1. Tổng quát về vùng núi Tây Bắc
Để biết vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp chủ yếu là do đâu, bạn cần nắm được các thông tin về đặc điểm của địa hình vùng núi Tây Bắc ảnh hưởng thế nào đến khí hậu vùng này. Cụ thể:
- Vị trí: Đây là vùng lãnh thổ nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Độ cao: Độ cao trung bình của Tây Bắc từ 1000 - 2000m, trong đó có nhiều dãy núi cao như dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Đông từ giới hạn biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà và đỉnh Phan - xi - păng cao 3143m.
- Địa hình: Địa hình bị chia cắt mạnh, núi đá, đồng bằng và thung lũng xen kẽ nhau.
- Sông ngòi: Xen giữa các dãy núi là thung lũng và sông như sông Đà, sông Mã, sông Chu.
- Đồng bằng: Vùng Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ, trù phú nằm giữa các ngọn núi cao như: Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,...
2. Vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp chủ yếu là do đâu?
Vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp chủ yếu là do độ cao địa hình. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu vùng núi Tây Bắc nói riêng và khí hậu lãnh thổ Việt Nam nói chung. Cụ thể:
- Độ cao địa hình bảo toàn tính chất nhiệt đới: Những nơi có địa hình dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ, Vì vậy, tính chất nhiệt đới được bảo toàn ở vành đai chân núi.
- Mức độ cao thấp: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm. Do vậy, những vùng núi cao thường có nhiệt độ thấp hơn đồng bằng và vùng núi thấp.
Nền nhiệt trung bình các vùng núi Tây Bắc khoảng dưới 18 độ, trong khi nhiệt độ trung bình các khu vực Đông Bắc là 20 - 24 độ.
3. Một số kiến thức về vùng núi Tây Bắc
Sau khi nắm được vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp chủ yếu là do đâu, bạn có thể tìm hiểu thêm những kiến thức về vùng lãnh thổ này để có thêm các căn cứ chứng minh luận điểm trên.
3.1. Địa lý vùng Tây Bắc Việt Nam
Nguyên nhân chủ yếu khiến vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp chủ yếu là do địa hình đặc biệt của nơi đây. Nhìn chung, địa hình vùng núi Tây Bắc khá hiểm trở, có nhiều ngọn núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180km, rộng 30km với nhiều đỉnh núi cao từ 2800 - 3000m.
Vùng núi Tây Bắc có lịch sử hình thành cách đây khoảng 500 triệu năm. Trước kia, vùng lãnh thổ này chỉ có biển, một số đỉnh của dãy Hoàng Liên Sơn và dãy sông Mã nổi lên trên mặt biển. Sự sụt lún khiến nơi đây hình thành nhiều tầng đá phiến và đá vôi.
Cho đến cách đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina làm cho hai bờ địa máng kéo gần nhau hơn, khiến cho các tầng đá vôi trồi lên trên tầng đá phiến, tạo nên những cao nguyên đá vôi hùng vĩ hiện nay. Do được hình thành từ địa máng - phần vỏ rất rộng của Trái Đất nên vùng núi Tây Bắc có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam.
3.2. Khí hậu vùng Tây Bắc
Khí hậu vùng miền núi Tây Bắc không có nhiều sự khác biệt giữa các khu vực nhưng lại phân hoá theo chiều ngang và chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đóng vai trò như một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng Đông Bắc - Tây Nam) đi qua lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều.
Trái lại, vùng Đông Bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt, điều này làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậu Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2 - 3 độ C.
Hướng phơi của dãy núi có thể duy trì nền nhiệt, tạo sườn đón gió (sườn đông) kèm theo lượng mưa lớn, trong khi sườn tây lại có điều kiện để hình thành gió phơn (gió lào) thổi xuống thung lũng, đặc biệt ở vùng Tây Bắc.
3.3. Văn hóa vùng Tây Bắc
Nhìn chung, người Tây Bắc mang đậm văn hoá của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xoè hoa được rất nhiều người biết tới. Ngoài ra, dân tộc Thái có số lượng người sinh sống đông nhất vùng. Tây Bắc có khoảng hơn 20 dân tộc khác cùng sinh sống như H’Mông, Nùng,...
Vùng núi Tây Bắc có sự phân bố dân cư theo chiều cao rõ rệt:
- Đỉnh núi: Đây là nơi cư trú của nhóm dân tộc thuộc ngôn ngữ Mông Dao, Tạng Miến với phương pháp làm nông chủ yếu là lên rẫy, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
- Sườn núi: Ở vùng sườn núi, dân cư chủ yếu tập hợp là những người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính của họ là chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công.
- Thung lũng, chân núi: Ở độ cao này, những người sinh sống thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai. Điều kiện tự nhiên tại đây phù hợp để con người phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác.
Nguyên nhân vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp chủ yếu là do độ cao địa hình. Nhiệt độ trung bình của vùng lãnh thổ này trong khoảng dưới 18 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ có sự khác nhau nhất định dựa trên độ cao của từng vùng địa lý.