5 sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết dễ gây biến chứng nặng

Sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết có thể khiến bệnh trở nặng trong thời gian ngắn, thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy, cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết như thế nào? Các sai lầm nào cần tránh?

5 sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết dễ gây biến chứng nặng

Các giai đoạn khi mắc bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là loại bệnh nhiễm trùng phổ biến. Bệnh bắt nguồn từ muỗi vằn chủng aedes aegypti. Muỗi vằn cũng chính là con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết từ người sang người. Thời gian ủ bệnh dao động từ 5 - 7 ngày [1], đôi khi lên đến 12 ngày, sau đó bùng phát các triệu chứng đặc hiệu theo từng giai đoạn.

Cụ thể, 3 giai đoạn chính khi bị sốt xuất huyết là:

1. Giai đoạn 1 - Sốt

Người bị sốt xuất huyết sẽ phát sốt từ 2 - 7 ngày, kèm theo các dấu hiệu lâm sàng như đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ khớp, phát ban dạng dát sẩn (các mẩn đỏ xuất hiện kèm sưng tại các vị trí bất kỳ trên cơ thể). Bệnh càng diễn tiến nặng, mức độ cơn đau đầu càng tăng cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chung của người bệnh. Một số triệu chứng khác cảnh báo tình trạng cô đặc máu ở người sốt xuất huyết bao gồm:

Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nhiều người vẫn mắc phải sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết. Người bệnh không nên chủ quan với những triệu chứng ban đầu. Can thiệp y khoa càng sớm thì tiên lượng bệnh sốt xuất huyết càng khả quan. Khi triệu chứng diễn tiến, xuất hiện những cơn buồn nôn dai dẳng, đau bụng dữ dội, chảy máu niêm mạc hoặc mất ý thức… thì sốt xuất huyết đã chuyển sang giai đoạn 2.

5 sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết dễ gây biến chứng nặng
Sốt xuất huyết giai đoạn 1 gây sốt cao, phát ban dát sần và nhiều triệu chứng khác.

2. Giai đoạn 2 - Nguy kịch

Giai đoạn 2 thường bắt đầu khi hạ sốt và kéo dài trong vòng 24 - 48 giờ. Những triệu chứng lâm sàng được cải thiện dần ở giai đoạn 2. Tuy nhiên, người bệnh có thể có những rủi ro sức khỏe nhất định ở giai đoạn này nên không được chủ quan.

3. Giai đoạn 3 - Hồi phục

Giai đoạn hồi phục bắt đầu khi những triệu chứng đã được kiểm soát tốt và dần thuyên giảm. Người bệnh lúc này đã có thể tái hấp thu dịch truyền tĩnh mạch, tình trạng huyết động ổn định và có dấu hiệu lợi tiểu. Kết quả xét nghiệm chỉ số hồng cầu trở về ổn định, chỉ số bạch cầu tăng lên.

Một số trường hợp, chỉ số hồng cầu có thể giảm nhẹ do cơ thể tái hấp thu chất lỏng gây loãng máu. Các vết phát ban dát sần trước đó cũng sẽ dần bong tróc gây ngứa. Tuy nhiên, những triệu chứng này đều không đáng lo ngại nếu sức khỏe chung của người bệnh đang dần hồi phục tích cực.

5 sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết thường gặp

Dù sốt xuất huyết là bệnh thường gặp, nhất là vào thời điểm mùa mưa diễn ra nhưng nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết. Người bệnh nên đi khám, tuân thủ theo chỉ định điều trị và các tư vấn khác của bác sĩ. Ngoài ra, lưu ý tránh những sai lầm thường gặp như:

1. Tự ý truyền dịch

Những sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết đầu tiên là tự ý truyền dịch tại nhà. Người bệnh sốt xuất huyết cần được truyền dịch để ngăn ngừa tràn dịch, cô đặc máu. Truyền dịch không chỉ giúp bổ sung nước, cân bằng điện giải mà còn giúp thuyên giảm những triệu chứng lâm sàng của người bệnh.

