Để người dân hiểu rõ và phân biệt được các lực lượng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Căn cứ theo quy định của Luật Quốc phòng 2018, Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận và lực lượng nòng cốt của Lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên.
Xem bài viết liên quan: Thông tư 41/2023/TT-BQP: Cách tính mức lương, phụ cấp với người hưởng lương quân hàm thuộc BQP
- Lực lượng Thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội Chủ lực và Bộ đội Địa phương, cấp tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu sư đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn).
Cấp cao nhất là Quân đoàn, hiện nay có 04 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động.
Quân đội nhân dân Việt Nam được chia thành 07 lực lượng trong đó gồm 03 quân chủng, 02 Bộ tư lệnh tương đương quân chủng và 02 Bộ tư lệnh độc lập tương đương quân đoàn, cụ thể:
- Lục quân:
+ Không biên chế Quân chủng mà trực tiếp trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
+ Lục quân bao gồm 07 Quân khu, 01 Bộ Tư lệnh, 04 Quân đoàn, 06 Binh chủng, Học Viện, Nhà trường, Nghiên cứu, Trung tâm, Doanh nghiệp, Các cơ quan tham mưu chức danh.
- Không quân:
+ Thanh lập Quân chủng bao gồm cả lực lượng Phòng không và Không quân.
+ Bao gồm 09 Sư đoàn, 03 Lữ đoàn.
- Hải quân:
+ Thành lập Quân chủng bao gồm cả Hải quân và Hải quân đánh bộ.
+ Bao gồm: 05 Bộ tư lệnh Vùng Hải quân, 03 Lữ đoàn.
- Biên phòng:
+ Thành lập Bộ tư lệnh, bảo đảm tuần biên trên đất liền, biên giới.
+ Biên phòng bao gồm: 05 Lữ đoàn và Bộ đội biên phòng các tỉnh.
- Cảnh sát biển:
+ Thành lập Bộ Tư lệnh bảo tuần duyên trên biển.
+ Bao gồm: 04 Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển.
- Không gian mạng:
+ Thành lập Bộ Tư lệnh, bảo điểm tác chiến điện tử và công nghệ cao.
+ Không gian mạng bao gồm: 03 Lữ đoàn.
- Bảo vệ Lăng:
+ Thành lập Bộ Tư lệnh, bảo đảm bảo vệ Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương.
+ Bảo vệ lăng bao gồm: 04 Lữ đoàn.
Lực lượng Quân, Binh chủng:
Theo cơ cấu ngành dọc, Quân đội nhân dân Việt Nam có các Quân chủng chia theo môi trường tác chiến và Binh chủng là loại đơn vị kỹ thuật.
Xem bài viết liên quan: Thông tư 41/2023/TT-BQP: Cách tính mức lương, phụ cấp với người hưởng lương quân hàm thuộc BQP
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện có ba quân chủng: Lục quân, Hải quân và Phòng không - Không quân (từ năm 1999, hai Quân chủng Phòng không và Không quân được hợp nhất lại thành Quân chủng Phòng không - Không quân).
- Các binh chủng trong Lục quân là: Bộ binh, Bộ binh cơ giới, công trình, thông tin liên lạc, đặc công Hóa học, tăng - thiết giáp và Pháo bình.
- Các binh chủng trong Hải quân: Tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa - - Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm.
- Các binh chủng trong Phòng không - Không quân: Radar, Không quân, Tên lửa, Pháo phòng không…
- Cục Cảnh sát biển được thành lập năm 1998 ban đầu trực thuộc Quân chủng Hải quân. Đến năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển được tổ chức độc lập trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng.
+ Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.
+ Binh chủng Pháo binh, Binh chủng Công binh, Binh chủng Đặc công, Binh chủng Tăng thiết giáp, Binh chủng Hóa học, Binh chủng Thông tin liên lạc.
+ Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng được thành lập theo Quyết định 1198/QĐ-TTg ngày 15/08/2017 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp từ Cục Công nghệ Thông tin thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Lễ công bố Quyết định thành lập Bộ Quốc phòng được tổ chức ngày 08/01/2018, tại Hà Nội ngày 30/03/2018, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng được bàn giao nguyên trạng từ Bộ Tổng Tham mưu về trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Phân biệt quân chủng và binh chủng
Quân chủng và binh chủng có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
Quân chủng, bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lý nhất định (trên bộ, trên không, trên biển); được tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện theo đặc trưng chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng. Mỗi quân chủng có các binh chủng, bộ đội chuyên môn, các đơn vị phục vụ phù hợp với đặc điểm của quân chủng.
Binh chủng, bộ phận hợp thành quân chủng, có chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu, có vũ khí, trang bị kỹ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù.
Bên cạnh đó thì khác với quân chủng thì binh chủng, đóng vai trò rất quan trọng vì đây là một bộ phận hợp thành quân chủng, có chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu, có vũ khí, trang bị kỹ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù.
Trong lực lượng vũ trang của nhiều nước, lục quân có binh chủng: Bộ binh (bộ binh cơ giới), Pháo binh, Thiết giáp, Phòng không lục quân...; Quân chủng Không quân có binh chủng: Tiêm kích, tiêm kích - bom, ném bom, trinh sát...; Quân chủng Phòng không có binh chủng: Pháo phòng không, tên lửa phòng không, ra-đa phòng không...; Quân chủng Hải quân có binh chủng: Tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, tên lửa - pháo bờ biển, hải quân đánh bộ...
Ở Việt Nam, thuật ngữ binh chủng còn được dùng để gọi một số bộ đội chuyên môn, ví dụ: Binh chủng Công binh, Binh chủng Hóa học, Binh chủng Thông tin liên lạc…