111, 112, 113, 116, 115, 114 là các đầu số điện thoại khẩn cấp của Việt Nam mà bất kỳ người dân nào cũng cần thuộc để gọi khi cần. Vậy, 111, 112, 113, 116, 115, 114 là các số điện thoại gì, cách gọi điện đến những đầu số này như thế nào? Mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.
111, 112, 113, 116, 115, 114 là các số điện thoại khẩn cấp khác nhau tại Việt Nam mà mọi người cần phải nhớ để liên hệ cứu trợ mỗi khi gặp khó khăn.
111 là tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em, nơi tiếp nhận các thông tin tố giác từ các cá nhân, tổ chức… về các hành vi xâm hại đến quyền lợi, thân thể của trẻ em. Sau đó, sẽ có các hành động xác minh, can thiệp và hỗ trợ trẻ em nếu rơi các trường hợp trên.
112 là tổng đài cứu nạn khẩn cấp, nơi tiếp nhận các yêu cầu cứu trợ và tìm kiếm cứu nạn chung như tai nạn do thiên tai (bão lũ, sạt lở đất), tai nạn trên sông, biển (tàu đắm, tàu bị hư hỏng, mất phương hướng…). Số điện thoại khẩn cấp này được sử dụng trên phạm vi cả nước.
113 là tổng đài trợ giúp các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự chính đáng của người dân.
Người dân có thể gọi tới số 113 để được hỗ trợ trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, các vụ việc có liên quan đến yếu tố phạm tội, hành vi cướp giật, bạo hành, vi phạm trật tự an toàn xã hội, trộm cắp…
114 là đầu số điện thoại yêu cầu cứu hỏa trên phạm vi toàn quốc. Khi người dân gọi 114, hệ thống sẽ tự động chuyển cuộc gọi đến đơn vị cứu hỏa gần nhất, đồng thời hệ thống bản đồ sẽ được kích hoạt để xác định vị trí của người gọi giúp đội cứu hộ ứng trợ kịp thời.
Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy hoàn toàn miễn phí có nghĩa là người dân gọi phòng cháy chữa cháy sẽ không mất bất kì một khoản chi phí nào.
Vì vậy, người dân hãy gọi đến số điện thoại 114 khi phát hiện khu vực sinh sống xảy ra hỏa hoạn dù là lớn hay nhỏ, bị chảy nổ, bị mắc kẹt trong thang máy… Bởi thời gian báo cháy của người dân sẽ quyết định việc lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có mặt kịp thời hay chậm trễ.
115 là số tổng đài cứu nạn khẩn cấp về y tế. Người dân có thể gọi tới số 115 để được hỗ trợ trong trường hợp bị chấn thương nặng hoặc các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Gọi các số điện thoại khẩn cấp 111, 112, 113, 114, 115 có cần mã vùng không, cách gọi như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người dân và đây là câu trả lời.
Đối với các cuộc gọi khẩn cấp phát sinh trong khu vực bạn sinh sống thì bạn chỉ cần bấm trực tiếp số cần gọi, không cần bấm mã vùng. Ví dụ nếu muốn gọi 114, bạn chỉ cần bấm số 114 trên bàn phím điện thoại rồi ấn gọi là xong.
Nếu cuộc gọi phát sinh ngoài khu vực bạn sinh sống, có nghĩa là bạn gọi cứu trợ hộ bạn bè, người thân ở địa phương khác, thì sẽ phải bấm mã vùng địa phương đó trước rồi mới bấm số điện thoại khẩn cấp.
Ví dụ, nếu bạn ở Hà Nội nhưng gọi khẩn cấp cứu trợ ở Hà Nam thì cần phải bấm mã vùng Hà Nam (226) trước rồi bấm 114 và cuối cùng là ấn nút gọi.
Theo Điều 29 Luật Viễn thông 2009, miễn giá cước gọi đến các số liên lạc khẩn cấp cho người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định nội hạt. Như vậy, khi người dân gọi đến các đầu số khẩn cấp như 113, 114, 115... thì hoàn toàn miễn phí.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trường hợp gọi điện quấy rối các đầu số khẩn cấp 113, 114, 115… sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Link nội dung: https://getairvestal.com/nhung-so-dien-thoai-khan-cap-nen-thuoc-a14205.html