Bản đồ Việt Nam hay bản đồ hành chính 63 tỉnh thành với 3 miền và 7 vùng kinh tế với những đặc điểm riêng về địa hình của mỗi tỉnh, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Một công cụ quan trọng trong việc nắm bắt thông tin địa lý và hành chính của quốc gia, và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm lập kế hoạch du lịch, nghiên cứu địa lý, và quản lý tài nguyên.
Bạn đang tìm Bản đồ Việt Nam khổ lớn hay bản đồ hành chính 63 tỉnh thành chi tiết. Dưới đây chúng tôi cập nhật mới nhất về bản đồ Việt Nam gồm 63 tỉnh thành, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương.
Bản đồ Việt Nam thường bao gồm các yếu tố sau:
Bản đồ hành chính Việt Nam được chia ra thành 63 tỉnh thành phố, 3 miền và 7 vùng kinh tế, mỗi vùng có địa hình, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội riêng biệt. Với bản đồ hành chính của 63 tỉnh thành Việt Nam, bạn sẽ có cơ hội hiểu được diện tích, lãnh thổ, tình hình xã hội, thông tin giao thông của từng tỉnh một cách toàn diện và khách quan.
Dưới đây, Dân Đầu Tư đã cập nhật hình ảnh bản đồ Việt Nam mới nhất gồm 63 tỉnh thành, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương.
Việt Nam với quốc hiệu chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với các nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Nước Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa, với duy nhất một đảng chính trị lãnh đạo, đứng đầu là Chính phủ, Đảng Cộng sản đứng đầu bởi Tổng Bí thư; Chủ tịch nước có các quyền trong đó: Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh; Tổng Tư lệnh vũ trang; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Thủ tướng, Chánh án tối cao, Kiểm sát tưởng tối cao.
Quốc gia Việt Nam với tổng diện tích đất khoảng 331.212 km², có đường biên giới dài 4.639 km (đất liền), đường bờ biển dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông.
Bản đồ hành chính Việt Nam hay gọi tắt là bản đồ Việt, đây là loại bản đồ thể hiện chi tiết các tỉnh thành về địa lý, giao thông. Dưới đây là những hình ảnh bản đồ các tỉnh Việt Nam mới nhất của năm 2023, Hi vọng bạn có thể xem bản đồ hành chính Việt Nam một cách tổng quát nhất.
Nước ta được chia làm 63 tỉnh (chứ không phải 64 tỉnh thành) thành phố trực thuộc Trung ương với thủ đô là Hà Nội, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ).
Dân số Việt Nam hơn 93 triệu dân và có mật độ dân số cao thứ 15 trên thế giới trên diện tích tự nhiên là 331.698 km2. Đặc điểm địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, chiếm ¾ diện tích, trong khi địa hình đồng bằng và trung du chỉ chiếm ¼ diện tích cả nước.
Về địa hình: Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Về địa lý: Nước Việt Nam có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và Nam giáp Biển Đông, nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia và là thành viên của Liên Hiệp Quốc (năm 1977), ASEAN (năm 1995), WTO (2007).
Link tải File hình ảnh bản đồ Việt Nam độ phân giải cao gồm file vector AI, EPS (Adobe Illustrator), JPG/JPEG, CDR, PNG tách nền để bạn dễ dàng tải file, chỉnh sửa phù hợp để các bạn chuyên thiết kế sử dụng cho thiết kế in ấn ấn phẩm, bản đồ hướng dẫn du lịch, bản đồ hành chính, bản đồ dạy học, banner sự kiện hành chính, in tư liệu tham khảo thiết kế logo, banner
Link tải xuống miễn phí hình bản đồ Việt Nam vector: Tải file bản đồ Việt Nam vector, AI, JPG/JPEG, CDR, PNG
Thông tin file bản đồ Việt Nam vector
Lưu ý: Nếu bạn có bạn đồ hành chính Việt Nam size lớn, hay file PDF một cách chi tiết, Chúng tôi sẽ UP lên đây để cộng đồng có sự trải nghiệm tốt hơn. Chúng tôi chân thành cảm ơn bạn đã vì chung tay cùng cộng đồng, giúp ích cho mọi người. Bạn có thể Download bản đồ các tỉnh thành Việt Nam bằng cách click vào hình và tải về.
