ASK là mô hình được sử dụng rất phổ biến trong quản trị nhân sự, nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực mỗi cá nhân để đưa ra các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng hoặc khiển trách,…
Trong bài viết này, FastWork sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của mô hình ASK và cách để áp dụng hiệu quả vào quản lý nhân sự trong doanh nghiệp.
Mô hình ASK là gì?
ASK là viết tắt của Attitude (thái độ) - Skill (kỹ năng) - Knowledge (kiến thức), tạo thành mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng.
Mô hình ASK được phát triển vào năm 1956 bởi Benjamin Bloom - nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ. Ngày nay, ASK đã được sử dụng phổ biến và chuẩn hóa thành mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 yếu tố:
- Phẩm chất/ thái độ - Attitude: Nhóm thuộc về phạm vi tình cảm, cảm xúc. Là những trạng thái tinh thần, nhận thức và hành vi của nhân sự khi tiếp nhận và xử lý công việc.
- Kỹ năng - Skills: Là năng lực ứng dụng kiến thức để hoàn thành công việc. Với các cấp độ như: bắt chước, ứng dụng, vận dụng và vận dụng sáng tạo.
- Kiến thức - Knowledge: Là yếu tố thuộc về năng lực tư duy của mỗi cá nhân. Kiến thức bao gồm những dữ liệu thông tin, sự hiểu biết có được nhờ quá trình giáo dục, tự trải nghiệm hoặc tự học.
Các yếu tố này sẽ được cụ thể hoá hơn tùy thuộc vào đặc thù và mong muốn của từng doanh nghiệp. Công việc càng phức tạp thì yêu cầu về kiến thức và kỹ năng càng cao.
Bộ tài liệu chọn lọc:Tải miễn phí 25 Ebook đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ví dụ về mô hình năng lực ASK
Mô hình ASK thường được áp dụng để đánh giá năng lực ứng viên trong tuyển dụng và quá trình nhân sự làm việc tại doanh nghiệp.
Ví dụ khi tuyển dụng vị trí Chuyên viên tư vấn kinh doanh phần mềm B2B, các yếu tố trong mô hình ASK được áp dụng như sau:
- Kiến thức - Knowledge: Case study tư vấn & triển khai Chuyển đổi số; Kiến thức quản trị Doanh nghiệp; Trải nghiệm khách hàng B2B…
- Kỹ năng - Skills: Kỹ năng khai thác nhu cầu khách hàng, tư vấn và demo sản phẩm phần mềm; Khả năng thương lượng - hợp tác - triển khai chuyên nghiệp cho khách hàng.
- Thái độ - Attitude: Chăm chỉ, ham học hỏi, lăn xả, rèn luyện bản thân liên tục; Tính chủ động, nhạy bén trong công việc.
Vai trò của mô hình ASK trong doanh nghiệp
Theo khảo sát của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM), 93% trong số 500 Giám đốc điều hành cho rằng, các mô hình đánh giá năng lực quyết định tính hiệu quả trong công tác quản trị nhân sự của họ.
Là một trong những mô hình năng lực được dùng phổ biến, mô hình năng lực ASK mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
Sàng lọc và đánh giá ứng viên khi tuyển dụng
Mô hình năng lực ASK đặc biệt hữu ích trong công tác tuyển dụng, giúp bộ phận nhân sự rút ngắn thời gian và chọn được ứng viên tiềm năng. Căn cứ vào những dữ liệu về thái độ, kiến thức, kỹ năng cho vị trí cần tuyển, bộ phận nhân sự sẽ cụ thể hóa thành tin tuyển dụng. Sau đó sàng lọc các hồ sơ ứng viên phù hợp với những tiêu chuẩn đã được đề ra. Điều này giúp doanh nghiệp loại bỏ bớt các ứng viên không đáp ứng tiêu chuẩn và “chắt lọc” được các hồ sơ có tiềm năng để bước vào vòng phỏng vấn.
Để có một quy trình tuyển dụng thành công, các tiêu chí trong mô hình ASK cần phải được áp dụng xuyên suốt. Trước buổi phỏng vấn, bộ phận tuyển dụng cần chuẩn bị các câu hỏi để khai thác, xác minh kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng ứng viên.
