Đặc trưng sinh lý của âm: Lý thuyết và bài tập

1. Những đặc trưng sinh lý của âm thanh

2.1 Đặc trưng về độ cao

- Độ cao của âm là một trong những đặc trưng sinh lý gắn liền với tần số của âm

- Tần số càng lớn thì âm thanh nghe càng thanh và cao, ngược lại tần số càng nhỏ thì âm nghe càng trầm và thấp.

2.2 Đặc trưng về độ to

- Độ to của âm là một trong những đặc trưng sinh lý của âm thanh gắn liền với đặc trưng vật lý về mức cường độ âm.

- Không thể lấy mức độ cường âm làm số đo độ to của âm được

- Độ to của âm phụ thuộc vào tần số của âm, mức cường độ âm và cường độ âm

- Cường độ âm càng lớn thì âm thanh nghe được càng lớn.

+ Ngưỡng nghe: Là cường độ âm nhỏ nhất tai nghe được

+ Ngưỡng đau: là cường độ âm lên đến 10W/m2. Âm thanh nghe thấy khiến tai có cảm giác nhức nhối trong mọi tần số.

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập và xây dựng lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý hiệu quả.

Đặc trưng sinh lý của âm: Lý thuyết và bài tập

2.3 Đặc trưng về âm sắc

- Chúng ta có thể phân biệt được các loại nhạc cụ khác nhau vì chúng có âm sắc khác nhau mặc dù các nhạc cụ đó có phát ra âm thanh cùng một độ cao.

- Âm thanh do nhạc cụ phát ra có cùng một độ cao, cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng lại có dạng khác nhau.

=> Âm sắc là một trong những đặc trưng sinh lý của âm thanh, giúp chúng ta phân biệt được các nguồn âm khác nhau. Âm sắc có mối quan hệ mật thiết với đồ thị dao động âm.

2. Câu hỏi trắc nghiệm về đặc trưng sinh lý của âm

2.1 Phần câu hỏi

Câu 1: Độ to là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào?

A. Tần số âm

B. Biên độ âm

C. Tần số và biên độ âm

D. Mức cường độ âm.

Câu 2: Hai nhạc cụ phát ra âm thanh khác nhau do

A. độ to

B. cả độ to, âm sắc và độ cao

C. âm sắc

D. độ cao và độ to

Câu 3: Âm sắc là đặc trưng sinh lý gắn liền với đặc trưng vật lý nào?

A. Tần số âm

B. Mức cường độ âm

C. Đồ thị dao động âm

D. Cường độ âm

Câu 4: Bài hát " Tiếng đàn bầu" có câu " cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha". Hai yếu tố " thanh" và " trầm" là đặc trưng nào của âm thanh?

A. Cường độ âm

B. Độ cao của âm

C. Âm sắc của âm

D. Độ to của âm

Câu 5: Hai âm thanh có cùng độ cao thì có cùng

A. bước sóng

B. biên độ.

C. cường độ.

D. tần số.

Câu 6: Tiếng la hét 80 dB có cường độ lớn gấp bao nhiêu lần tiếng nói thầm 20 dB?

A. 106 lần

B. 105 lần

C. 108 lần

D. 109 lần

Câu 7: Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 20 dB tỉ số cường độ âm của chúng là

A. 500

B. 200

C.100

D. 50

Câu 8: Một sóng âm có chu kỳ 100ms. Sóng âm này là

A. là âm nghe được.

B. là siêu âm.

C. truyền được trong chân không.

D. là hạ âm.

Câu 9: Một sóng âm truyền trong không khí, trong các đại lượng bước sóng, độ cao của âm, biên độ sóng, tần số sóng đại lượng nào không phụ thuộc vào những đại lượng còn lại?

A. biên độ sóng.

B. bước sóng.

C. độ cao của âm.

D. tần số sóng.

Câu 10: Một âm có tần số xác định truyền trong không khí, nước và nhôm với tốc độ tương ứng là v1, v2, v3. Nhận định nào sau đây đúng?

A. v123

B. v1>v2>v3

C. v1= v2=v3

D. v1> v3>v2

Câu 11: Cho các chất sau: nước, sắt, không khí ở 25oC, không khí ở 0oC. Sóng âm truyền nhanh nhất trong?

A. không khí ở 0oC

B. nước

C. không khí ở 25oC

D. sắt

Câu 12: Một lá thép mỏng được cố định một đầu, một đầu kích thích để dao động với chu kì là 0,05s. Âm thanh do lá thép phát ra là

A. hạ âm

B. âm nghe được

C. truyền được trong chân không

D. siêu âm Câu 13: Sự trầm bổng của âm thanh được mô tả:

A. âm sắc của âm

B. mức cường độ âm

C. độ cao của âm

D. độ to của âm

Câu 14: Sóng âm có chu kỳ 80 ms. Sóng âm này:

A. là hạ âm

B. là siêu âm

C. là âm nghe được

D. truyền được trong chân không

Câu 15: Hai âm có cùng độ cao sẽ có cùng:

A. biên độ

B. tần số

C. mức cường độ âm

D. cường độ âm

>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức Vật Lý 12

Câu 16. So sánh sự vỗ cánh nhanh hay chậm của con ong với con ruồi, người ta dựa vào đặc trưng sinh lý nào?

A. Cường độ âm

B. Âm sắc

C. Độ to

D. Độ cao

Câu 17: Âm sắc là?

A. một đặc trưng sinh lí của âm

B. một đặc trưng vật lí của âm

C. một tính chất giúp ta nhận biết các nguồn âm

D. màu sắc của âm

Câu 18: Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào?

A. âm sắc

B. môi trường truyền âm

C. độ to của âm

D. cường độ âm

Câu 19: Hai nhạc cụ cùng phát ra âm thanh có số các họa âm và cường độ các họa âm khác nhau thì âm tổng hợp không thể giống nhau về

A. âm sắc

B. độ to

C. cường độ âm

D. mức cường độ âm.

Câu 20. Chọn phát biểu sai:

A. Con người phát ra âm thanh có đồ thị dao động hình sin

B. Âm thanh do đàn ghi ta phát ra có đồ thị dao động hình sin

C. Âm có tần số 600Hz cao gấp đôi âm có tần số 300Hz

D. Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của mỗi nguồn âm

2.2 Phần đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

C

B

D

A

C

D

A

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

C

A

B

D

A

B

A

C

Bộ sách cán đích 9+ giúp bạn ẵm trọn 27 điểm thi thắng tiến vào trường đại học. Nhanh tay đăng ký bạn nhé!

Đặc trưng sinh lý của âm: Lý thuyết và bài tập

Hy vọng những kiến thức về đặc trưng sinh lý của âm sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về âm thanh. Những đặc trưng sinh lý của âm là phần kiến thức không quá dài và khó, các em chỉ cần chú ý ghi nhớ những nội dung trọng tâm là có thể trả lời được các câu hỏi vận dụng lý thuyết trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Link nội dung: https://getairvestal.com/dac-trung-sinh-ly-cua-am-ly-thuyet-va-bai-tap-a12922.html