Đêm năm canh ngày sáu khắc là đơn vị tính giờ của người Việt xưa. Đồng thời, những thầy bói, thầy tử vi, thầy cúng cũng chiếu theo đơn vị tính giờ này để thực hiện các nghi thức cúng bái.
Vậy đêm năm canh ngày sáu khắc là gì, cách tính 5 canh 6 khắc là như thế nào?. Cùng INVERT tham khảo ngay bài viết sau để biết được đêm năm canh ngày sáu khắc là gì, ý nghĩa và cách tính canh, tính khắc trong phong thuỷ bạn nhé.
Đêm năm canh ngày sáu khắc là gì?
Đêm năm canh ngày sáu khắc là cách tính thời gian ước lượng giờ của người xưa. Để tính thời gian trong 1 ngày và 1 đêm, người xưa thường chia làm 12 giờ, từ giờ Tý đến giờ Hợi. Tức giờ Tý là từ 23 giờ tối hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau và giờ Hợi từ 21 giờ đến 23 giờ trong ngày.
Theo đó, ban ngày tính bằng Khắc, ban đêm tính bằng Canh. Đồng thời, ban ngày dài 14 giờ, còn ban đêm dài 10 giờ và thấy được giờ Tý canh Ba. Chính vì thế mới có những câu nói "Đêm năm canh ngày sáu khắc", "Canh Một dọn cửa, dọn nhà. Canh Hai dệt cửi, canh Ba đi nằm…" hay Nửa đêm giờ Tý canh Ba,...
Đêm năm canh là mấy giờ?
Trước khi tìm hiểu “Đêm năm canh ngày sáu khắc là mấy giờ” thì bạn cũng cần biết cách đo thời gian của người xưa. Để đo lường thời gian, người xưa thường dùng các đơn vị đo lường sau:
- Nhật quỹ: đồng hồ đo bóng mặt trời
- Lậu khắc hay Lậu hồ: đồng hồ đo bằng nước hay bằng cát
- Hương triện: đồng hồ đo bằng hương
Về nguồn gốc, từ canh thì theo Tiết Quý Tuyên một học giả đời Tống khoảng giữa thế kỷ XII cho rằng:"Ngoài Lậu hồ và Nhật quỹ là 2 dụng cụ để xem giờ, người ta còn dùng Hương triện để xem, nhất là về ban đêm. Hương triện có thể là hương vòng (nhang vòng).
Trên hương vòng có vẽ 5 dấu để định 5 canh. Nếu muốn thức dậy canh nào, người ta buộc 1 vật nặng nhỏ vào vòng hương, vào khoảng giờ muốn dậy. Hương cháy đến đó sẽ làm rơi vật nặng ấy xuống 1 cái chậu đồng, gây nên tiếng động để đánh thức người dậy. Người ta cũng có thể dùng những hộp hương khắc hình chữ Thọ theo kiểu chữ Triện, hương cháy đến đâu sẽ cho biết đêm đã đến canh mấy."
Chính vì thế, có thể nói canh là đơn vị phổ biến để đo thời gian có từ xa xưa xuất phát từ Trung Quốc.
Để có thể lý giải được đêm năm canh là mấy giờ, bạn có thể phân tích như sau: Trong cuốn Lịch và Lịch Việt Nam của học giả Hoàng Xuân Hãn có viết: “Theo lịch Á Đông xưa thì Khắc có nghĩa là 1/ 100 của ngày, tức 14 phút 24 giầy. Từ này có nghĩa gốc là cái thẻ mang nét khắc trỏ và khắc được đặt nổi trên mặt nước của thùng nước dưới đồng hồ”
Bên cạnh đó, theo tự điển Hán Việt, tác giả Đào Duy Anh giải thích Khắc chính là thời gian.
- Nghĩa thứ 1: Khắc là 1/4 giờ, mười lăm phút
- Nghĩa thứ 2: Khắc là khoảng thì giờ ngắn
Vào thời xưa, người ta thường rất chú trọng thời gian ban đêm (tối lửa, tắt đèn). Lý do là bởi thời phong kiến đặt ra luật lệ tối các quan tuần tra ban đêm sẽ báo hiệu giờ, khắc theo từng thời gian trôi qua trong 1 đêm bằng tiếng kẻng.
Chính vì thế, mọi người mới thường nghĩ mỗi đêm chỉ có 10 giờ (7 giờ tối đến 5 giờ sáng). Cho nên đêm năm canh là mấy giờ thì bằng 10 giờ. 5 canh = 10 giờ.