Tuy nhiên, mỗi thể trạng sẽ có nhu cầu lượng dịch cần truyền khác nhau. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân như đặc điểm sức khỏe, giai đoạn bệnh, triệu chứng lâm sàng. Để biết được lượng dịch phù hợp, người bệnh cần được khám với bác sĩ để nhận chỉ định truyền dịch đúng.

Hơn nữa, tự ý truyền dịch tại nhà không đảm bảo đủ các yêu cầu về vệ sinh, chuyên môn, kỹ thuật… nên rất dễ xảy ra những lụy sức khỏe nguy hiểm như biến chứng vỡ mạch, viêm mạch, tràn dịch màng phổi, màng tim…

2. Tự ý mua thuốc dùng không theo chỉ định

Sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết phổ biến khác là người bệnh tự ý mua thuốc về dùng. Sốt xuất huyết không có thuốc đặc trị cụ thể, bác sĩ cần dựa vào triệu chứng cũng như tiên lượng bệnh để kê thuốc với liều lượng phù hợp. Những loại thuốc giảm đau, chống viêm thông thường bị chống chỉ định cho người sốt xuất huyết vì có nguy cơ gây xuất huyết và tử vong.

Người bệnh có sốt đi kèm cơn đau đầu phải được khám với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc hạ sốt, kiểm soát triệu chứng đúng với thể trạng.

3. Tự ý điều trị tại nhà

Sốt xuất huyết càng điều trị sớm, khả năng khỏi bệnh càng cao. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị khi còn ở giai đoạn ủ bệnh, triệu chứng chưa xuất hiện thì khả năng tử vong < 0,5%.

Thời gian ủ bệnh là 5 - 12 ngày tùy thể trạng. Với đối tượng trẻ em có sức đề kháng kém, trẻ dễ sốt cao đột ngột và khó kiểm soát. Các biện pháp điều trị tại nhà khó đem lại hiệu quả cao. Dẫn đến bệnh tiến triển đến giai đoạn nguy kịch nhanh hơn. Khi này, trẻ đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe như nôn máu, chảy máu cam, xuất huyết da, chảy máu chân răng… Đồng thời, những triệu chứng ban đầu cũng trở nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

Cách an toàn nhất là người bệnh nên đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh nên điều trị sốt xuất huyết tại nhà hay nhập viện.

5 sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết dễ gây biến chứng nặng
Tự ý điều trị tại nhà là một trong những sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết phổ biến.

4. Quan niệm “hết sốt nghĩa là hết bệnh”

Giai đoạn nguy kịch vẫn có thể bắt đầu khi người bệnh hạ sốt, cũng là giai đoạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa các biến chứng phức tạp có thể xảy ra. Chủ quan khi hết sốt là một trong những sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết mà rất nhiều người mắc phải. Sai lầm này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm do không ứng phó kịp thời.

Người bệnh sốt xuất huyết ở mọi giai đoạn bệnh đều cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị cho đến khi bác sĩ xác nhận khỏi bệnh để đảm bảo được hiệu quả điều trị và sức khỏe của mình.

5. Quan niệm mỗi người chỉ mắc sốt xuất huyết 1 lần trong đời

Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 type [2] khác nhau và đều được phát hiện đang lưu hành, gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng tại Việt Nam. Hiểu lầm sốt xuất huyết chỉ mắc một lần trong đời là một trong những sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết, tăng khả năng tái nhiễm bệnh. Trên thực tế, mỗi người có thể mắc 4 lần sốt xuất huyết với 4 type khác nhau. Với người có hệ miễn dịch kém, vẫn có khả năng tái nhiễm lại type virus sốt xuất huyết trước đó.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có thể nhanh chóng diễn tiến nặng, nhất là khi người bệnh mắc phải những sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết. Không điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng như:

Cần làm gì khi mắc bệnh sốt xuất huyết?