Tổng hợp tất các loại bản đồ Việt Nam bằng tiếng anh, tiếng việt khổ lớn mới nhất năm 2023
Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là một quốc gia ở phía đông của bán đảo Đông Dương ở Đông Nam Á. Thủ đô là Hà Nội từ năm 1976 và Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia và là thành viên của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN, WTO, Phong trào Không liên kết.
Đất nước Việt Nam từng trải qua các thời kỳ phong kiến Trung Quốc và các triều đại độc lập trước khi trở thành thuộc địa của Pháp vào khoảng nửa sau thế kỷ XIX. Thất bại Điện Biên Phủ năm 1954 khiến quân Pháp phải rút lui, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam thống nhất năm 1975. Năm 1986, Đảng Canh tân định vị Việt Nam là cực kinh tế của thế giới. Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới kể từ năm 2000, mặc dù đất nước này cũng phải đối mặt với những thách thức như nghèo đói, tham nhũng và phúc lợi xã hội không đầy đủ.
Vị trí địa lý
Nước Việt Nam có vị trí địa lý: Phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam tiếp giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và Nam giáp Biển Đông, đồng thời nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia và là thành viên của Liên Hiệp Quốc (năm 1977), ASEAN (năm 1995), WTO (2007).
Về địa hình, Việt Nam có địa hình đồi núi chiếm 3/4 và tập trung ở vùng trung tâm và phía tây, còn lại là vùng phù sa châu thổ nơi hai hệ thống dẫn nước lớn là sông Hồng và hệ thống sông Hồng cùng tồn tại. Địa hình Việt Nam nhấp nhô có ảnh hưởng lớn đến điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu. Điều này lại ảnh hưởng đến điều kiện sống và cuối cùng là điều kiện kinh tế.
Diện tích dân số
Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km. Đặc điểm địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, chiếm ¾ diện tích, trong khi địa hình đồng bằng và trung du chỉ chiếm ¼ diện tích cả nước.
Dân số Việt Nam hơn 93 triệu dân và có mật độ dân số cao thứ 15 trên thế giới trên diện tích tự nhiên là 331.698 km2.
Đơn vị hành chính
Phân cấp hành chính Việt Nam gồm 3 cấp: cấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. Việt Nam được chia ra 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương với thủ đô là Hà Nội. Tổng cộng có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh và tương đương.
Bản đồ Việt Nam 63 tỉnh thành và bản đồ các miền, các vùng kinh tế Việt Nam
Khoảng cách giữa cực bắc nam Việt Nam theo đường chim bay là 1650 km. Vị trí chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình chưa đầy 50 km. Đường biên giới đất liền dài 4.550 km. Diện tích gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy, cùng hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm, gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà nhà nước tuyên bố chủ quyền.
Khu công nghiệp ở Việt Nam là khu vực để phát triển công nghiệp theo một quy hoạch của mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng, còn những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.
Việt Nam gồm 63 tỉnh thành với 3 miền và 7 vùng kinh tế. Mỗi vùng đều có những đặc điểm riêng về địa hình, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Thông qua bản đồ tỉnh thành Việt Nam, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và khách quan về những thông tin diện tích, địa phận, điều kiện xã hội, giao thông của các tỉnh thành.
Hướng dẫn cách tra cứu bản đồ Việt Nam: Các bạn nhấn vào hình bản đồ, sau đó phóng to và tải size về.
Bản đồ hành chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam mới nhất năm 2023 (Hình ảnh bản quyền của Công ty Tư vấn Invert Việt Nam, bạn có thể lấy ảnh này về website nhưng phải dẫn nguồn)
Miền Bắc có tọa độ địa lý bắt đầu từ vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc. Chiều dài của miền vào khoảng 1.650km. Chiều ngang của miền được tính từ Đông sang Tây đo được là 600km. So với miền Trung và miền Nam thì chiều ngang của miền Bắc lờn hơn cả.Miền Bắc nằm ở cực Bắc của tổ quốc, phía Bắc thì giáp Trung Quốc, phía tây giáp với Lào, phía Đông giáp biển và phía nam giáp miền Trung. Vùng đất của miền này có bề mặt thấp dần và có xu hướng xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Miền Bắc Việt Nam (Bắc Bộ) là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía bắc nước Việt Nam và được ví như là “trái tim của cả nước” với trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa là Thủ đô Hà Nội. Bắc Bộ được chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm như sau:
+ Đông Bắc bộ (bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.)
+ Tây Bắc bộ (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La). Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.
+ Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.)
Bản đồ các tỉnh miền Bắc Việt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn
Miền Bắc được hiểu là phần lãnh thổ các tỉnh từ Hà Giang tới Ninh Bình. Vùng lãnh thổ miền Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:
Địa hình của miền Bắc khá phức tạp và đa dạng với nhiều bờ biển, núi đồi, đồng bằng và cả thềm lục địa. Không chỉ thế, nên văn hóa của miền Bắc cũng rất phong phú. Địa hình và địa chất ở miền Bắc được hình thành từ rất lâu đời và có sự phong hóa cực kỳ mạnh mẽ. Với tấm bản đồ miền Bắc trong tay sẽ dễ dàng giúp cho bạn tìm hiểu và phân tích kỹ càng hơn về toàn cảnh miền Bắc.
Nền nhiệt trung bình trong năm của miền Bắc tương đối cao, độ ẩm lớn hơn so với miền Trung và miền Nam. Khí hậu của miền Bắc cũng khá đa dạng và phức tạp. Do chịu ảnh hưởng khí hậu lục địa Trung hoa nên khí hậu miền Bắc mang tính chất lục địa gió mùa. Tuy nhiên, có một phần của khu vực Duyên Hải thì lại có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và gió mùa ẩm.
Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Khu vực này được chia thành 3 vùng kinh tế như sau:
Bản đồ miền Trung
Địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ. Miền trung nước ta có diện tích cồn cát lớn trải dài từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận.
Khí hậu Trung Bộ được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía bắc đèo Hải Vân). Vào mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng đông bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ. Đến mùa hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa tây nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân). Gió mùa đông bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãy núi Bạch Mã. Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực.
Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ.
Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Khu vực này chia làm 2 vùng chính:
Bản đồ miền Nam
Khu vực đồi núi tập trung nhiều ở địa phận phía đông nam Bộ như núi Chứa Chan (Đồng Nai) với độ cao lên đến 839 m, tiếp đó là núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 461 m, Bà Rá (Bình Phước) cao 736 m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986 m, núi Bao Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 529 m,… Dãy Hàm Ninh thuộc tỉnh Kiên Giang và dãy Thất Sơn thộc tỉnh An Giang đều nằm ở hướng tây của khu vực
Miền nam Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nên ở nơi đây nền nhiệt ẩm có sự phong phú chủ yếu, cùng với ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt của miền Nam giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình năm từ 80 - 82%. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. 966 - 1325mm là biên độ dao động lượng mưa trong một năm. Với khí hậu thuận lợi kèm theo miền Nam được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tuyệt đẹp với những khu du lịch, địa điểm tham quan nổi tiếng cả nước là điều thu hút hàng ngàn khách du lịch đến với nơi đây hàng năm.
Trung du và miền núi phía Bắc gồm 15 tỉnh chia thành Tây Bắc và Đông Bắc. Trong đó:
Bản đồ trung du và miền núi Bắc Bộ
Tổng diện tích của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là: 100.965 km², tổng dân số tính đến ngày 1/4/2019 là 13.853.190 người, mật độ dân số đạt 137 người/ km².
Địa hình chủ yếu của vùng kinh tế này là cao nguyên, đôi và núi thấp. Đất feralit đỏ vàng và đất phù sa bạc màu được bồi đắp bởi những con sông. Vì trình độ canh tác lạc hậu và mật độ dân số ở miền núi còn thấp nên hiệu quả kinh tế không cao.
So với miền núi, vùng Trung du có điều kiện thuận lợi hơn nhờ hệ thống giao thông thuận lợi, trình độ canh tác được cải thiện cho năng suất lao động tốt. Các loại cây trồng chủ yếu gồm: hồi, chè, cây ăn quả, cây cận nhiệt, cây dược liệu, đỗ tương, sắn…
Miền Tây Nam Bộ là một trong 7 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, bao gồm 13 tỉnh thành phố, nằm ở phía Nam của Việt Nam.
Vị trí địa lý
Miền Tây Nam Bộ có vị trí địa lý nằm ở phía Nam của Việt Nam, tiếp giáp với các vùng kinh tế - xã hội sau:
Bản đồ các tỉnh miền tây
Địa hình
Miền Tây Nam Bộ có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, chiếm khoảng 90% diện tích.
Khí hậu
Miền Tây Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 độ C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.800 - 2.000 mm.
