Câu bị động (Passive Voice) là một chủ đề ngữ pháp vô cùng quan trọng và thường xuyên xuất hiện trong tiếng Anh. Nếu bạn muốn chinh phục IELTS band điểm từ 4.0 trở lên, việc nắm rõ chủ điểm ngữ pháp này là cực kỳ cần thiết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Pasal tìm hiểu chi tiết về định nghĩa, cấu trúc, cách dùng về câu bị động nhé!
Câu bị động là gì?
Câu bị động, hay còn gọi là Passive Voice, được sử dụng khi muốn nhấn mạnh vào đối tượng chịu tác động của hành động, thay vì tập trung vào người thực hiện hành động. Thì của động từ trong câu bị động cần phải tuân thủ đúng thì của động từ trong câu chủ động tương ứng.
Câu bị động là gì?
Câu chủ động (Active Voice): Chủ ngữ là người hoặc vật thực hiện hành động (ai làm gì)
Câu bị động (Passive Voice): Chủ ngữ là người/ vật chịu sự tác động của hành động (ai/cái gì bị, được làm gì)
Ví dụ:
Câu chủ động: The thief stole my motorbike last night. (Tên trộm đã lấy trộm xe máy của tôi đêm qua.)
Câu bị động: My motorbike was stolen by the thief last night. (Xe máy của tôi đã bị tên trộm lấy trộm đêm qua.
Cấu trúc của câu bị động trong tiếng Anh
Cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh
Đối với câu bị động, mỗi thì khác nhau sẽ có một cấu trúc khác nhau, tuy nhiên vẫn dựa trên một công thức lõi là: S + be + V3/Ved + (by + doer) + (…)
Trong đó:
S đóng vai trò là chủ ngữ trong câu, đối tượng (người/ vật,…) bị tác động bởi hành động nào đó.
be + V3/ Ved: từ “be” có thể sẽ thay đổi tùy theo thì được dùng trong câu chủ động.
(by + doer): dùng để giới thiệu/ nhắc đến đối tượng thực hiện hành động trong câu đứng sau “by”. Trong đó, “doer” là chỉ đối tượng thực hiện hành động trong câu và được đặt trong dấu ngoặc kép vì có thể có hoặc không.
(…) ở đây là các thông tin về địa điểm/ thời gian mà tại đó S trong câu sẽ chịu tác động của hành động, tùy từng trường hợp sẽ có hoặc không.
Cách dùng của câu bị động
Dưới đây là 2 cách sử dụng câu bị động phổ biến trong tiếng Anh, mỗi phương pháp được mô tả chi tiết như sau:
Dùng để nhấn mạnh một người hay vật chịu tác động của hành động:
Ví dụ: A lot of cars were stolen in the robbery. (Rất nhiều xe ô tô đã bị đánh cắp trong vụ cướp.)
Khi không biết hoặc không quan trọng ai/cái gì thực hiện hành động:
Lưu ý: Để đề cập đến chủ thể thực hiện hành động, có thể thêm “by + người/đối tượng”.
Ví dụ: A lot of cars were stolen by two men in the robbery. (Nhiều ô tô bị 2 đối tượng trộm trong vụ cướp.)
Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
Rất nhiều người học tiếng Anh cảm thấy khó khăn khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.
Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động
Vì vậy, hãy cùng Pasal tìm hiểu chi tiết về các bước chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động một cách dễ hiểu và dễ áp dụng nhất nhé:
Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động, sau đó đưa tân ngữ về làm chủ ngữ của câu bị động.
Bước 2: Xác định thì đang được sử dụng trong câu chủ động rồi chuyển động từ về thể bị động
Bước 3: Chuyển chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ trong câu bị động và thêm “by” phía trước. Lưu ý, những chủ ngữ không xác định trong câu có thể được bỏ qua, ví dụ như: people, someone, everyone, anyone…
Ví dụ: Someone turned on the fan. = The fan was turned on.
Để dễ dàng hơn khi chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động, các bạn có thể tham khảo cách chuyển của từng thì trong bảng dưới đây:
Một số lưu ý khi chuyển câu chủ động sang câu bị động
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ khi chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động:
Nội động từ trong tiếng Anh, tức là các động từ không đòi hỏi có tân ngữ, không thể sử dụng trong câu bị động. Chẳng hạn, trong câu ‘His mother’s leg hurts,’ động từ ‘hurts’ không thể chuyển sang dạng bị động.
Ngoài ra, khi chủ ngữ của một câu chịu trách nhiệm chính về hành động, câu đó cũng không thể được chuyển sang dạng bị động. Ví dụ, trong câu ‘Vietnam takes charge,’ với chủ ngữ là ‘Vietnam,’ không thể tạo thành câu bị động.
Còn đối với cụm từ ‘to be/to get + P2,’ trong một số trường hợp không mang nghĩa bị động, mà thay vào đó nó thể hiện trạng thái hoặc tình huống mà chủ ngữ đang trải qua, hoặc mô tả việc chủ ngữ tự thực hiện một hành động nào đó.
Hãy nhớ rằng, mọi thay đổi về thì và thể trong câu bị động đều liên quan đến động từ “to be,” trong khi phân từ thứ hai (P2) thì được giữ nguyên.
Bài tập áp dụng
Bài 1: Chọn đáp án đúng để tạo thành câu bị động hoàn chỉnh
1. A woman feeds the lions.
The lions ________________________
A. are fed
B. were fed by a woman.
2. A boy broke the window.
The window _____________________
A. was broken
B. is broken by a boy.
3. Somebody has made a mistake.
A mistake _______________________
A. was made
B. has been made.
4. Everybody is going to love him.
He _____________________________
A. is going to be loved
B. was going to be loved by everybody.
5. Cervantes wrote ‘Don Quixote’.
‘Don Quixote’ _______________________
A. was written by Cervantes.
B. has been written by Cervantes.
Bài 2: Chuyển các câu chủ động sau về câu bị động
1. The waiter brought me this dish.
……………………………………………………………………………
2. Our friends send these postcards to us.
……………………………………………………………………………
3. Their grandmother told them this story when they visited her last week.
……………………………………………………………………………
4. Tim ordered this train ticket for his mother.
……………………………………………………………………………
5. You didn’t show me the special cameras.
……………………………………………………………………………
6. Do they teach English here?
……………………………………………………………………………
7. Will you invite her to your wedding party?
……………………………………………………………………………
8. Has Tom finished the work?
……………………………………………………………………………
9. Did the teacher give some exercises?
……………………………………………………………………………
10. Have you finished your homework?
……………………………………………………………………………
Đáp án:
Bài 1: 1_A, 2_A, 3_B, 4_A, 5_A
Bài 2:
1. This dish was brought to me (by the waiter).
2. These postcards are sent to us(by our friend).
3. This story was told to them(by their grandmother) when they visited her last week.
4. This train ticket was ordered for Tim’s mother.
5. The special cameras weren’t shown to me.
6. Is English taught here?
7. Will she be invited to your wedding party?
8. Has the work been finished by Tom?
9. Were some exercises given by the teacher?
10. Has your homework been finished?
Lời kết:
Câu chủ động, câu bị động là một trong những kiến thức khá khó nhưng cũng rất quan trọng khi học tiếng Anh. Pasal hy vọng rằng những kiến thức và thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn nắm rõ và vận dụng được chủ điểm ngữ pháp này.
Bên cạnh đó, nếu bạn có ý định thi IELTS nhưng chưa biết trình độ của mình ở đâu để xây dựng lộ trình học phù hợp thì hãy nhanh tay đăng ký làm bài test đánh giá năng lực tại Pasal ngay: