Cùi dừa được xem là loại thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng vừa có hương vị thơm ngon. Không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà cùi dừa còn tận dụng để chiết xuất ra các loại mỹ phẩm. Rất nhiều thắc mắc không biết ăn cùi dừa có béo không? Lợi ích của cùi dừa với sức khỏe là gì? Nếu bạn cũng thắc mắc những câu hỏi trên thì tham khảo ngay các thông tin mà Toshiko chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cùi dừa là gì?
Cùi dừa còn được biết đến với tên gọi khác là cơm dừa. Đây là phần thịt trắng tiếp xúc trực tiếp với nước dừa bên trong. Cùi dừa giòn, khi ăn có vị bùi, béo và hơi ngọt. Chúng ta có thể ăn trực tiếp phần cùi dừa hoặc vắt lấy nước cốt dừa và ép dầu dừa. Cùi dừa được chế biến thành rất nhiều món ăn, là nguyên liệu không thể thiếu cho các món xôi, chè, kem,… thêm thơm ngon.
2. Ăn cùi dừa có béo không?
Để trả lời cho câu hỏi ăn cùi dừa có béo không? Hãy cùng Toshiko đi khám phá lượng calo, chất béo cũng như một số dưỡng chất khác có trong loại thực phẩm này.
2.1. Thành phần dinh dưỡng trong cùi dừa
Thông thường một quả dừa sẽ có khoảng 80g cùi dừa. Tùy thuộc vào cùi dừa già, non hay chín tới mà lượng calo cũng như các dưỡng chất bên trong sẽ có sự chênh lệch nhất định.
2.1.1. Lượng calo trong cùi dừa
Cùi dừa non chưa có nhiều nước nên lượng calo sẽ ít hơn so với cùi dừa chín tới. Còn cùi dừa già do đã cô đặc nên lượng calo sẽ nhiều hơn. Trung bình, cứ 100g cùi dừa già thì sẽ cung cấp khoảng 354-368 calo. Đối với cùi dừa non thì 100g chỉ chứa 40 calo. Còn với cùi dừa chín tới thì khoảng 100g chứa 283 calo.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm lượng calo trong cùi dừa khô. Lượng calo trong 100g cùi dừa khô rất cao, lên tới 650 calo. Đây là loại cùi dừa đã qua sấy khô thủ công, bên cạnh đó nếu được chế biến và tẩm gia vị thì lượng calo sẽ tăng cao hơn.
2.1.2. Các dưỡng chất khác trong cùi dừa
Thành phần dưỡng chất trong 100g cùi dừa già bao gồm:
- 15.23g Carbohydrate
- 6.23g đường
- 9g chất xơ
- 3.3.g chất đạm
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin cùng khoáng chất bên trong cùi dừa già cũng vô cùng đa dạng. Có thể kể đến như 2% vitamin B2, 6% vitamin B5, 4% vitamin B6, 4% vitamin C, 19% sắt, 1% canxi, 9% magie,… So với cùi dừa già thì lượng vitamin và khoáng chất trong cùi dừa non ít hơn và không đáng kể.
2.1.3. Hàm lượng chất béo trong cùi dừa
Lượng chất béo có trong 100g cùi dừa già lên tới 33.49g gồm:
- 29.7g chất béo bão hòa
- 1.43g chất béo không bão hòa đơn
- 0.37g chất béo không bão hòa đa
Có thể thấy hàm lượng chất béo trong cùi dừa khá cao, tuy nhiên chất béo bão hòa vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Do vậy, khi nạp calo từ cùi dừa vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành năng lượng tiêu thụ.
2.2. Ăn cùi dừa non có béo không?
Như đã đề cập ở trên thì cùi dừa non chỉ chứa 40 calo, ít hơn rất nhiều so với cùi dừa già. Nếu như bạn sử dụng với liều lượng vừa phải thì ăn cùi dừa non không làm cân nặng tăng hay béo phì. Mặt khác, cùi dừa non rất mềm và ngon, chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và ít để lại tác dụng phụ.
2.3. Uống nước dừa và ăn cùi dừa có béo không?
Trong 100g nước dừa chỉ chứa 18 calo, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng calo cần thiết nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nước dừa và cùi dừa non là thức uống được rất nhiều chị em yêu thích, vừa không lo tăng cân lại giúp đẹp da.
Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp nước dừa với cùi dừa già thì có thể làm cho cân nặng tăng lên. Nguyên nhân là do trong cùi dừa già có hàm lượng calo cũng như chất béo thực vật cao. Nếu như bạn ăn quá nhiều cùi dừa thì sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ thừa và tăng cân mất kiểm soát.