Dân cư
Miền Tây Nam Bộ có dân cư đông đúc, với dân số khoảng 17,5 triệu người (năm 2022). Dân cư chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số như Khmer, Chăm, Hoa,…
Kinh tế
Miền Tây Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, với nền kinh tế phát triển đa dạng, bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Các tỉnh thành phố thuộc miền Tây Nam Bộ
Miền Tây Nam Bộ có 13 tỉnh thành phố, bao gồm:
Đồng bằng Bắc Bộ là một trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam rất quan trọng. Các tỉnh và thành phố của vùng kinh tế này gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hải Nam, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình.
Tổng diện tích toàn vùng là 20.973 km² chiếm 7% so với tổng diện tích cả nước. Dân số thống kê tới 1/4/2019 là 22.543.607 người, chiếm 22% tổng dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình 1.060 người/ km².
Vùng đồng bằng Sông Hồng có vị trí và khí hậu thuận lợi để trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm như: lúa, su hào, cải bắp. Đặc biệt đất phù sa màu mỡ được sông ngòi bồi đắp hàng năm, cùng sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật hiện đại càng làm tăng hiệu quả sản xuất.
Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Tổng diện tích khoảng 5, 15 triệu ha (chiếm 10,5% tổng diện tích cả nước), dân số khoảng 10,5 triệu dân (chiếm 15,5% tổng dân số cả nước), mật độ dân số 204 người/ km².
Bản đồ Bắc Trung Bộ
Địa hình Bắc Trung Bộ khá hẹp, chủ yếu là đồi núi. Thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên có lũ, bão và gió Lào thổi vào. Trình độ canh tác còn thấp, chưa áp dụng hiệu quả công nghệ hiện đại. Sản phẩm nông nghiệp chính là: tiêu, cao su, mía đường, cam, bưởi…
Tuy nhiên do có vùng bờ biển dài nên vùng kinh tế Bắc Trung Bộ có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cao nhất cả nước.
Nối tiếp 7 vùng kinh tế của Việt Nam là duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh và thành phố trực thuộc gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.
Tổng diện tích là 45.000 km² (chiếm 13,6% tổng diện tích cả nước), dân số khoảng 10 triệu dân (chiếm 10,7% tổng dân số cả nước) và mật độ dân số trung bình 230 người/ km².
Bản đồ vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Bên cạnh đó, nhờ biết áp dụng các thành tựu khoa học hiện đại vào sản xuất, cùng hệ thống giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Sản phẩm nông nghiệp chính là: lúa, cây ăn quả lâu năm và cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng kinh tế Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Tổng diện tích 5,5 triệu ha (chiếm 16,4% tổng diện tích cả nước), số dân khoảng 5,7 triệu người (chiếm 5,9% tổng số dân cả nước), mật độ dân số bình quân 104 người/ km².
Bản đồ vùng Tây Nguyên
Địa hình chủ yếu của Tây Nguyên là các cao nguyên bazan rộng lớn. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa khô và mùa mưa. Mặc dù có giao thông khá thuận lợi, nhưng do canh tác nông nghiệp còn lạc hậu nên hiệu quả kinh tế không cao. Sản phẩm nông nghiệp chính là: chè, cao su, cà phê…
Đông Nam Bộ là một trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam với các tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.
Tổng diện tích là 32.564,4 km², dân số khoảng 17.828.907 người và mật độ dân số trung bình 706 người/ km².
Bản đồ Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp khi có đất phù sa xám màu mỡ và đất bazan rộng lớn. Hệ thống giao thông thuận lợi, nhiều nhà máy mở ra, biết áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật nên kinh tế khá phát triển. Sản phẩm nông nghiệp chính là: cao su, cà phê, điều, đậu tương, mía…
Vùng đồng bằng Sông Cửu Long gồm các tỉnh và thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Tổng diện tích là 40.547,2 km², dân số khoảng 17.367.169 người. Vùng kinh tế này là nơi có sản lượng lúa nước cao nhất Việt Nam. Ngoài ra với ngư trường rộng, nhiều vịnh biển nông nên việc nuôi trồng thủy hải sản rất thuận lợi. Sản phẩm nông nghiệp chính là: mía, lạc, đỗ…
Bản đồ du lịch VIệt Nam, Click vào hình để xem kích thước lớn
Bản đồ khu vực kinh tế công nghiệp là tài liệu cung cấp thông tin về phân bố kinh tế và công nghiệp trong một quốc gia. Từ bản đồ này, bạn có thể hiểu rõ về các ngành sản xuất, vị trí của các khu công nghiệp, cũng như quy mô của chúng. Thông qua việc xem xét bản đồ kinh tế công nghiệp, các nhà quy hoạch sẽ có cái nhìn toàn diện, từ đó đề xuất các hướng phát triển chiến lược cho từng khu vực.
