WWF là gì? Mục đích hoạt động Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên

WWF có tên tiếng anh đầy đủ là World Wide Fund For Nature. Được biết tới với tên gọi Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên hay Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn Cầu. Đây là một trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên hoạt động ở nước ta. Vậy WWF là gì? Mục đích hoạt động của WWF ra sao?

WWF là gì?

Chắc bạn đã từng nghe đến từ WWF rất nhiều nhưng lại không biết nó là gì? Vậy WWF là gì? WWF là một tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và còn được biết đến tên gọi khác là Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên. Đây là một trong những tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

WWF là gì? Mục đích hoạt động Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên
WWF là tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên hoạt động đa quốc gia trên thế giới

Tên cũ được gọi của tổ chức WWF đó là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới hoặc Quỹ Bảo vệ Đời sống Thiên nhiên Thế giới. Tổ chức này hoạt động rất rộng lớn với hơn 5 triệu người ủng hộ trên toàn thế giới và làm việc tại hơn 100 quốc gia. Họ đã hỗ trợ khoảng 1300 dự án bảo tồn và môi trường trên thế giới.

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF đã đầu tư hơn 1 tỷ đô là vào hơn 12000 sáng kiến bảo tồn bắt đầu từ năm 1995. Đặc biệt, WWF là một nền tảng với 55% tài trợ từ các cá nhân và các cuộc điều tra, có 19% viện trợ của chính phủ và 8% từ tập đoàn năm 2014.

WWF là gì? Mục đích hoạt động Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên
Bảo vệ động vật chính là bảo vệ và cân bằng cuộc sống của con người

Xem thêm:

Lịch sử hình thành WWF là gì?

WWF được ra đời ngày 11 tháng 9 năm 1961 tại Thụy Sĩ với cái tên World Wildlife Fund. Chi nhánh đầu tiên của tổ chức được đặt tại Thụy Sĩ, Anh và Hoa Kỳ. Sau đó được mở rộng sang Áo, Đức, Hà Lan và Nam Phi. Hiện nay, đã có 59 quốc gia trên toàn thế giới có chi nhánh của WWF, trong đó có Việt Nam.

Năm 1986, trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt động. WWF được đổi tên thành World Wide Fund For Nature. Biểu tượng của tổ chức này là hình phác họa của một con gấu trúc lớn có tên là Chi Chi được di chuyển từ Sở thú Bắc Kinh đến Sở thú Luân Đôn vào năm 1958.

Mục tiêu của WWF là gì?

WWF mong muốn giảm bớt sự tàn phá thiên nhiên thế giới để xây dựng một tương lai mà con người sống hòa hợp cùng thiên nhiên.

WWF là gì? Mục đích hoạt động Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên
Mục tiêu của WWF là gì?

WWF-Việt Nam

Từ những năm của thập niên 90, WWF đã hợp tác với chính phủ Việt Nam trong các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ hiện tại cũng như tương lai. Bằng việc tài trợ và thực hiện các chương trình với mục đích bảo vệ, duy trì và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Từ đó đến nay, WWF đã hợp tác với chính phủ nước ta trong rất nhiều lĩnh vực tại các địa phương trên cả nước.

Trụ sở đầu tiên đặt tại Hà Nội, chương trình WWF-Indochina mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực đông dương là Lào và Campuchia. Năm 2006, WWF-Thái Lan cùng với WWF-Indochina hình thành WWF-Greater Mekong. Năm 2014, WWF-Greater Mekong đã mở chi nhánh thứ 5 của tổ chức tại Myanmar. WWF-Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các dự án của WWF tại Việt Nam.

WWF cam kết duy trì sứ mệnh “Ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường tự nhiên tại Việt Nam và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hòa với thiên nhiên.”Đó là:

Tầm nhìn của WWF-Việt Nam tới năm 2030

Việc sử dụng tài nguyên của người dân Việt Nam nằm trong giới hạn thiên nhiên có thể cung cấp, nhằm đảm bảo đa dạng loài và các hệ sinh thái cũng như các dịch vụ quan trọng chúng mang lại, hướng tới một tương lai ổn định và bền vững hơn.

Tính nguyên vẹn hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại những khu vực ưu tiên của Việt Nam được duy trì và phục hồi, góp phần vào việc bảo tồn sự toàn vẹn hệ sinh thái của khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng.

WWF là gì? Mục đích hoạt động Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên
Tầm nhìn của WWF-Việt Nam tới năm 2030

Hoạt động của Quỹ quốc tế bảo tồn động vật hoang dã

Trong biên bản thành lập có ghi hoạt động của WWF là “bảo vệ động vật, thực vật, rừng, nước, cảnh quan, nền đất và những nguồn tài nguyên thiên nhiên qua sự mua và quản trị những khu vực. Những khoản tài trợ sẽ được sử dụng cho việc giáo dục và nghiên cứu các tầng lớp, thông tin công chúng, điều hợp những cố gắng và liên kết những nhóm quan tâm”.

Theo đó, WWF tạo sự khác biệt với những tổ chức bảo vệ môi trường khác là chú trọng vào những công việc vận động hành lang cổ điển. Kết nối với những công ty thương mại để tài trợ những dự án bảo vệ hệ sinh thái lâu dài. Thay vì tạo những chiến dịch nổi bật gây dư luận và thu hút truyền thông đại chúng ngắn hạn như tổ chức Hòa bình xanh.

Trong quá trình hoạt động, WWF đã mở rộng phạm vi hoạt động trở thành một tổ chức bảo vệ thiên nhiên đại trà, đặc biệt chú trọng về việc ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính gây ra do sự nóng lên của khí hậu trái đấ,.Thành lập những khu vực được bảo vệ để bảo vệ dài hạn những động- và thực vật bị đe dọa, thay vì chỉ nhắm vào động- thực vật hoang dã như mục tiêu ban đầu.

Từ năm 1961, WWF đã tài trợ cho khoảng 12.000 dự án trong 154 quốc gia và 1.500.000 cây số vuông đã sắp chuyển thể thành vườn quốc gia.

Xem thêm:

Kết luận

Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số thông tin về Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF là gì. Mong rằng Xuyên Việt Media đã cung cấp đến bạn đọc nội dung có ý nghĩa và thiết thực trong cuộc sống.

Link nội dung: https://getairvestal.com/wwf-la-gi-muc-dich-hoat-dong-quy-quoc-te-bao-ve-thien-nhien-a13248.html