Thoái hóa đất xảy ra khi có sự suy giảm chất lượng đất do không sử dụng không hợp lý, nông nghiệp, mục đích đô thị hoặc công nghiệp. Nó liên quan đến các thay đổi cấu trúc, trạng thái lý - hóa - sinh của đất. Suy thoái đất giảm độ phì nhiêu, thay đổi độ kiềm, độ chua, độ mặn, lũ lụt, chứa chất độc hại, xói mòn và suy thoái cấu trúc của đất.
Mặc dù thoái hóa đất một cách tự nhiên nhưng nó bị tác động bởi hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu cũng làm suy thoái đất trầm trọng. Với mục tiêu tìm hiểu bản chất suy thoái đất, dưới đây là các nguyên nhân, ảnh hưởng và giải pháp giảm suy thoái chất lượng đất.
Nguyên nhân gây suy thoái đất
Các yếu tố vật lý
- Mưa, dòng chảy, lũ lụt, xói mòn làm thay đổi thành phần, cấu trúc của đất cùng nhiều chất hữu cơ.
- Các tác động vật lý khiến quá trình phong hóa diễn ra nhanh hơn dẫn đến suy giảm độ phì nhiêu của đất.
Các yếu tố sinh học
- Vi khuẩn, nấm phát triển ảnh hưởng đến VSV trong đất vì phản ứng sinh hóa làm giảm năng suất cây trồng.
- Canh tác kém làm cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất làm giảm độ phì nhiêu.
Các yếu tố hóa học
- Thoái hóa đất khi có sự giảm chất dinh dưỡng như kiềm, độ chua hoặc ngập ứng thường xuyên làm thay đổi đặc tính hóa học.
- Các thành phần hóa học dẫn đến sự tích tụ muối, rửa trôi chất dinh dưỡng, giảm khả năng sản xuất như làm đất cứng lại.
Do phá rừng
- Phá rừng dẫn đến các vấn đề khoáng chất, lớp mùn, lớp phủ trên bề mặt đất.
- Nhiều loại thực vật phát triển làm cản trở quá trình thông khí, khả năng giữ nước hoặc hoạt động sinh học.
- Quá trình chặt cây dẫn đến tốc độ xâm nhập, xói mòn và tích tụ chất độc tăng lên.
- Hoạt động khai thác gỗ, đốt nương rẫy khiến đất trở nên kém hiệu quả và kém màu mỡ hơn.
Sử dụng phân bón quá mức
- Khi lạm dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón giảm hàm lượng VSV có ích.
- Nhiều dạng phân bón phức tạp làm thay đổi đặc tính khoáng chất thiết yếu trong đất, thất thoáng chất dinh dưỡng.
- Lạm dụng quá nhiều phân bón làm tăng tốc độ suy thoái, phá hủy đặc tính sinh học của đất.
Hoạt động công nghiệp và khai khoáng
- Việc phát triển công nghiệp và khai thác mỏ phá hủy lớp phủ và giải phóng nhiều chất độc hại vào đất.
- Chất độc từ quá trình công nghiệp vào khí quyển, đất, nguồn nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất (thay đổi đặc tính vật lý - hóa học - sinh học).
Đô thị hóa
- Quá trình đô thị hóa tăng việc xây dựng càng làm tăng việc thoái hóa đất.
- Dòng chảy và trầm tích từ khu vực đô thị thường gây ra hiện tượng ô nhiễm dầu, nhiên liệu, hóa chất hoặc xói mòn nhiều lớp đất bề mặt.
Ảnh hưởng của suy thoái đất
Thay đổi chất lượng đất
- Hằng năm có đến 80% diện tích đất suy giảm và bị ô nhiễm.
- Và 40% diện tích đất nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng vì xói mòn, sử dụng phân bón khiến đất không thể tái sinh.
Hạn hán
- Suy thoái đất khiến tình trạng hạn hán, khô cằn diễn biến phức tạp.
- Các hoạt động như chăn thả quá mức, canh tác kém, nạn phá rừng gây ra tình trạng sa mạc hóa. Nghiêm trọng hơn suy thoái đất còn làm mất đa dạng sinh học.
Gia tăng lũ lụt
- Các thành phần vật chất của đất không ngừng thay đổi khiến đất không còn khả năng thấm nước, khiến lũ lụt thường xuyên hơn.
Giải pháp về thoái hóa đất
Giảm nạn phá rừng
- Tránh nạn phá rừng cũng là cách để phục hồi tài nguyên rừng.
- Khi dân số không ngừng phát triển thì càng phải tăng nhận thức về hoạt động quản lý rừng bền vững và tái trồng rừng.
- Việc giảm thiểu nạn phá rừng, khả năng tái tạo đất có thể phục hồi.
Cải tạo đất
- Xói mòn, suy thoái đất khiến thực vật mất hết chất hữu cơ, chất dinh dưỡng để hấp thụ. Vì thế cần phục hồi chất khoáng, hàm lượng chất hữu ích nhờ việc cải tạo đất.
- Đất nhiễm mặn được khôi phục bằng cách điều chỉnh, kiểm soát độ mặn. Cách cải tạo tốt nhất là trồng nhiều thực vật, cây cối, hoa màu lên khu vực đất bị ảnh hưởng.
Giải pháp tốt nhất cần ngăn chặn quá trình suy thoái, khôi phục lại giá trị sinh hóa của đất bằng cách hạn chế tác động của con người.
moitruonghopnhat.com cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!