Phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phát biểu tại Diễn đàn Đối thoại chính sách cao cấp thuộc khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6

Cơ sở hạ tầng đóng một vài trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển. Khoa Công trình luôn mở rộng cánh cửa chào đón những tân sinh viên, những kỹ sư tương lai, từ đó đóng góp một phần công sức vào quá trình kiến thiết đất nước, với những công trình “của người Việt, do người Việt”.

Tầm quan trọng của việc đầu tư CSHT đối với phát triển kinh tế

Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ, vốn đầu tư, gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hướng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là những nước có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển. Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát phát triển, trong đó có Việt Nam và một số thành viên GMS. Ở Việt Nam với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua Chính phủ đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng. Khoảng 9 - 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh…

Cơ sở hạ tầng đi trước một bước ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua tương đối ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc (tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 đã vượt mức kế hoạch đề ra, ước tính khoảng 6,7% cả năm). Nợ công có xu hướng giảm. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu tư, tới nay đã một phần đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại về kinh tế - xã hội.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số có quy mô nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hiện toàn quốc mới có 765 km đường bộ cao tốc đã hoàn thành và đi vào khai thác (tính đến 2016). Hệ thống đường sắt chủ yếu khổ 1 m được xây dựng kể từ thời Pháp thuộc, tới nay đã hơn 100 năm rất lạc hậu và có thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng không, toàn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc tế, tuy nhiên phần lớn các sân bay có quy mô còn hạn chế, chưa sân bay nào đạt tiêu chuẩn đầu mối khu vực.

Để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao (đặc biệt là hạ tầng giao thông) và xác định đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược gồm: (i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; và, (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Theo kế hoạch, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc, theo đó từ nay đến 2020, sẽ hoàn thành thi công 654 km/ khoảng 1.300 Km đương cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP (nhà nước tham gia đóng góp khoảng 40% tổng mức đầu tư), Nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1435 mm trên trục Bắc - Nam (QĐ 214/QĐ-TTg); hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và đường sắt xuyên Á; hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông quan về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa; nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực; phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại; tiếp tục đầu tư các tuyến đầu mối đô thị lớn như các tuyến vành đai 2, vành đai 3 Hà Nội và vành đai 2, vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Những nhóm giải pháp chính được đưa ra là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực giao thông; tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa các công trình trong cùng hệ thống, tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông Việt Nam giai đoạn 2018-2023 toàn ngành ước tính khoảng 1.015.000 tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD, là nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình giao thông do Bộ GTVT, các Tổng công ty nhà nước quản lý và các công trình chủ yếu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh). Trong đó, đường bộ có nhu cầu khoảng 651 nghìn tỷ đồng, đường sắt khoảng 119 nghìn tỷ đồng, hàng không khoảng 101 nghìn tỷ đồng, hàng hải 68 nghìn tỷ đồng và đường thủy nội địa hơn 33 nghìn tỷ đồng. Khoảng hơn 300 nghìn tỷ (14 tỷ USD) được xác định sẽ huy động từ nguồn ngoài ngân sách trong nước và nước ngoài, đặc biệt là vốn nước ngoài.

Phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế

Khoa Công trình cam kết 100% việc làm

Khoa Công trình là một trong những khoa đi đầu của trường Đại học Thủy lợi trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay Khoa công trình đã có một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo về số lượng và tiên tiến về chất lượng. Khoa Công trình có bề dày lịch sử, có sự hội nhập sâu rộng với quốc tế, hợp tác với hàng trăm đối tác khắp nơi trên thế giới. Khoa Công trình cam kết 100% việc làm sau ra trường đối với các kỹ sư, cử nhân đã tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội, thể hiện trách nhiệm, uy tín, tận tâm của Khoa Công trình trong vai trò đào tạo đội ngũ tri thức kiến thiết Đất Nước

Anh Toàn 60CX3 (Thực hiện)

Link nội dung: https://getairvestal.com/phat-trien-co-so-ha-tang-dong-vai-tro-then-chot-doi-voi-tang-truong-kinh-te-a13389.html