Cũng theo đó, ngày sáu khắc sẽ ứng với 14 giờ đồng hồ và 7 giờ tính theo âm lịch (Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu), bắt đầu vào 05 giờ sáng (đầu giờ Mão) đến 07 giờ tối (đầu giờ Tuất).
Cách tính thời gian Đêm năm canh ngày sáu khắc?
Để tính thời gian Đêm năm canh ngày sáu khắc, người ta thường tính bằng các cách sau:
1. Chia giờ theo con giáp
Để tính giờ vào ban đêm, người xưa thường tính theo thập nhị địa chi 12 con giáp với những quy ước nhất định. Điển hình như khi tính thời gian 1 ngày đêm, người ta chia từ giờ Tý và kết thúc bằng giờ Hợi theo đúng trật tự của 12 con giáp và 1 con giáp tương đương với 2 giờ. Tức 1 ngày thì có 12 giờ theo 12 con giáp ứng với 24 giờ đồng hồ.
Ví dụ: Nửa đêm giờ Tý canh Ba
Nửa thêm tức là khoảng 12h đêm hoặc 0 giờ. Còn giờ Tý canh Ba là trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Chính vì thế, để phân biệt giờ trong 1 ngày, các bậc tiên nhân đã dùng 12 con vật cầm tinh (12 con giáp) để phân chia bảng giờ. Cách hiểu này được tính như sau:
BẢNG QUY ĐỊNH GIỜ THEO THẬP NHỊ ĐỊA CHI (12 CON GIÁP) GiờThời GianGiờThời GianTý Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng Ngọ Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa Sửu Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng Mùi Từ 13 giờ đến15 giờ xế trưa Dần Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng Thân Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều Mão Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng Dậu Từ 17 giờ đến 19 giờ tối Thìn Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng Tuất Từ 19 giờ đến 21 giờ tối Tỵ Từ 9 giờ đến 11 giờ sáng Hợi Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya2. Cách tính khắc
Trong phong thuỷ, khắc chính là cách gọi tên thời gian trong một ngày vào ban ngày. Khắc được tính bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc vào 19 giờ tối cùng ngày. Tức là thời gian ban ngày sẽ là 14 giờ chia cho 6 khắc nên 1 Khắc = 2 giờ 20 phút đồng hồ.
Một ngày có 6 khắc, được tính cụ thể như sau:
BẢNG TÍNH KHẮC TRONG NGÀYTên KhắcThời GianTên KhắcThời GianKhắc 1 Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng Khắc 4 Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa Khắc 2 Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng Khắc 5 Từ 14 giờ 20 đến16 giờ 40 chiều Khắc 3 Từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa Khắc 6 Từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối3. Cách tính canh
Trong phong thuỷ, canh cũng là cách gọi tên thời gian vào ban đêm. Người xưa thường tính canh giờ bắt đầu từ 19 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Cho nên 1 canh giờ = 2 giờ đồng hồ.
Cũng theo cách tính trên, 1 ngày đêm sẽ có 5 canh giờ, được tính cụ thể như sau: Mỗi đêm chỉ có giờ (7 giờ tối đến 5 giờ sáng). Lý giải này trùng với Thập Can (bắt đầu bằng chữ “Canh -> 0”). Tức 1 canh sẽ tương đương 2 giờ và 1 đêm sẽ có 5 canh (từ canh 1 đến canh 5).
BẢNG TÍNH CANH TRONG NGÀYTên CanhThời GianCanh 1 Từ 19 giờ đến 21 giờ tức giờ Tuất Canh 2 Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi Canh 3 Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý Canh 4 Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu Canh 5 Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần4. Cách tính tháng theo con giáp
Địa chi của mỗi tháng (Âm lịch) được người xưa cố định như sau:
BẢNG TÍNH THÁNG THEO ĐỊA CHI CON GIÁPThángTên Tháng theo địa chi Tháng 1 (Tháng Giêng) Dần Tháng 2 Mão Tháng 3 Thìn Tháng 4 Tỵ Tháng 5 Ngọ Tháng 6 Mùi Tháng 7 Thân Tháng 8 Dậu Tháng 9 Tuất Tháng 10 Hợi Tháng 11 Tý Tháp 12 (Tháng Chạp) Sửu*Đặc biệt: Vào năm thuận, tháng nhuận vẫn được tính theo tháng chính, không có thay đổi so với quy ước ban đầu.
