Rối loạn chuyển hoá axit amin là bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường chuyển hoá axit amin, dẫn tới ứ đọng các chất chuyển hoá gây độc cho cơ thể và các tế bào.
Khi cơ thể chúng ta ăn thức ăn có đạm (protein), protein sẽ được chuyển hoá thành axit amin (9 axit amin cần thiết và 12 axit amin không cần thiết). Các axit amin sẽ tiếp tục được chuyển hoá để cung cấp năng lượng và cấu tạo nên cơ thể.
Khi bị thiếu hụt một trong các enzyme chuyển hoá axit amin thì con đường chuyển hoá sẽ bị tắc nghẽn. Kết quả dẫn tới các chất chuyển hoá trước chỗ tắc tăng quá mức bình thường và gây độc cho các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Các cơ quan bị gây độc nhiều nhất là não, gan, thận, tim.
Ví dụ: Trong bệnh Mapple Syrup Urine Disease (bệnh nước tiểu mùi siro cây phong) là thiếu các enzyme chuyển hoá dẫn tới tăng quá mức 3 axit amin cần thiết Leucine, Isoleucine, Valine. Kết quả là gây tổn thương não, gan do tăng Leucine quá mức. Hay trong bệnh rối loạn chuyển hoá propionic máu là thiếu các enzyme chuyển hoá propionyl - CoA dẫn đến tăng cao lượng axit propionic trong máu làm tổn thương các tế bào não và tuỷ xương.
Đột biến các gen chịu trách nhiệm sản xuất các enzyme chuyển hoá axit amin.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường biểu hiện bệnh trước 18 tháng tuổi. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng đa dạng, không điển hình nên dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý viêm não - màng não, nhiễm trùng huyết, bại não. Các biểu hiện lâm sàng điển hình của rối loạn chuyển hoá axit amin:
Dựa vào các xét nghiệm hoá sinh hiện đại như định lượng axit amin, phân tích axit amin hữu cơ niệu và phân tích gen gây bệnh.
Nhóm bệnh này có thể chẩn đoán sớm trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng qua chương trình sàng lọc sơ sinh các nhóm bệnh rối loạn chuyển hoá.
Thăm khám định kỳ, kiểm tra các chức năng sinh hoá và huyết học, phát triển thể chất và tinh thần…
Quy luật di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường
Nếu bố, mẹ là người mang gen thì khả năng 25% số con bình thường, 25% số con có biểu hiện bệnh và 50% số con là người mang gen giống bố mẹ.
Nếu chỉ có bố hoặc mẹ là người mang gen thì thế hệ sau không có con bị biểu hiện bệnh, 50% số con là người mang gen, 50% số con hoàn toàn bình thường.
Sàng lọc sơ sinh được thực hiện cho trẻ từ 36 - 72 giờ đầu sau sinh bằng cách lấy máu gót chân, giúp phát hiện sớm nhiều nhóm bệnh khi chưa có triệu chứng:
Trung tâm Nội tiết, Chuyển hoá, Di truyền và Liệu pháp phân tử cùng Khoa Hóa sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương là địa chỉ duy nhất trong cả nước thực hiện được toàn bộ 6 bước của hệ thống sàng lọc sơ sinh, bao gồm:
1. Tư vấn cho gia đình về lợi ích và hiệu quả của sàng lọc sơ sinh
2. Thu thập mẫu máu gót chân, làm xét nghiệm
3. Khẳng định chẩn đoán với các chuyên gia hàng đầu
4. Thông báo và tư vấn kết quả xét nghiệm cho gia đình
5. Điều trị và theo dõi bệnh nhân
6. Tổng kết, đánh giá hiệu quả của sàng lọc sơ sinh
Phòng khám Trung tâm Nội tiết, Chuyển hoá, Di truyền & Liệu pháp phân tử
Trung tâm Nội tiết, Chuyển hoá, Di truyền & Liệu pháp phân tửBệnh viện Nhi Trung ương
Link nội dung: https://getairvestal.com/roi-loan-chuyen-hoa-axit-amin-a13387.html