Thể thơ bảy chữ là gì?
Thể thơ bảy chữ là một dạng thơ ra đời khá sớm trong lịch sử văn học dân tộc. Dạng chuẩn của thể thơ này là thất ngôn bát cú, gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ. Ngoài ra, còn có dạng thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ và dạng tự do không hạn định số câu, mỗi câu có 7 chữ.
Đặc biệt, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú của Đường luật có các quy luật nghiêm ngặt về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Trong quá trình phát triển, các quy luật này được mở rộng để có thể thể hiện tâm tư và cảm xúc của tác giả một cách rõ ràng hơn.
Để tìm hiểu thêm về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú, các bạn xem bài viết:
Khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa của thể thơ thất ngôn tứ tuyệtTìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú - Tinh hoa thơ Đường luật
Nguồn gốc và các giai đoạn phát triển của thể thơ bảy chữ
Thể thơ bảy chữ có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Thể thơ bảy chữ được các nhà thơ sáng tác và lưu chép trong văn học Việt Nam. Được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nội dung của thơ chữ 7 khá phong phú, đa dạng về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước. Tuy nhiên quy luật sáng tác thơ 7 chữ được niêm luật rõ ràng và chặt chẽ về số lượng câu chữ.
Trải qua nhiều thế kỷ, thể thơ này đã trở thành một phần quan trọng của văn học cổ điển Việt Nam. Nó được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm thơ Đường luật và thơ Nôm, và sau này tiếp tục được phát triển trong phong trào Thơ Mới và văn học hiện đại.
Đặc điểm của thể thơ bảy chữ
Thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú Đường luật có yêu cầu về niêm luật rất chặt chẽ. Về các tiếng bằng, trắc trong hai câu thơ thứ nhất và thứ hai tuân theo luật: "Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh".
Còn luật trong thể thơ bảy chữ hiện đại, chỉ có các tiếng 2, 4, 6 phải tuân thủ luật bằng trắc, còn các tiếng 1, 3, 5 thì không cần.
Luật thơ 7 chữ được chia thành 2 loại: luật vần bằng và luật vần trắc.
Dựa vào chữ thứ 2 của câu đầu tiên trong bài thơ, ta có thể phân biệt được liệu bài thơ đó sử dụng luật vần bằng hay trắc. Trường hợp chữ thứ 2 của câu đó bắt đầu bằng 1 vần bằng (B), thì bài thơ sẽ tuân thủ theo luật vần bằng. Trường hợp chữ thứ 2 của câu đó bắt đầu bằng 1 vần trắc (T), bài thơ sẽ phải tuân thủ theo luật vần trắc.
Bên cạnh đó, các chữ thứ 2, 4, 6 trong bài thơ phải được phân định rõ ràng. Nếu chữ thứ 2 là vần bằng (B), thì chữ thứ 4 là vần trắc (T) và chữ thứ 6 là vần bằng (B), và ngược lại. Nếu chữ thứ 2 là vần trắc (T), thì chữ thứ 4 sẽ là vần bằng (B) và chữ thứ 6 là vần trắc (T).
Ngoài ra, trong thơ 7 chữ, câu 1 và 4, câu 2 và 3 được niêm với nhau. Tức có nghĩa là chúng áp dụng cùng một luật vần bằng hoặc trắc.
Cách ngắt nhịp: 4/3 hoặc 3/4
Luật bằng: Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần bằng.
Câu 1: B (Bằng), T (Trắc), B (Bằng)
Câu 2: T - B - T
Câu 3: T - B - T
Câu 4: B - T - B
Ví dụ bài thơ "Bẽn lẽn" - Tác giả Hàn Mặc Tử
Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao, lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em
Luật Trắc: Chữ thứ 2 của câu 1 trong bài là vần trắc.
Câu 1: T - B - T
Câu 2: B - T - B
Câu 3: B - T - B
Câu 4: T - B - T
Ví dụ bài thơ "Âm thầm" - Tác giả Hàn Mặc Tử
Bên khóm thùy dương em thướt tha
Bên này bờ liễu anh trông qua
Say mơ vướng phải mùa hương ướp
Yêu cái môi hường chẳng nói ra
Ngoài ra, có thể sử dụng xen kẽ giữa luật bằng và trắc trong cùng một bài thơ 7 chữ.
Ví dụ bài thơ "Mùa xuân chín" - Tác giả Hàn Mặc Tử
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý - Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
- “Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
Hướng dẫn cách làm thơ bảy chữ hay
Thơ bảy chữ sử dụng vần chân (vần đứng cuối câu). Thường một bài tứ tuyệt bốn câu có ba vần. Nàng Kiều của Nguyễn Du khi thăm mộ Đạm Tiên cũng đã làm thơ tứ tuyệt bốn câu ba vần. Những câu mang vần là câu thứ nhất, câu thứ hai, câu thứ tư. Câu thứ ba không nhất thiết có vần, nhưng tiếng thứ bảy bao giờ cũng đối thanh với các tiếng mang vần khác. Ví dụ :
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
(Mùa xuân xanh - Nguyễn Bính)
Một số vần khác trong thơ bảy chữ:
- Có thể các vần chính trùng hoàn toàn nhau
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
- Vần thông, có thể không trùng nhau hoàn toàn
Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy
Sống trào sinh lực, bốc men say.
(Đi - Tố Hữu)
- Vần có thể bằng, cũng có thể trắc.
Mẹ ơi! Chiếc áo con đã rách
Con biết làm sao trở lại nhà
Để mẹ và giùm? Con thấy lạnh
Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.
(Chiếc rổ may - Tế Hanh)
Một số bài thơ bảy chữ hay
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bài thơ "Sang thu"của tác giả Hữu Thỉnh
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"
Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Bài thơ "Bếp lửa" của tác giả Bằng Việt
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
Xem thêm:
Cẩm nang sáng tác thể thơ năm chữ cho người mới bắt đầuTổng hợp những tác phẩm nổi bật sử dụng thể thơ sáu chữ
Kết luận
Thơ bảy chữ, với cấu trúc đặc biệt và khả năng truyền tải cảm xúc mạnh mẽ, đã và đang giữ một vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam. Sự phong phú trong biểu đạt cảm xúc và tư tưởng của thể thơ này khiến nó trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng văn học dân tộc. Học Là Giỏi hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thể thơ bảy chữ và có thể tự mình khám phá, sáng tác những bài thơ tuyệt vời theo thể loại này.