Ví dụ, khi tuyển dụng vị trí marketing, bạn có thể sử dụng những câu hỏi như:
- Hãy kể một vài chiến dịch Marketing nổi bật mà bạn đã tham gia. Bạn đóng vai trò gì trong đó?
- Bạn làm cách nào để biết được chiến dịch truyền thông mình thực hiện có hiệu quả hay không?
- …
Ngoài việc đánh giá thái độ ứng viên qua các vòng tuyển dụng, bộ phận nhân sự có thể chuẩn bị thêm bài test về văn hóa doanh nghiệp. Điều này giúp bạn đánh giá được độ phù hợp về văn hóa, khả năng gắn bó lâu dài của ứng viên.
Như vậy, việc áp dụng hiệu quả mô hình ASK sẽ giúp quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp được chuẩn hóa và chuyên nghiệp hơn.
Đánh giá nhân sự hiệu quả, nâng cao hiệu suất làm việc
Doanh nghiệp có thể xây dựng khung năng lực đánh giá nhân sự nội bộ dựa trên 3 yếu tố của mô hình ASK. Rồi căn cứ vào đó để đưa ra các quyết định bổ nhiệm, giao việc, hay khen thưởng, khiển trách,… khách quan, hợp lý. Bên cạnh đó, dựa vào khung đánh giá năng lực, nhân viên cũng biết được kỳ vọng từ phía doanh nghiệp để có thêm động lực cố gắng, nâng cao hiệu suất làm việc.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ đánh giá nhân sự định kỳ (theo tháng/quý/năm) hoặc khi kết thúc thời gian thử việc, hết hạn hợp đồng, sau mỗi dự án… Dành cho Nhà quản lý:Cẩm nang quản trị hiệu suất nhân viên trong thời kỳ mới, cung cấp kiến thức toàn diện về các phương thức quản trị OKR, EFQM, SMART Goals, 4DX, BSC và KPI.
- Bạn đã biết về Mô hình nhân sự tương lai của doanh nghiệp: Mô hình chữ T
Áp dụng ASK model trong đánh giá nhân sự
Thực tế, việc áp dụng mô hình ASK để đánh giá năng lực nhân viên sao cho chính xác không phải là điều dễ dàng. Doanh nghiệp cần xây dựng khung tham chiếu phù hợp với từng vị trí, cấp bậc. Các tiêu chí đặt ra phải được đo lường cụ thể, tốt nhất là có công cụ hỗ trợ để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân sự.
Xây dựng thang đo đánh giá nhân sự
Về Thái độ - Attitude:
- Không quan tâm (Uninterested): Nhân viên làm việc một cách hời hợt, không tuân thủ quy tắc, hiệu suất kém
- Bình thường (Casual): Nhân viên không thực sự hứng thú khi làm việc, tâm lý chỉ làm cho xong.
- Hứng thú (Interested): Nhân viên đang cố gắng hết mình để cải thiện hiệu suất công việc
- Quyết tâm (Determine): Nhân viên quyết tâm học hỏi và tập trung vào việc làm sao để tiến bộ từng ngày.
- Hoàn toàn tập trung (Completely focussed): Nhân viên hoàn toàn bị cuốn vào công việc và sẵn sàng tìm hiểu để mở rộng vốn hiểu biết của mình.
Về Kỹ năng - Skills:
- Khởi đầu (Beginner): Nhân viên chưa bước qua giai đoạn nhập môn, chưa có kỹ năng.
- Đang tiến triển (Developing): Nhân viên bắt đầu học và rèn luyện các kỹ năng.
- Thực hành (Practised): Nhân viên áp dụng kiến thức để hoàn thành được công việc.
- Thành thạo (Proficient): Nhân viên dễ dàng thực hiện, hoàn thành tốt yêu cầu công việc.
- Kỹ thuật cao (Highly skilled): Nhân viên có kỹ năng xuất sắc, hiếm khi gây ra lỗi và có thể thực hiện công việc gần như không cần suy nghĩ.
Phân biệt các loại kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cũng như biết cách đọc vị từng nhân viên là kỹ năng cơ bản của Manager, Team leader để phát triển đội nhóm thành công. Tổng hợp các loại kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Hướng dẫn phát triển kỹ năng cho nhân viên
Về Kiến thức - Knowledge:
- Không có kiến thức: Nhân viên hoàn toàn không có sự hiểu biết về kiến thức chuyên môn.