Ví dụ: Năm 2020 là năm nhuận, có 2 tháng 4 thì 2 tháng này vẫn có tên tháng là tháng Tỵ.
Một số câu hỏi thường gặp về Đêm năm canh ngày sáu khắc
1. Theo như cách tính trên thì còn 1 đơn vị giờ nữa đâu?
Để tính thời gian của một ngày đêm, người ta chia từ giờ Tý (tức là từ 23 giờ tối hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau)… và giờ Hợi (từ 21 giờ đến 23 giờ trong ngày). Cụ thể:
- Giờ Tý: 23 giờ → 1 giờ sáng
- Giờ Sửu: 1 giờ → 3 giờ
- Giờ Dần: 3 giờ → 5 giờ (Giờ Cọp đi ăn trở về lại rừng)
- Giờ Mão: 5 giờ → 7giờ
- Giờ Thìn: 7 giờ → 9 giờ
- Giờ Tỵ: 9 giờ → 11 giờ
- Giờ Ngọ: 11giờ → 13 giờ (đúng Ngọ tức là 12 giờ trưa)
- Giờ Mùi: 13 giờ → 15 giờ
- Giờ Thân: 15 giờ → 17 giờ
- Giờ Dậu: 17 giờ → 19 giờ (Giờ Gà lên chuồng ngũ)
- Giờ Tuất: 19 giờ → 21giờ
- Giờ Hợi: 21 giờ → 23 giờ
Bên cạnh đó, theo thời phong kiến, nhằm báo hiệu giờ, khắc theo từng thời gian trôi qua trong một đêm các viên tuần kiểm (tuần tra ban đêm) sẽ hiệu lệnh bằng một tiếng kẻng. Cho nên, người ta thường nghĩ mỗi đêm chỉ có 10 giờ (từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng).
Đồng thời, nó cũng trùng với Thập Can, mà Thập Can lại bắt đầu bằng chữ “Canh → 0”. Cho nên người xưa chia 1 đêm (10 giờ) thành 5 canh (từ canh 1 tới canh 5).
- Canh 1: Từ 19 giờ đến 21 giờ tức giờ Tuất
- Canh 2: Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi
- Canh 3: Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý
- Canh 4: Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu
- Canh 5: Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần
Ví dụ: Giờ Ngọ là giữa trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều).
Hầu hết, mọi người cũng thường hay lầm tưởng ban đêm tính bằng canh và ban ngày tính bằng khắc nhưng thật ra không phải vậy. Đêm 5 Canh, Ngày 6 Khắc chỉ là nhân cách hóa sự chờ đợi, theo thời gian hay hiểu đơn giản chính là cách phân biệt giữa ban ngày và ban đêm. Cho nên, ban ngày không tính bằng “Khắc” mà tính theo từng giờ giấc quy định của thuật Can Chi (Tý, Sửu, Dần Mão..).
Theo một số nhà nghiên cứu tử vi cũng đưa ra công thức tính toán theo thời gian của đồng hồ hiện đại như sau:
Sau khi trừ ban đêm 5 canh ( tức 10 giờ), còn lại 14 giờ (tức 60ph x 14 =840 phút), đem chia cho 6 khắc nên mỗi khắc có 140 phút, tức 2 giờ 20 phút !
Đây cũng chỉ là những lời giải thích dựa trên sự “suy luận cho có lý” của người đời sau. Bởi vì từ rất xa xưa, đơn vị thời gian đã được tính bằng đồng hồ. Dù cho đồng hồ bằng cát hay đồng hồ nước thì chắc chắn cũng phải bằng nhau. Không có trường hợp ban ngày ngắn hơn ban đêm hay ngược lại được.
2. 1 khắc là mấy giờ?
Khắc là đơn vị cổ về thời gian ở Việt Nam và đã được thay đổi giá trị nhiều lần. Thời xưa quy định 1 khắc = 1/6 ngày = 2 giờ 20 phút (đêm 5 canh, ngày 6 khắc). Rồi sau đó mới quy định lại bằng 1/100 ngày, tức là 14 phút 24 giây.
Tuy nhiên, đến triều Nguyễn lại đổi 1 khắc = 1/96 ngày = 15 phút. Hiện được dùng không thông dụng, để chỉ khoảng thời gian bằng 1/4h, tức là 15 phút.
