Phương pháp truyền nước được áp dụng phổ biến trong việc điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Tuy nhiên, một số người có thói quen truyền nước tại nhà không theo hướng dẫn của bác sĩ. Lạm dụng điều này quá nhiều làm cho bệnh nhân xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn. Vậy truyền nước bị phù tay phải làm sao? Thông tin tham khảo sẽ được đưa ra trong bài viết.
Tìm hiểu về truyền nước khi bị bệnh
Truyền nước biển là hành động diễn ra trong quá trình tiêm và truyền dung dịch có chứa muối hay các chất điện giải vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch.
Việc truyền nước biển thường được thực hiện ở các vị trí gần tĩnh mạch trên cánh tay hoặc nơi dễ dàng quan sát. Mục đích của việc này chính là cung cấp chất lỏng, chất điện giải cho cơ thể. Nó thường được áp dụng trong các tình huống cần phục hồi nước, suy nhược cơ thể hay mất cân bằng điện giải.
Trên thực tế, dịch truyền sẽ bao gồm 20 loại chủ yếu có thể truyền tại nhà và được phân thành 3 nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể
Các loại dịch truyền dinh dưỡng này được dùng phổ biến cho người bị suy kiệt cơ thể, mất khả năng ăn uống, bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật.
Một số loại dịch truyền phổ biến thuộc nhóm dinh dưỡng bao gồm chất béo, chất đạm, đường (glucose, dextrose) và vitamin (alvesin 40, amigold 8,5%, lipofundin, nutrisol 5%, aminoplasmal 5%, vitaplex, clinoleic…).
Nhóm 2: Cấp nước và chất điện giải cho cơ thể
Nhóm dịch truyền điện giải được chỉ định đối với bệnh nhân bị mất nước, mất máu do các nguyên nhân như ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, tiêu chảy,... Một số loại dịch phổ biến nhóm này có thể kể đến như lactate ringer, natri clorua 0.9%, bicarbonat natri 1.4%,...
Nhóm 3: Dịch truyền đặc biệt
Nhóm dịch truyền đặc biệt chứa các chất như dung dịch chứa albumin, haes-steril, huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch cao phân tử, gelofusine,... Các chất này dùng cho bệnh nhân cần bổ sung albumin hoặc dịch tuần hoàn trong cơ thể.
Truyền nước có công dụng như thế nào?
Truyền nước biển cung cấp những tác dụng quan trọng đối với cơ thể như cân bằng chất điện giải, bổ sung muối, bổ sung khoáng chất, điều trị nhiễm trùng,...
Cân bằng chất điện giải
Truyền nước giúp cân bằng khoáng chất và điện giải đối với cơ thể. Nó giúp duy trì cân bằng nước và ion quan trọng như natri, clo và kali. Sự cân bằng này đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với hoạt động của tế bào hay hệ thống cơ quan cơ thể.
Bổ sung khoáng chất và muối
Đối với bệnh nhân đang bị thiếu muối hoặc mất nước, việc truyền nước biển sẽ cung cấp đầy đủ các khoáng chất và muối cần thiết với cơ thể. Điều này có vai trò quan trọng khi cơ thể bị tiêu chảy hoặc trong điều kiện nóng bức, mất nước nhiều.
Phục hồi cho cơ thể
Truyền nước biển được áp dụng với bệnh nhân mất nước nghiêm trọng và cần phục hồi lượng nước hay điện giải đã mất. Đặc biệt phù hợp đối với các bệnh nhân sau khi bị nôn mửa, tiêu chảy nặng hoặc các tình huống dễ dẫn đến tình trạng mất nước và mất chất điện giải.
Hỗ trợ và điều trị bệnh lý nhiễm trùng
Đối với một số trường hợp, truyền nước biển có thể được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt là những bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng nên cần bổ sung nước, bổ sung điện giải để hỗ trợ tăng hệ thống miễn dịch.
Tăng cường sức khỏe và cải thiện tinh thần
Bệnh nhân sẽ cảm thấy có đủ năng lượng, thoải mái, tinh thần tốt hơn khi cơ thể được cân bằng đủ nước và điện giải. Điều này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi các tình huống ảnh hưởng sức khỏe.
Tác dụng phụ khi truyền nước bị phù tay phải làm sao?
Bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ trong quá trình truyền nước biển. Những tác dụng thường gặp đó là:
- Phản ứng chỗ đặt kim tĩnh mạch: Sưng đỏ, đau nhức, vỡ mạch làm bầm tím,... Nặng hơn là có thể gây ra viêm hoại tử;
- Làm rối loạn điện giải cơ thể;
- Tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim (suy tim) và tràn dịch màng phổi (suy hô hấp);
- Sốc phản vệ (khó thở, sốt cao, rét run, tím tái, hôn mê,...);
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý lây nhiễm qua đường máu khi không được đảm bảo vô khuẩn ở dụng cụ tiêm như viêm gan B và HIV/AIDS.
Bên cạnh đó truyền nước còn gây phù đối với cơ thể hoặc phù tay. Vậy bị phù tay là do đâu? Truyền nước bị phù tay phải làm sao? Chỗ tiêm sưng lên (phù lên) khi rút kim truyền dịch có thể là do thoát khí, thoát máu ra mô kể dưới da, do kim luồn bị trật ven, do sau khi rút kim không được ấn giữ,...
Nếu không có hiện tượng nóng đỏ hoặc hành sốt, chỗ phù sẽ tự tái hấp thu và xẹp đi theo thời gian. Ngoài ra, để hỗ trợ giảm phồng nhanh hơn, bệnh nhân có thể thực hiện các phương pháp dưới đây.
- Xoa bóp với dầu gió;
- Day ấn nhẹ nhàng;
- Sử dụng trứng gà để lăn;
- Đắp nước muối sinh lý;
- Chườm mát để giảm đau.
Lưu ý, bệnh nhân phải đảm bảo không bị nhiễm khuẩn bằng cách chườm lạnh qua lớp vải tránh gây bỏng da cho trẻ.
Các lưu ý cần biết khi truyền nước biển
Để tăng hiệu quả truyền dịch và hạn chế các tác dụng phụ khi truyền nước, bệnh nhân cần phải lưu ý một số vấn đề nhỏ.
Dưới đây là một vài điều cần lưu ý khi truyền nước biển là:
- Dung dịch nước biển truyền cần được chỉ định, điều trị bởi bác sĩ và thực hiện tại tại cơ sở y tế khám bệnh.
- Không truyền dịch đối với người bị tăng kali máu, tăng ure máu, suy thận cấp, suy thận mãn, suy tim, suy gan,...
- Không truyền nước biển ngay đối với bệnh nhân bị choáng do đổ mồ hôi nhiều, mất nước sau tập luyện cường độ cao.
- Cần loại bỏ bọt khí trong túi truyền trước khi tiến hành truyền dịch.
- Đảm bảo vô khuẩn và kiểm tra dây truyền dịch trong thời gian truyền.
- Không pha dịch truyền với dung dịch thuốc khác khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Theo dõi người bệnh để đảm bảo về liều lượng, tốc độ, thời gian truyền theo chỉ định.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cụ thể để giải đáp vấn đề truyền nước bị phù tay phải làm sao. Đồng thời, Nhà thuốc Long Châu còn đưa ra các phương pháp để hỗ trợ giảm sưng phù tay khi truyền dịch. Hy vọng điều đó có thể mang đến sự tham khảo đối với các bệnh nhân gặp tình trạng này.
Xem thêm: Những nguy cơ tiềm ẩn khi tự truyền dịch tại nhà