- Hiểu biết cơ bản: Nhân viên có thể trả lời các câu hỏi cơ bản về chuyên môn nhưng không cụ thể, chưa hiểu sâu bản chất.
- Hiểu biết tốt: Nhân viên có thể đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh khi được hỏi về kiến thức chuyên môn, áp dụng để hoàn thành tốt công việc.
- Hiểu thấu đáo: Nhân viên hiểu sâu cặn kẽ kiến thức chuyên môn và có thể đào tạo lại cho người khác.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn và đánh giá cao những nhân viên có phẩm chất tốt / thái độ làm việc tích cực. Bởi kỹ năng, kiến thức là thứ có thể học và đào tạo, còn thái độ thì cần sự hoàn thiện, tự phát triển từ trong chính bản thân mỗi cá nhân. Bạn đã biết cách áp dụng mô hình Ask để định vị bản thân?
Kiến thức hay kỹ năng đều có thể đào tạo được, chỉ có thái độ thì không!
Dùng công nghệ tích hợp ASK model hỗ trợ quản trị nhân sự toàn diện
Việc áp dụng công nghệ tích hợp mô hình ASK giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian xử lý tuyển dụng, quản trị nhân sự hiệu quả. FastWork HRM+ là một trong những giải pháp phần mềm quản trị nhân sự toàn diện bạn có thể tham khảo.
Nằm trong hệ thống phần mềm Quản trị nhân sự HRM+ bao gồm: Quản lý tuyển dụng, số hóa hồ sơ và đánh giá năng lực KPI, FastWork giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự dễ dàng hơn và nâng cao chất lượng đội ngũ ngay từ khâu tuyển dụng đầu vào.
Cụ thể, với FastWork Hiring, bộ phận tuyển dụng nhân sự có thể:
- Xây dựng kế hoạch, quy trình tuyển dụng dễ dàng, chi tiết từ: xây dựng các trang web tuyển dụng - thu thập hồ sơ ứng viên - phân loại hồ sơ - đặt lịch phỏng vấn - phỏng vấn lần 1, lần 2 - đánh giá kết quả và kết luận hồ sơ trúng tuyển hay thất bại.
- Ghi chú và đánh giá theo từng ứng viên: Cập nhật các ghi chú, đánh giá trực tiếp kiến thức, thái độ, kỹ năng cho mỗi ứng viên sau khi phỏng vấn. Lưu trữ lịch sử ứng tuyển, lịch sử phỏng vấn theo CV trong trường hợp ứng viên được tái tuyển dụng nhiều lần.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể trực tiếp đánh giá năng lực nhân sự chính xác, minh bạch bằng FastWork KPI. Phần mềm quản lý đánh giá KPI của FastWork giúp đo lường, đánh giá hiệu quả việc đạt được mục tiêu của nhân viên thông qua số liệu, tỷ lệ và chỉ tiêu định lượng. Dưới sự hỗ trợ đắc lực FastWork, doanh nghiệp có thể:
- Dễ dàng thiết lập bộ chỉ tiêu đánh giá cho từng vị trí: Chỉ tiêu gì? Độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu? Các chỉ tiêu được thu thập từ nguồn nào?
- Phần mềm sẽ tự động đánh giá, xếp loại KPIs theo điểm thành tích với thang điểm với các cấp độ, màu sắc tùy chỉnh. Và thống kê phân tích bằng biểu đồ trực quan kết quả thực hiện chỉ tiêu KPIs của từng nhân viên.
- Theo dõi chính xác kết quả thực hiện KPIs của từng nhân viên, bộ phận: Tỷ lệ hoàn thành KPIs, Chiều hướng thực hiện KPIs tăng hay giảm…
Như vậy, với mô hình ASK, giờ đây bộ phận nhân sự, quản lý có thể đánh giá năng lực nhân sự chính xác, minh bạch theo chuẩn quốc tế. Đồng thời, bằng cách áp dụng phần mềm quản trị nhân sự thông minh như FastWork, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xây dựng và phát triển mô hình ASK hiệu quả.
Để nhận tư vấn phần mềm miễn phí hoặc DEMO 1-1 từ chuyên gia FastWork, vui lòng liên hệ Hotline 0983-089-715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký bên dưới!
Đăng ký tư vấn