôn tồn tại các lỗ hổng bảo mật, kể cả Facebook. Tuy nhiên, những công ty lớn thường có chương trình thưởng tiền cho các nhà nghiên cứu của bên thứ ba khi họ phát hiện ra các lỗ hổng (trước khi chúng bị những kẻ tấn công khai thác).
Email và tin nhắn lừa đảo là một trong những phương thức tấn công tài khoản Facebook (hoặc Instagram, Twitter…) của tin tặc. Bên cạnh đó, kẻ gian còn thu thập thông tin cá nhân của bạn để tạo tài khoản giả mạo. Khi gặp trường hợp này, người dùng có thể báo cáo với Facebook thông qua địa chỉ này.
Cách báo cáo tài khoản Facebook mạo danh. Ảnh: TIỂU MINH
Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc nhóm Positive Technologies đã phát hiện ra một lỗ hổng trong giao thức SS7, cho phép tin tặc hack Facebook chỉ bằng số điện thoại.
SS7 (Signaling System #7)là một giao thức được phát triển vào năm 1975, là tập hợp các giao thức được sử dụng để thiết lập cuộc gọi, kết thúc cuộc gọi, chuyển đổi số, tính cước, SMS.
Lỗ hổng bảo mật nằm trong hệ thống mạng và cách SS7 xử lý các yêu cầu này, chứ không phải lỗi trên nền tảng của Facebook. Tất cả những gì kẻ tấn công cần làm là làm theo thông báo "Quên tài khoản?" thông qua trang chủ của Facebook, sau đó cung cấp số điện thoại hoặc địa chỉ email khi được yêu cầu.
Hack Facebook chỉ bằng số điện thoại. Ảnh: ZDnet
Khi Facebook gửi tin nhắn SMS OTP được sử dụng để truy cập tài khoản, lỗ hổng bảo mật SS7 sau đó có thể bị khai thác để chuyển mã này đến thiết bị di động của chính kẻ tấn công, cấp cho chúng quyền truy cập vào tài khoản của nạn nhân.
Nạn nhân phải liên kết số điện thoại của họ với tài khoản mục tiêu, nhưng vì lỗ hổng bảo mật được tìm thấy trong mạng viễn thông chứ không phải trong các miền trực tuyến, do đó cuộc tấn công này cũng sẽ hoạt động với bất kỳ dịch vụ web nào sử dụng cùng quy trình khôi phục tài khoản, chẳng hạn như Gmail và Twitter.
Xác minh 2 bước ngày càng trở nên quan trọng, nhưng cho đến khi các lỗ hổng trong dịch vụ viễn thông được khắc phục, người dùng vẫn nên chủ động đặt mật khẩu phức tạp, hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân công khai hoặc đăng nhập trên các trang web lạ để tránh bị tấn công.
Hiện tại lỗ hổng bảo mật kể trên đã được giải quyết trước khi bài viết được đăng tải. Ảnh: Jakub Porzycki/NurPhoto
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kỷ Nguyên Số cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.