Xâm thực là gì?
Tìm hiểu về khái niệm xâm thực sẽ trở thành cơ sở để xác định hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình gì. Theo kiến thức địa lý, xâm thực đề cập đến quá trình đất hoặc đá bị mài mòn và di chuyển bởi các yếu tố tự nhiên như nước, gió, băng hoặc các tác động của con người. Xâm thực tạo ra những thung lũng sông, suối, mương, khe rãnh… ở vùng có địa thế cao và diễn ra khi có lượng mưa lớn thường xuyên.
Vì sao địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh?
Trước khi làm rõ hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình gì, hãy cùng tìm hiểu lý do dẫn đến hiện tượng này ở Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xâm thực tại nước ta như:
- Địa hình dốc và phức tạp: Phần lớn diện tích đất ở Việt Nam là kiểu địa hình đồi núi cao. Địa hình dốc sẽ làm tăng tốc độ chảy của mưa, gây xói mòn mạnh.
- Lượng mưa lớn và tập trung: Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và có lượng mưa lớn, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Mưa lớn và tập trung trong thời gian ngắn gây ra dòng chảy bề mặt mạnh, tăng cường quá trình xâm thực.
- Đất đồi núi thuộc kiểu dễ bị xói mòn: Đồi núi tại Việt Nam được kiến tạo từ đất Bazan, đất phù sa cổ và đất phong hóa từ đá mẹ yếu. Những loại đất này có đặc tính dễ bị cuốn trôi khi có mưa lớn.
Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình gì?
Những hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình có thể kể đến tiêu biểu như:
- Bồi tụ tại đồng bằng: Khi đất đá bị cuốn trôi ở vùng đồi núi xuống sông, suối, các vật liệu phong hoá này sẽ được vận chuyển và lắng động tại vùng trũng như hạ lưu hay đồng bằng.
- Xói mòn đất: Quá trình xâm thực mạnh làm giảm độ phì nhiêu của đất, khiến năng suất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt đi xuống.
- Sạt lở đất: Mưa lớn và xâm thực dễ xảy ra sạt lở đất, đặc biệt là khu vực có dốc cao. Sạt lở đất có thể gây thiệt hại tính mạng, công trình kiến trúc cũng như ảnh hưởng tới giao thông đi lại.
- Giảm sức chứa của sông suối: Đất và các vật liệu bị xâm thực được cuốn theo dòng nước và làm bồi lắng tại các sông, suối, hồ. Điều này khiến dung tích hồ bị giảm và gây ngập lụt các khu vực thấp hơn.
- Mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học: Xâm thực làm cây cối trôi theo lũ, cũng không thể sinh trưởng trên đất bị xói mòn nặng. Điều này ảnh hưởng đến môi trường và nhiều loại động - thực vật.
- Ô nhiễm nguồn nước: Đất và chất hữu cơ bị cuốn vào các dòng sông và suối, làm ô nhiễm nguồn nước.
- Biến đổi khí hậu: Quá trình xâm thực và mất rừng làm biến đổi khí hậu cục bộ, dẫn đến hiện tượng thời tiết cực đoan.
Xâm thực, bồi tụ mạnh có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nào?
Sau khi biết được hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình gì, có thể thấy hiện tượng này mang tới những tác động to lớn đối với cả môi trường và đời sống con người. Cụ thể:
Về mặt tích cực:
- Đất phù sa màu mỡ: Quá trình bồi tụ tại các đồng bằng và hạ lưu sông suối thường tạo ra lớp đất phù sa màu mỡ, giúp tăng năng suất nông nghiệp, điển hình là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Bảo vệ bờ biển và phòng chống sạt lở: Trong một số trường hợp, bồi tụ có thể bảo vệ bờ biển, chống lại sự xói lở và giảm tác động của sóng cũng như các dòng chảy mạnh bằng cách tạo ra các bãi biển, đê cát tự nhiên hay bãi bồi.
Về mặt tiêu cực:
Ngoài những hệ quả đã đề cập ở trên, xâm thực còn để lại những tác động tiêu cực khác như:
- Mất đất canh tác và nhà ở: Xâm thực mạnh dẫn đến sạt lở đất, từ đó mất đất canh tác, nhà cửa cũng như các công trình hạ tầng. Điều này trở thành mối đe dọa lớn đối với tính mạng và hoạt động kinh tế của người dân.
- Tăng chi phí bảo vệ và khắc phục hậu quả: Nhà nước và người dân sẽ cần phải có biện pháp phòng chống và khắc phục hiện tượng xâm thực như xây bờ kè, đê điều và các công trình bảo vệ khác, gây tốn kém chi phí và nguồn lực.
Một số câu hỏi ôn tập liên quan đến bài 10 môn địa lý 12
Một số câu hỏi liên quan đến chủ đề hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình gì bạn có thể tham khảo:
Câu 1: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là:
- A: Dòng chảy mạnh.
- B: Tạo thành nhiều phụ lưu.
- C: Tạo thành nhiều chi lưu.
- D: Tổng lượng phù sa lớn.
Câu 2: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là:
- A: Bồi tụ - Xói mòn.
- B: Xói mòn - Xâm thực.
- C: Xâm thực - Bồi tụ.
- D: Bồi tụ - Vận chuyển.
Câu 3: Điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi nước ta?
- A: Nhiều sông.
- B: Ít phụ lưu.
- C: Phần lớn là sông nhỏ.
- D: Mật độ sông lớn.
Câu 4: Nơi có sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là ở:
- A: Đồng bằng
- B: Trung du.
- C: Miền núi.
- D: Ven biển.
Câu 5: Sông có tổng lượng phù sa lớn nhất là sông nào?
- A: Cửu Long.
- B: Mã.
- C: Hồng.
- D: Đồng Nai.
Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình sạt lở đất và bồi tụ ở đồng bằng. Hiện tượng này mang đến những ảnh hưởng mang tính hai chiều nhưng nhìn chung ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là đồng bào miền cao.