3. Ăn cùi dừa có tốt không? Lợi ích tuyệt khi ăn cùi dừa
Trong cùi dừa có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết các công dụng của loại thực phẩm này.
3.1. Cùi dừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể
Cùi dừa có nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt phải kể đến là mangan và đồng. Mangan có tác dụng hỗ trợ hoạt động của enzyme và đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất béo. Còn đồng sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ tim mạch và hỗ trợ phát triển hệ xương khớp.
3.2. Cùi dừa bảo vệ hệ tim mạch
Trong cơm dừa có chứa một lượng dầu dừa giúp tăng cholesterol có lợi HDL. Đồng thời, nó cũng giúp giảm cholesterol có hại LDL để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nếu bạn dùng 50ml dầu dừa nguyên chất hàng ngày trong 1 tháng sẽ tăng lượng cholesterol HDL đáng kể. Nó có hiệu quả gấp nhiều lần so với những người chỉ dùng bơ lạt hay dầu oliu.
3.3. Cùi dừa hỗ trợ giảm cân an toàn, hiệu quả
Cùi dừa có hàm lượng chất xơ cao và làm cho bạn có cảm giác đầy bụng khi ăn. Do vậy, cảm giác thèm ăn vặt trong ngày sẽ không còn và hạn chế nạp chất béo xấu. Mặt khác, chất béo triglyceride chuỗi trung bình trong loại thực phẩm này cũng hỗ trợ đốt cháy calo và giúp bạn giảm cân hiệu quả.
3.4. Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và hấp thụ
Chất xơ trong cùi dừa giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và làm sạch hệ bài tiết. Lượng chất béo dồi dào trong loại thực phẩm này có tác dụng hấp thụ tốt các loại vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K. Bên cạnh đó, cùi dừa còn chứa một hàm lượng dưỡng chất MCT nhất định. Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ tăng lên, đồng thời giảm sự phát triển của nấm men và ngăn ngừa bệnh về đường ruột.
3.5. Ăn cùi dừa giúp ổn định đường huyết
Ăn cùi dừa có thể giảm lượng đường trong máu lúc đói. Ngoài ra, cùi dừa còn giúp thay đổi các vi khuẩn đường ruột để hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Do vậy, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ đảm bảo giữ mức ổn định và không gây ra các bệnh nguy hiểm.
3.6. Cùi dừa cải thiện khả năng miễn dịch
Nhờ các chất chống oxy hóa và mangan trong cùi dừa mà hệ thống miễn dịch được tăng cường và ngăn ngừa viêm nhiễm. Thêm vào đó, lượng chất béo nạp vào cũng có đặc tính chống virus và ức chế khối u, do vậy sẽ bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
3.7. Cùi dừa bảo vệ não bộ cơ thể
Ngoài các tác dụng kể trên thì cùi dừa còn hỗ trợ rất tốt cho não bộ cơ thể. Chất béo triglyceride chuỗi trung bình sẽ cung cấp năng lượng thay thế glucose. Từ đó, người bị suy giảm trí nhớ sẽ cải thiện não bộ phát triển và nhớ lâu hơn.
4. Mách bạn cách ăn cùi dừa tốt cho sức khoẻ, không tăng cân
Sau khi đã biết được ăn cùi dừa có béo không? Thì nhiều chị em phụ nữ quan tâm đến các cách ăn cùi dừa để không tăng cân. Dưới đây là 3 cách ăn cùi dừa vừa tốt cho sức khỏe lại không gây béo bạn có thể tham khảo:
4.1. Ăn cùi dừa non
Cùi dừa non chỉ chiếm lượng calo rất nhỏ so với cùi dừa già nên khi ăn cũng yên tâm hơn vì không gây tăng cân. Cùi dừa non thường kết hợp với nước dừa, tạo thành đồ uống vô cùng hấp dẫn vào mùa hè. Tuy nhiên, lượng calo chỉ thấp khi chúng ta ăn trực tiếp. Nếu bạn dùng cùi dừa non để chế biến món ăn như mứt thì lượng calo sẽ tăng cao và ăn nhiều dễ gây béo.
4.2. Không nên ăn nhiều cùi dừa sấy khô
Cùi dừa sấy khô chiếm lượng calo vô cùng lớn, lên tới 650 calo. Chính vì vậy, nếu bạn coi cùi dừa khô là một món ăn vặt và sử dụng thường xuyên thì gây mất kiểm soát cân nặng. Cách tốt nhất là chỉ dùng từ 1-2 thìa nhỏ ăn kèm cùng chè hay kem để giảm chất béo và calo nạp vào cơ thể.