” alt=”Bản đồ kinh tế Việt Nam” width=”1000″ height=”1400″ /> Bản đồ kinh tế Việt Nam[/caption]
Bản đồ các khu công nghiệp và kinh tế được thiết kế một cách dễ nhìn, với thông tin được hiển thị rõ ràng trong từng ô hình. Mỗi ô hình trên bản đồ đại diện cho một khu kinh tế hoặc một khu công nghiệp trong khu vực. Các vùng có sự tập trung cao về khu công nghiệp thường đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế.
Bản đồ lịch sử của Việt Nam ghi chép về sự biến động không ngừng qua các thời kỳ, được thể hiện thông qua những triều đại được công nhận. Trải qua những giai đoạn khác nhau, lãnh thổ của Việt Nam có thể trải qua sự mất mát hoặc bổ sung trong các cuộc xung đột và chiến tranh. Nước Việt Nam xuất phát từ vùng châu thổ sông Hồng và qua các giai đoạn lịch sử, lãnh thổ của nó đã mở rộng đến Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hiện nay, Việt Nam hiện có 2360 con sông dài trên 10 km (93% là các con sông ngắn và nhỏ) và có 23 sông xuyên biên giới (sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Đà), chảy liên tỉnh được đưa vào danh mục quản lý của Cục đường sông Việt Nam theo quyết định số 1989 ngày 1-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 6.734,6 km được xem là tuyến đường sông quốc gia.
Bản đồ Việt Nam bằng Tiếng Anh chi tiết các hòn đảo, Click vào hình để xem kích thước lớn
Khu vực Đông Nam Bộ là trung tâm nền kinh tế phát triển hàng đầu của Việt Nam. Nó bao gồm các tỉnh thành có đóng góp lớn nhất vào GDP của cả nước, như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, và Long An.
Bằng cách nhìn vào bản đồ, có thể nhận thấy rằng Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Vũng Tàu đóng vai trò quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh một mình đóng góp khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn khu vực. Bà Rịa - Vũng Tàu nổi lên như trung tâm công nghiệp khai thác dầu và khí.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất công nghiệp, khu vực cũng đối mặt với nhiều khó khăn, như hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển sản xuất và chất lượng môi trường đang giảm sút.
Dựa vào bản đồ khí hậu của Việt Nam, khu vực Đông Nam Bộ thuộc vùng khí hậu Nam Bộ, có đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa và nằm gần cận xích đạo. Với điều kiện nhiệt độ ẩm, ánh nắng dồi dào, và thời gian bức xạ dài, Đông Nam Bộ trải qua biên độ ngày và đêm khá ôn hòa qua các tháng trong năm.
Độ ẩm trung bình của khu vực này dao động từ 80 - 82%. Khí hậu ở đây được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Thông thường, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 11, trong khi mùa khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4.
Với lượng mưa trung bình dao động từ 966 đến 1325 mm, Đông Nam Bộ đóng góp hơn 80% tổng lượng mưa trong năm. Phân bố mưa tương đối đồng đều trên các khu vực, nhưng giảm dần từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Thành phố trực thuộc trung ương là một loại hình đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam. Đây là các thành phố nằm dưới sự quản lý của trung ương. Khác với các thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là chỉ tương đương cấp huyện, thì Thành phố trực thuộc trung ương tương đương cấp tỉnh.
Việt Nam hiện có năm thành phố trực thuộc trung ương, gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Tp.Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Liên hệ:
Meey Map | Cập Nhật Thông Tin Quy Hoạch Mới Nhất.
Meey Map là nền tảng bản đồ tìm kiếm Bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thuộc CÔNG TY TNHH CHUYỂN ĐỔI SỐ BẤT ĐỘNG SẢN
Bộ phận kinh doanh
Link nội dung: https://getairvestal.com/ban-do-viet-nam-phong-to-moi-nhat-2024vector-3d-full-63-tinh-a12873.html