3. Năm Canh là gì?
Đêm năm canh là thời gian ứng với 10 giờ đồng hồ, bắt đầu từ:
- Canh Một: từ 07 giờ tối đến 09 giờ tối (giờ Tuất).
- Canh Hai: từ 09 giờ tối đến 11 giờ đêm (giờ Hợi).
- Canh Ba: từ 11 giờ đêm đến 01 giờ sáng (giờ Tý).
- Canh Tư: từ 01 giờ sáng đến 03 giờ sáng (giờ Sửu).
- Canh Năm: từ 03 giờ sáng đến 05 giờ sáng (giờ Dần).
4. Nửa đêm canh ba là mấy giờ?
Nửa đêm canh ba là mấy giờ? Chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc tìm kiếm. Từ những chia sẻ ở bài viết trên, canh 3 bắt đầu tính từ 23 giờ đêm ngày hôm trước đến 1 giờ sáng ngày hôm sau. Quy theo thập nhị địa chi (12 con giáp), khoảng thời gian này chính là giờ Tý.
Chính vì vậy, mới xuất hiện câu nói "Nửa đêm canh ba" hay "giờ Tý canh 3" là vì vậy.
5. Năm cảnh là ai?
Nam Canh là con của Ốc Giáp () - vua thứ 15 nhà Thương và là em họ của Tổ Đinh () - vua thứ 16 nhà Thương. Khoảng năm 1433 TCN, Tổ Đinh qua đời, Nam Canh lên nối ngôi.
6. Tháng Giêng tại sao được gọi là Tháng Dần?
Căn cứ theo sách xưa, xin trích dẫn như sau :
- Nhân sinh ư Dần (Loại người sanh ra ở hội Dần).
- Nhứt niên chi kế tại ư Xuân (Kế hoạch trong 1 năm phải được sắp đặt ở mùa Xuân).
- Nhứt nhựt chi kế tại ư Dần (Kế hoạch trong 1 ngày phải sắp đặt ở giờ Dần).
Cũng theo đó, trong 12 con Giáp, con Cọp là chúa sơn lâm, rất mạnh bạo hơn 11 con Giáp kia, cho nên người xưa chọn tháng Giêng là tháng Dần cho con Cọp cầm tinh là như vậy.
7. Tháng Giêng tại sao được gọi là Tháng Một?
Thời xa xưa, người ta thường đặt tháng Giêng là tháng đầu năm chứ không gọi là tháng Một. Lý do này được lý giải như sau:
Dưới thời quân chủ còn Vua Chúa, con số 1 thường để chỉ nhà Vua (thiên tử, con trời) để cai trị dân chúng. Đây cũng là người đứng đầu, người lớn hơn hết nên người dân trong thiên hạ phải nghe theo nên mới đặt tháng Giêng.
Bên cạnh đó, trong lúc sinh con đầu lòng, người ta cũng chỉ gọi là con Trưởng hay con Hai hoẵc con Cả vì sợ húy kỵ đến nhà vua, bằng chứng ở Việt Nam không có nhà nào gọi con đầu lòng là con Một.
8. Tại sao tháng 12 gọi tháng Chạp, tháng cuối năm mà không gọi là tháng Mười Hai?
Phần đông nước ta ngày xưa chủ yếu theo nghề nông. Cho nên, tháng cuối cùng của 1 năm sau khi đã làm ruộng xong, đem lúa vô bồ nên thời gian còn lại sẽ dành cho việc cúng bái tiệc tùng để tạ ơn Thần Nông hoặc cúng Đình Thần sau khi vụ mùa đã hoàn tất, kéo dài cho đến Tết Nguyên Đán.
Đồng thời, chữ Chạp cũng có nghĩa là lễ cúng như Giỗ Chạp, Chạp Miếu, Chạp Mả... nên thay vì gọi tháng Mười Hai người ta thường gọi là tháng Chạp.
9. Ca dao Đêm năm canh sáu khắc
Trong kho tàng văn học Việt Nam, người xưa cũng thường sử dụng "Đêm năm canh sáu khắc" vào các câu ca dao, tục ngữ hay để thể hiện về chuyện tình yêu đôi lứa điển hình như:
Trên đây là một số lý giải về "Đêm năm canh ngày sáu khắc là gì?" do INVERT tổng hợp. Hi vọng bài viết giúp bạn biết được Đêm năm canh ngày sáu khắc là gì cũng như ý nghĩa và cách tính thời gian này một cách dễ dàng. Nếu có gì thắc mắc bạn cũng có thể bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Xin cảm ơn.