Bản đồ hành chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi Quốc gia. Nó là công cụ để xác định lãnh thổ của một đất nước. Dựa vào bản đồ hành chính, Nhà nước có thể đưa ra các chính sách và biện pháp để quản lý, bảo vệ nhằm xác thực chủ quyền đối với lãnh thổ của Quốc gia.
Ngoài ra, nó còn được các cấp, ban ngành sử dụng trong quản lý, phát triển kinh tế, xã hội. Vậy, bản đồ hành chính là gì? Nếu số hóa bản đồ hành chính Quốc gia sẽ mang đến lợi ích như thế nào? Trong bài viết này hãy cùng Goong tìm hiểu một cách cụ thể.
Tổng quan về bản đồ hành chính
Khái Niệm
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường ban hành thì vấn đề này được quy định như sau:
Bản đồ hành chính là bản đồ chuyên đề có yếu tố chuyên môn thể hiện sự phân chia lãnh thổ và quản lý đơn vị hành chính theo quy định của Nhà nước Việt Nam.
Phân loại:
Theo quy định tại điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT, Bản đồ hành chính các cấp bao gồm 6 loại như sau:
- Bản đồ hành chính toàn quốc: là bản đồ thể hiện sự phân chia và quản lý cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền biển, đảo và quần đảo.
- Bản đồ hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: là bản đồ thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp huyện, xã thuộc lãnh thổ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bản đồ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: là bản đồ thể hiện sự phân chia và quản lý cấp xã thuộc lãnh thổ một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Tập bản đồ hành chính toàn quốc: là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam có cùng kích thước.
- Tập bản đồ hành chính cấp tỉnh: là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh có cùng kích thước.
- Tập bản đồ hành chính cấp huyện: là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ xã, phường, thị trấn thuộc đơn vị hành chính cấp huyện có cùng kích thước.
Bản đồ hành chính Việt Nam
Đây là bản đồ được gọi là bản đồ Việt Nam. Thể hiện chi tiết các tỉnh, thành về địa lý, giao thông,…
Bản đồ hành chính 63 Tỉnh thành Việt Nam:
Việt Nam có 3 miền gồm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ ứng với 7 vùng kinh tế khác nhau.
Miền Bắc Việt Nam (Bắc Bộ)
Đông Bắc bộ: Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh.
Tây Bắc bộ: Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu, Hoà Bình, Sơn La.
Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ)
Bắc Trung Bộ: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế.
Duyên hải Nam Trung Bộ: Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định và Phú Yên
Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Miền Nam Việt Nam (Nam Bộ)
Vùng Đông Nam Bộ: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng Tây Nam Bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ.
Việc số hóa Bản đồ sẽ đem lại lợi ích như thế nào?
- Tăng cường quản lý hành chính: Giúp cải thiện quản lý thông tin địa lý, điều này hỗ trợ quy hoạch, đầu tư, phát triển đô thị và nông thôn, và nguồn lực tự nhiên.
- Dễ dàng truy cập thông tin: Người dùng có thể dễ dàng truy cập thông tin hành chính cần thiết qua các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại di động và máy tính, giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính hiệu quả.
- Hỗ trợ quy hoạch đô thị và kế hoạch phát triển: Cung cấp cho các nhà quản lý đô thị và lập kế hoạch thông tin chính xác về địa hình, hệ thống giao thông, quy hoạch đất đai, và các yếu tố khí hậu khác, từ đó hỗ trợ quá trình quy hoạch và phát triển đô thị.
- Tăng cường dự báo và ứng phó với thảm họa: Cung cấp cơ sở dữ liệu chính xác về địa lý và môi trường, giúp cải thiện khả năng dự báo và ứng phó với thảm họa tự nhiên như lụt lội, sạt lở đất, và biến đổi khí hậu.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển kinh tế địa phương và quốc gia thông qua sự hiểu biết rõ ràng về tài nguyên và cơ sở hạ tầng.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ công : Từ dữ liệu luôn cập nhật thường xuyên, các ban ngành chính phủ đưa ra các đề xuất phương án và thực thi các chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Từ đó tăng sự hài lòng, nâng cao đời sống người dân.
Cùng với những vai trò vô cùng quan trọng như vậy, bản đồ là công cụ không thể thiếu của một quốc gia trong bảo vệ chủ quyền và quản lý Đất nước. Trong xu thế chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực như hiện nay thì việc số hóa dữ liệu bản đồ hành chính trên không gian số là vô cùng quan trọng. Trong cuộc đua dữ liệu không gian số này, Goong cũng không thể nằm ngoài đường đua.
Đăng ký Goong ngay tại: https://acc