Bị sốt xuất huyết nên làm gì? Người bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em cần được đưa vào bệnh viện để đánh giá, tư vấn điều trị. Dựa vào tình trạng từng trẻ, bác sĩ sẽ đề nghị nhập viện theo dõi hay có thể điều trị tại nhà và tái khám theo chỉ định. Điều này nhằm hạn chế những sai lầm khi chữa trị sốt xuất huyết, tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Người bệnh sốt xuất huyết cần hạn chế vận động mạnh, ưu tiên nghỉ ngơi để hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng, phục hồi sức khỏe. Cần bổ sung đầy đủ nước để phòng ngừa mất nước và mất cân bằng điện giải. Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cũng cần được ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, người bệnh có thể sẽ khó khăn khi ăn uống, cảm giác chán ăn do ảnh hưởng từ các triệu chứng bệnh. Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5 - 6 bữa để người bệnh dễ dàng ăn hơn. Đồng thời, cân bằng các nhóm dưỡng chất, đa dạng nguồn thực phẩm để giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch.

5 sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết dễ gây biến chứng nặng
Uống nước để hạn chế mất nước và điện giải trong quá trình điều trị sốt xuất huyết.

Thời gian từ ngày thứ 3 -7 sau khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt là khi có dấu hiệu hạ sốt lần đầu tiên, người bệnh cần chú ý sức khỏe cẩn trọng vì đây là giai đoạn bệnh trở nặng. Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người bệnh sốt xuất huyết bao gồm:

Làm sao để ngăn ngừa sốt xuất huyết

1. Phòng tránh muỗi

Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị phương pháp tránh muỗi đốt, giảm nguy cơ mắc bệnh và tái bệnh sốt xuất huyết, gồm:

Ngăn chặn vòng sinh sản của muỗi bằng cách:

2. Vắc xin

Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, bên cạnh ngăn ngừa muỗi, tiêm ngừa vắc xin là cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả. Mới đây, Việt Nam đã có vắc xin sốt xuất huyết của Nhật Bản (đã được tiêm tại hơn 40 quốc gia trong nhiều năm qua, được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép). VNVC triển khai tiêm đầu tiên tại gần 200 trung tâm trên cả nước ho người dân. Mỗi gia đình có thể đưa trẻ từ 4 tuổi và người lớn đến VNVC tiêm chủng loại vắc xin hữu ích này để ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.

Thăm khám và điều trị sốt xuất huyết tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Sốt xuất huyết cần được can thiệp điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa. Trì hoãn điều trị hoặc tự ý điều trị tại nhà sẽ dễ mắc phải những sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết, từ đó gây nên những biến chứng khôn lường.

Khoa Nội tổng hợp thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, có kinh nghiệm tiếp nhận và điều trị thành công nhiều trường hợp sốt xuất huyết. Cùng với hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, mô hình bệnh viện đa khoa, kịp thời xử lý các biến chứng sốt xuất huyết cho người bệnh.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa chính thức đưa vào hoạt động Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, Tâm Anh quận 8 với đa chuyên khoa, bao gồm Nội tổng hợp, Cấp cứu, Cơ xương khớp, Tiêu hóa, Tim mạch, Sản nhi… với máy móc, trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu cấp cứu ban đầu, khám và điều trị đa dạng bệnh lý cho người bệnh khu vực phía Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

5 sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết dễ gây biến chứng nặng
Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 hiện đại, rộng lớn.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị bệnh sốt xuất huyết hoặc các bệnh lý khác với các chuyên gia bác sĩ của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Những sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết sẽ dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và khó kiểm soát, nhất là với trẻ em. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị sốt xuất huyết, người bệnh cần nhanh chóng khám và điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn. Trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng không nghiêm trọng, người bệnh được điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Để hạn chế tình trạng tái nhiễm bệnh, cũng như ngăn ngừa các biến chứng, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị, vệ sinh lại môi trường sống, ngăn ngừa muỗi, tiêm ngừa vắc xin…

Link nội dung: https://getairvestal.com/5-sai-lam-khi-dieu-tri-sot-xuat-huyet-de-gay-bien-chung-nang-a14748.html