Sữa chua là một sản phẩm chế biến từ sữa lên men có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu chuộng. Sữa chua còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, để sữa chua phát huy trọn vẹn những lợi ích này, mọi người cần phải biết chọn lựa sữa chua thích hợp cũng như biết ăn sữa chua lúc nào tốt nhất.
Sữa chua và đồ uống từ sữa lên men nói chung từ lâu đã được biết là có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau cho cơ thể. Các lợi khuẩn có trong sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà thành phần của sữa chua cũng ngăn ngừa bệnh tim mạch với cơ chế hoạt động như một chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.
Ngoài ra, sữa chua còn cho thấy những lợi ích sức khỏe khác, đối với những người không dung nạp lactose, táo bón, tiêu chảy, bệnh viêm ruột và dị ứng. Sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác cũng có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể vì chúng làm tăng mức độ hormone thúc đẩy cảm giác no. Hơn nữa, sữa chua đầy đủ chất béo có chứa axit linoleic liên hợp, một chất dinh dưỡng có thể làm giảm chất béo trong cơ thể và giảm nguy cơ ung thư vú.
Bên cạnh đó, có một số loại Hy Lạp là nguồn cung cấp men vi sinh tốt như Bifidobacteria, giúp đường ruột thêm khỏe mạnh. Đồng thời, việc tiêu thụ sữa chua kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh khác như trái cây và rau quả đã được chứng minh là làm tăng phản ứng miễn dịch trong hệ tiêu hóa, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa như ung thư ruột kết, tiêu chảy, bệnh viêm ruột và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác có thể bị ức chế khi ăn sữa chua.
Chính vì những lợi ích nêu trên, sữa chua đã được xem là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thực phẩm khác, sữa chua cũng nên được tiêu thụ một cách điều độ, cần có một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác để có sức khỏe tốt cũng như ăn sữa chua lúc nào đem lại hiệu quả tốt nhất cũng là một điều cần chú ý.
Để tận dụng tối đa những lợi ích sức khỏe từ sữa chua, các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng sữa chua vào những thời điểm sau:
Ăn sữa chua làm thực đơn bữa sáng rất tốt cho những đối tượng đang muốn giảm cân. Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua được xem là đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể vào buổi sáng. Ngoài ra, sức khỏe hệ tiêu hóa sẽ cũng được duy trì.
Chọn sữa chua làm món ăn dặm cho trẻ nhỏ hay ăn vặt cho người lớn là không chỉ an toàn cho cân nặng mà còn tốt cho việc duy trì lượng calo hấp thụ mà không ảnh hưởng đến các bữa ăn chính.
Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ sữa chua mang lại hiệu quả tương tự như sôcôla, nó có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc hơn sau khi dùng.
Tốt hơn là sữa chua được lựa chọn như một món tráng miệng thay vì chọn các sản phẩm khác có chứa nhiều đường. Sữa chua có thể giúp cơ thể giảm lượng cholesterol trong máu trong bữa ăn vừa mới vào trong lòng ruột.
Khi đi du lịch và đến thăm một nơi mới, khách sẽ dễ bị tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn. Thông thường điều này là do vi khuẩn từ thực phẩm gây ra. Sữa chua có thể giúp khắc phục điều này.
Với bốn thời điểm khuyên dùng nêu trên, những chọn lựa tốt nhất để tiêu thụ sữa chua là trong bữa sáng hoặc lúc bụng đói. Điều này là do vi khuẩn tốt hoặc men vi sinh trong sữa chua phải đến ruột già trong tình trạng còn sống để duy trì hiệu quả tiêu hóa và sức khỏe. Nếu ăn sữa chua sau bữa ăn, vi khuẩn tốt hoặc lợi khuẩn sẽ không còn tồn tại do axit dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Trên thực tế, khi bụng đói, dạ dày cũng sẽ sản xuất axit dạ dày. Tuy vậy, lượng axit lại không nhiều như khi thức ăn đã vào dạ dày. Lúc này, khi lượng axit dạ dày không quá nhiều lúc bụng đói được khẳng định là an toàn cho hiệu quả và hoạt động của vi khuẩn sữa chua duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, ăn sữa chua lúc đói lại không được khuyến khích cho những ai có vấn đề về dạ dày. Ví dụ, những người bị viêm dạ dày mãn tính nên nghỉ ngơi ít nhất một giờ sau khi ăn no trước khi ăn sữa chua.
Sữa chua nói chung là một sản phẩm thân thiện với sức khỏe. Tuy vậy, nhiều sản phẩm được thêm vào sữa chua trong quá trình chế biến có chứa những thứ có thể ảnh hưởng những lợi ích tốt đẹp mà sữa chua đem lại, như chất tạo ngọt, chất tạo béo, hương liệu tổng hợp. Như vậy, ngoài việc biết ăn sữa chua lúc nào thì việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cũng là điều nên biết.
Sữa chua có cùng tỷ lệ chất béo với sữa được sử dụng để sản xuất là gồm 3,25% (nếu từ sữa nguyên chất), 0,5% -2% (nếu từ sữa ít béo) và ít hơn 0,5% (nếu từ sữa không béo).
Chính vì thế, lựa chọn sữa chua được làm từ sữa ít béo và sữa không béo được khuyến khích hơn cả.
Sữa chua là một nguồn protein tốt. Tuy nhiên, lượng protein trên mỗi khẩu phần trong các sản phẩm sữa chua thay đổi khá nhiều, trung bình một sản phẩm sữa chua có chứa 15 gam protein trở lên trên mỗi khẩu phần là một cốc.
Cần thông minh lựa chọn sữa chua làm từ sữa nguyên chất hoặc sữa chua đậu nành với lượng protein vừa phải, thay vì loại được bổ sung nhân tạo với whey hoặc protein đậu nành.
Các sản phẩm sữa chua đã qua chế biến thường chứa chất tạo ngọt, chẳng hạn như đường, mật ong, nước ép trái cây cô đặc và xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao. Theo đó, lượng đường tiêu thụ trong sữa chua có thể là dư so với nhu cầu thực sự.
Chính vì vậy, nên chọn sữa chua ít béo và sữa chua không đường rồi thêm một chút mật ong, xi-rô cây phong, hoặc đường cát cho vừa miệng, vừa tạo hương vị thơm ngon.
Tóm lại, lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe không còn là điều nghi vấn. Tuy vậy, để cơ thể có thể hấp thụ toàn bộ những điều tốt đẹp do sữa chua mang lại, người tiêu dùng cần nắm rõ những thời điểm ăn sữa chua lúc nào tốt nhất cũng như các loại sữa chua nên được ưu tiên chọn lựa trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện mỗi ngày.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://getairvestal.com/an-sua-chua-luc-nao-tot-nhat-a13812.html