1 vòng Hồ Gươm bao nhiêu km? Chạy bộ buổi sáng mất bao lâu? là băn khoăn của không ít chị em vì vừa muốn tập thể dục nhưng vẫn kịp chăm sóc cho cả gia đình.
Quanh Hồ Gươm có những gì, có địa điểm nào hấp dẫn hay không? Cùng tìm hiểu thôi nào!
Nếu như thành phố Hồ Chí Minh từ lâu đã nổi tiếng có phố đi bộ Nguyễn Huệ thì Hà Nội nay cũng đã có phố đi bộ hồ Gươm. Nằm giữa lòng thành phố, là trung tâm của thủ đô, phố đi bộ hồ Gươm đã được đánh giá cao trong số các địa điểm du lịch ở Hà Nội.
Nhiều người lựa chọn nơi đây là địa điểm chạy bộ mỗi sáng. Băn khoăn của không chỉ chị em phụ nữ mà cả các đấng mày râu là: 1 vòng Hồ Gươm bao nhiêu km? để họ vừa có thể tập thể dục, nâng cao sức khỏe, vừa có thể ước tính thời gian chạy một vài vòng kịp về chăm sóc gia đình và làm việc.
Câu trả lời là: Chu vi của Hồ Gươm là khoảng 1,7 km nhé!
| Đọc thêm: 1 vòng Hồ Tây rộng bao nhiêu km?
Khách tham quan khi đến Hà Nội không thể bỏ qua địa điểm này và có lẽ nhiều người còn muốn quay lại nhiều lần. Tuyến phố nằm bao quanh hồ Gươm, với cảnh đẹp lộng lẫy, nên thơ là nơi có nhiều di sản văn hóa nhất cả nước đã thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.
1 vòng hồ gươm bao nhiêu km? đã có câu trả lời rồi, vậy chạy bộ buổi sáng mất bao lâu ở Hồ Gươm?
Với chiều dài như trên, tùy vào tốc độ của mỗi người là “chạy bộ”, “hay đi bộ” có thể ước tính như sau:
Trên đây là phép tính đơn giản để bạn ước lượng thời gian cũng như phân bổ sức lực để có thể chạy 1 vòng quanh Hồ Gươm.
Xem thêm: Dắt Ví 100k cho một chuyến ăn vặt Hồ Tây, Hồ Gươm thả ga
Chạy quanh Hồ Gươm mỗi sáng, ta có thể dễ dàng bắt gặp những địa điểm gắn liền với tên tuổi nơi đây. Những địa danh với hàng nghìn năm tuổi, vẫn trường kỳ đứng đó như giữ hồn cốt của dân tộc Việt Nam. Phải kể đến trong số đó là:
Đến Ngọc Sơn: là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Gươm. Đền đã từng trải qua biết bao biến cố, thăng trầm, để rồi đứng vững giữa lòng Hà Nội như ngày nay.
Cùng với Hồ Hoàn Kiếm, quần thể di tích Đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc được xem là biểu tượng của thủ đô, là nét đẹp điển hình về không gian kiến trúc của Hà Nội.
Đền là ngôi đền thờ các vị thánh, thần. Hưng Đạo Đại Vương được tôn lên bậc thánh đặt ở vị trí cao nhất, ngoài ra đền còn thờ Văn Xương (Quan Vũ) người được coi là một vi thần.
Xem thêm nhé: Hình ảnh Hồ Gươm Hà Nội với nét đẹp lịch sử ngàn năm
Quanh đền Ngọc Sơn có Đài Nghiên, Tháp Bút là công trình nổi tiếng đã đi vào biết bao trang văn thơ của Việt Nam.
Đài Nghiên ở bên dưới chân Tháp Bút. Qua cổng Long Môn - Hổ Bảng, đường vào đền Ngọc Sơn thu hẹp lại vì hai bên lề có xây hai dãy tường hoa thấp.
Cuối con đường là lớp cổng thứ ba. Khác với hai lớp cổng ngoài có bốn hàng cột hay lớp cửa trống, lớp cổng này có tường cao, có mái, cửa cuốn, cánh cửa gỗ sơn son. Trên mái đặt một cái nghiên đá cho nên cổng cũng có tên là Nghiễn Đài (đài Nghiên).
Tháp Bút biểu tượng của văn chương, dựng trên một cái gò chất đầy đá hộc, gò này tượng trưng cho 1 ngọn núi, tên là Độc Tôn. Trong bài “Bút Tháp chí” do Nguyễn Văn Siêu soạn năm 1865 được khắc ngay trên thân tháp
Cầu Thê Húc: Nối từ Bờ Hồ ra hòn đảo nhỏ nơi có đền Ngọc Sơn, cây cầu này màu đỏ son, làm bằng gỗ, có nhiều trụ liên tiếp.
Tên của cầu có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm” hay “Ngưng tụ hào quang”
Cầu được Thần Siêu Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865.
Vườn hoa, tượng đài Lý Thái Tổ: hiện là nơi đặt tượng đài vua Lý Thái Tổ (974 - 1028) -người có công khai lập kinh thành Thăng Long. Vườn hoa nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, giáp ngay hồ Gươm
Nhà hát Múa Rối Nước Thăng Long
Có thể nói, Hồ Gươm và những quần thể di tích quanh đây đã trải qua biết bao biến cố của thủ đô Hà Nội, nhưng vẫn trường tồn, bất khuất như một minh chứng của thời gian. Ngại ngần gì mà không đến với Hồ Gươm ngay thôi nào ^^
Link nội dung: https://getairvestal.com/1-vong-ho-guom-bao-nhieu-km-tim-hieu-nhung-di-tich-quanh-ho-guom-a14183.html