Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Toàn - Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Hắt hơi là một vấn đề sức khỏe rất thường gặp, gây rất nhiều khó chịu cho những ai mắc phải. Việc xác định nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả hắt hơi ở người bệnh.
1. Hắt hơi là gì?
Hắt hơi là hành động không kiểm soát, thường xảy ra đột ngột và không có sự cảnh báo trước. Hiểu một cách đơn giản, hắt xì hơi chính là phản xạ của cơ thể khi muốn đào thải chất kích thích từ mũi và miệng ra ngoài.
Thông thường, một người có triệu chứng hắt hơi liên tục sẽ bị khó chịu, ảnh hưởng đến một số khía cạnh cuộc sống, Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân gây tình trạng hắt hơi
Chức năng của mũi là làm sạch không khí, đảm bảo vi khuẩn và bụi bẩn bị giữ lại tại lớp nhầy của mũi, những chất này có thể gây kích thích lớp màng nhầy của mũi, họng và gây ra triệu chứng hắt xì hơi.
Ngoài ra, 1 người bị hắt hơi liên tục còn có thể là do:
- Dị ứng các dị nguyên như bụi, phấn hoa, nấm mốc;
- Virus đường hô hấp gây bệnh cảm lạnh hoặc cúm. Hiện có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây nên bệnh lý cảm cúm;
- Hít phải các chất kích thích như: Bụi, mùi hành cay, mùi nước hoa, mùi thuốc nhuộm trong vải;
- Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm đột ngột;
- Thức ăn cay;
- Ánh sáng mạnh.
3. Làm thế nào để điều trị hắt hơi?
- Phương thức tốt nhất để giảm hắt xì hơi là tránh tiếp xúc với dị nguyên. Tại nhà nên sử dụng máy lọc không khí và thay tấm màng lọc định kỳ;
- Không nên nuôi chó mèo chim trong nhà khi bị dị ứng với các lông của chúng. Nếu có nuôi thì phải thường xuyên cắt bớt lông để hạn chế tối đa sự tiếp xúc;
- Giặt rửa các tấm thảm, chăn, đệm dưới nước nóng thường xuyên để diệt các con mạt bụi trong nhà;
- Nếu xung quanh nhà có các loại cây có phấn hoa gây dị ứng nên chặt bỏ.
- Trong trường hợp bị hắt hơi liên tục, không ngừng trong thời gian dài ngày thì có thể cần sử dụng các thuốc kháng histamin như Cetirizine, Fexofenadine, Loratadine....Có thể sử dụng các thuốc có Glucocorticoid để xịt mũi. Tuy nhiên, trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Nếu sử dụng thuốc mà tình trạng hắt hơi vẫn kéo dài, không thuyên giảm thì người bệnh nên đến cơ sở miễn dịch để thử test, xác định loại dị nguyên gây dị ứng hoặc thực hiện liệu pháp miễn dịch (là hình thức tiêm rất nhiều lần các kháng nguyên đã được pha loãng, cơ thể dần dần sẽ thích nghi với dị nguyên) để làm giảm sự nhạy cảm của cơ thể với kháng nguyên.
- Tiêm vắc-xin đầy đủ để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp như cúm, sởi, phế cầu...
Ngoài ra, khi nhận thấy cơn hắt hơi chuẩn bị xảy ra thì mọi người có thể sử dụng một số biện pháp ngăn ngừa như:
- Tránh nhìn vào ánh sáng mạnh, trong những ngày nắng nên đeo kính chống nắng;
- Thổi hơi thật mạnh qua mũi, bóp chặt cánh mũi hoặc sử dụng lưỡi để tì chặt vào hai răng cửa phía trước/ vòm miệng để ngắt cơn phản xạ hắt hơi.
- Tránh các thức ăn cay.
Tóm lại, mặc dù hắt hơi không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng nhưng nếu người bệnh lo lắng thì có thể đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám, tìm ra nguyên nhân và khắc phục hiệu quả tình trạng. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện chất lượng hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại, Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.