“Mẹ già như chuối ba hương/ Như xôi nếp mật như đường mái lau”. Không biết tự bao giờ câu ca dao ấy đã hiện hữu và ăn sâu trong tiềm thức dân gian ở miền Tây Nam bộ.
Theo tập quá cư trú của bà con miền quê vùng sông nước Cửu Long, gần như nhà nào cũng trồng năm ba bụi chuối. Chuối cũng có nhiều loại, từ những bụi mọc ngoài vườn hoang như chuối hột đến chuối xiêm (chuối sứ) chuối cơm, chuối tá quạ, chuối sáp, chuối già, …
Chuối xiêm chin.
Ở miệt vườn, sáng sớm ra vườn hít thở không khí trong lành vừa coi sóc liếp cả, bụi cà, khóm mía, … Nghe tiếng chím hót rít rít, nhảy nhót líu lo ở góc vườn xa. Đến nơi, thế nào cũng kiếm được mấy quày chuối chín bói trên cây. Chuối đốn về đem vú một vài hôm nữa là chín muồi.
Chuối thường được ăn sống. Ăn cơm xong, tráng miệng bằng một hai trái chuối ngọt ngào. Đối với trẻ con, trái chuối chín vừa lạ miệng lại no lòng khi cha mẹ lo cơm chưa kịp chín.
Khi có những nải chuối xiêm chín muồi, rảnh rang người ta đem gói bánh dừa, làm bánh chuối hấp, bánh chuối chiên, vừa ngon vừa đã.
Tô canh chuối thơm ngon ngọt ngào.
Đơn giản hơn, người miền quê thường hay đem chuối nấu canh. Món canh chuối ngọt ngào mà đơn giản không có gì quá cầu kỳ, tốn kém. Chỉ cần mấy trái chuối lột sạch vỏ, cắt miếng hay chẻ ra làm tư, làm sáu là tùy người. Đem chuối ướp áo qua với lớp đường và vài cục muối đâm nhuyễn. Chờ chuối thấm thì chế nước vào xoong bắc lên bếp cho sôi rồi trút chuối vô nấu.
Món canh chuối ngọt ngào mềm rục, nhắc xuống chỉ rắc thêm ít đậu phộng đâm nhuyễn chứ chẳng cần nêm gì thêm. Có người thích ăn béo thì lấy nước cốt dừa hòa vào nước lã để nấu canh. Hoặc khi múc chén canh ra tô người ta chan thêm nước cốt dừa khô cũng được.
Chén cơm gạo mới thơm nồng cùng với món canh chuối ngọt ngào để người thưởng thức như thấy đâu đây sự giản dị, chân tình mà người dân quê đã tạo ra nó và lưu truyền từ bấy lâu nay!
Link nội dung: https://getairvestal.com/cuoi-tuan-nau-to-canh-chuoi-ngot-ngao-cho-me-a13928.html