4.3. Không ăn cùi dừa vào ban đêm
Hầu hết các thực phẩm đều không được khuyên ăn vào ban đêm vì rất dễ tăng cân. Đặc biệt, trong cùi dừa lại chứa chất béo và nhiều dinh dưỡng nên quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra lâu hơn.
Ăn cùi dừa ban đêm sẽ làm bạn đầy bụng, khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mặt khác, nó còn gây tích tụ mỡ thừa và ảnh hưởng đến vóc dáng. Tốt nhất là bạn nên ăn cùi dừa vào ban ngày và bổ sung tối đa 100g cùi dừa mỗi tuần nếu ăn kiêng. Chú ý, chia nhỏ thành nhiều bữa trong tuần chứ không ăn hết một lúc.
5. Những món ăn được chế biến từ cùi dừa bổ sung dưỡng chất
Cùi dừa mang hương vị thơm ngon lại có tác dụng tốt cho sức khỏe nên thường được dùng để chế biến ra nhiều món ăn. Tuy nhiên, bất kỳ thực phẩm nào khi chế biến kèm theo gia vị đều tăng lượng calo đáng kể. Do vậy, nếu đang trong giai đoạn giảm cân thì cần phải chú ý ăn với liều lượng phù hợp.
5.1. Ăn cơm dừa có tốt không?
Phần trên, Toshiko đã phân tích rất rõ cho bạn về lợi ích của cơm dừa đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi bổ sung loại thực phẩm này cần kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng hay không.
Đồng thời, tránh ăn cùi dừa buổi đêm và ăn với số lượng quá nhiều vì gây phản tác dụng và khiến bạn tăng cân bất ngờ. Để đảm bảo việc ăn cơm dừa tốt cho sức khỏe và không tăng cân thì bạn cần kết hợp tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
Trên thị trường hiện nay bày bán rất nhiều các thiết bị tập luyện tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập hay máy gập bụng,… để phục vụ những người không có nhiều thời gian rảnh. Mỗi ngày dành từ 30 phút đến 1 tiếng tập, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đối với cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng nên sắm thêm một chiếc ghế matxa toàn thân để giảm thiểu căng cơ, phục hồi cơ bắp sau tập. Sau một ngày làm việc căng thẳng, ngồi thư giãn trên ghế matxa từ 20-30 phút sẽ giảm triệu chứng đau đầu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Không những vậy, những tác động dẫn truyền hay độ rung từ ghế massage cũng giúp đốt cháy calo và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
5.2. Ăn cơm kho cùi dừa có béo không?
Thịt kho cùi dừa là món ăn không còn xa lạ gì trong mâm cơm của các gia đình Việt Nam. Sự hòa quyện giữa độ ngậy của thịt ba chỉ và vị bùi của cùi dừa tạo nên món ăn mang hương vị vô cùng hấp dẫn.
Nguyên liệu để làm món ăn này sẽ bao gồm:
- 150-200g thịt ba chỉ (khoảng 520 calo).
- 1 quả nước dừa (khoảng 45 calo).
- 100g cùi dừa già (khoảng 354 calo).
Như vậy, tổng lượng calo có trong món ăn này khoảng 919 calo và chưa tính gia vị đi kèm. Có thể thấy lượng calo của thịt kho cùi dừa là rất lớn. Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng thì tốt nhất không nên ăn món ăn này hoặc chỉ sử dụng thịt nạc để kho.
5.3. Ăn tôm rim cùi dừa có mập không?
Ngoài món thịt kho cùi dừa thì tôm rim cùi dừa cũng là món ăn yêu thích của nhiều người. Món ăn này chứa đường, đạm và chất béo khá nhiều. Lượng calo sẽ dao động từ 300-400 calo tùy thuộc vào cách chế biến và nguyên liệu sử dụng. Sử dụng món ăn này thường xuyên cũng sẽ khiến bạn dễ tăng cân và tích tụ mỡ thừa.
Để hỗ trợ cho việc tập luyện thể thao của mọi người được hiệu quả và tiết kiệm thời gian thì tại Toshiko đã có mặt đầy đủ các thiết bị như máy tập chạy, xe đạp tập, ghế massage chính hãng,… Nếu có nhu cầu hãy liên hệ qua Hotline 1900 1801 để Toshiko tư vấn cụ thể nhất. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết được ăn cùi dừa có béo không và thiết lập chế độ ăn uống khoa học nhất!