Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm máy tính có lẽ đã không còn là một lĩnh vực xa lạ đối với các quốc gia. Nhưng không phải vì thế mà các nhà sáng tạo biết cách bảo hộ cho quyền lợi của mình trước những nguy cơ. Cũng vì lý do đó mà các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm càng ngày càng biến chất với mức độ nguy hiểm hơn. Vì vậy mà vấn đề này trở nên nóng hơn bao giờ hết mà mỗi quốc gia phải đối mặt và tìm cách giải quyết. Việt Nam cũng thế, để góp phần ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền đối với phần mềm máy tính thì trước hết cần tiến hành xác định được hành vi đồng bộ với các giải pháp phù hợp. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về vi phạm bản quyền phần mềm.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “Bản quyền phần mềm” nhưng hiểu một cách chung nhất bản quyền phần mềm là “quyền được sử dụng phần mềm một cách hợp pháp”.
Vi phạm bản quyền phần mềm được hiểu là hành vi sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp, hành vi này cũng được xem như là “Sao chép phần mềm trái phép”.
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền phần mềm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Phần mềm máy tính thuộc danh mục các tác phẩm được bảo hộ tự động không cần phải đăng ký. Song thực tế ở nước ta hiện nay đa số các phần mềm đang được sử dụng lại là các phần mềm không có bản quyền.
Bản quyền phần mềm là một cơ chế bảo hộ của pháp luật sở hữu trí tuệ đối với phần mềm hay chương trình máy tính bằng quyền tác giả. Do đó vi phạm bản quyền phần mềm có thể hiểu là các hành vi vi phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022 thì trường hợp sau được xem là vi phạm bảo quyền phần mềm:
“Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.
4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.
5. Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
6. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
7. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
8. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.”
Trước hết, cần khẳng định rằng việc sử dụng phần mềm không có bản quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đã quy định rõ: “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khung phạt tiền này là khung phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân chứ không phải pháp nhân.
Đồng thời, tại Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định rõ: “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”.
Tuỳ theo tính chất hành vi mà cá nhân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự như sau: Căn cứ tại khoản 1 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã quy định trong trường hợp người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi:
(1) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
(2) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao ghi âm, bản sao bản ghi hình làm xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hoá vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Đối với những trường hợp phạm tội có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại cho chủ quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên hoặc hàng hoá vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1 tỷ đồng, hoặc bị phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 225 Bộ luật hình sự 2015. Không những thế, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với đối tượng là pháp nhân thương mại có hành vi sử dụng phần mềm không có bản quyền thì có thể căn cứ vào khoản 4 Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 để xác định mức phạt như sau:
“a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hoá vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hoá vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì vị phạt tiền từ 300.000.000 đến 1.000.000.000 đồng.
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Hiện nay, hành vi vi phạm bản quyền có thể bị xử lý bởi ba hình thức: dân sự, hành chính hoặc hình sự. Tùy vào tính chất của hành vi và mong muốn của mình, bạn có thể lựa chọn 1 trong ba hoặc cả ba hình thức trên.
Về biện pháp dân sự, bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo pháp luật tố tụng dân sự để yêu cầu bên vi phạm bản quyền phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, cải chính, xin lỗi công khai. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp khởi kiện tại Tòa án dân sự sẽ rất tốn kém về mặt thời gian (phải qua hai cấp xét xử, thời gian có thể là nhiều năm để kết thúc một vụ án) và chi phí.
Về biện pháp hành chính, bạn có thể yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm bản quyền. Bên vi phạm ngoài việc bị buộc chấm dứt hành vi vi phạm bản quyền, còn có thể bị phạt tiền, tịch thu hàng hóa, đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, biện pháp hành chính không thể buộc bên vi phạm bồi thường thiệt hại hay xin lỗi, cải chính công khai.
Về biện pháp hình sự, nếu hành vi vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự thì bạn có thể nộp đơn tố giác đến cơ quan công an hoặc viện kiểm sát. Khi đó, cơ quan nhà nước sẽ có thể vào cuộc để đánh giá mức độ hành vi. Nếu đủ căn cứ là hành vi đã cấu thành tội phạm hình sự, bên vi phạm có thể bị khởi tố, truy tố trước tòa và có thể phải chịu hình phạt hình sự.
Một số biện pháp có thể hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền:
Căn cứ Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu như sau:
“Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có quyền thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được làm một bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị xóa, bị hỏng hoặc không thể sử dụng nhưng không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.”
Như vậy, phần mềm cụ thể là chương trình máy tính của bạn là dạng tác phẩm khoa học được bảo hộ quyền tác giả. Việc cài vào máy tính khi chưa mua bản quyền phần mềm, hành vi sử dụng chui được xem là hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu. Hành vi không mua bản quyền của phần mềm mà vẫn cài đặt vào máy tính để sử dụng thì bị xử phạt theo quy định về xâm phạm quyền tác giả.
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan như sau:
"Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Theo đó, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Đồng thời, buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Căn cứ Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu như sau:
“Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.”
Như vậy, phần mềm là dạng tác phẩm khoa học được bảo hộ quyền tác giả. Việc cài vào máy tính khi chưa mua bản quyền phần mềm được xem là hành vi sao chép tác phẩm không được phép của chủ sở hữu. Theo đó để việc sử dụng chương trình máy tính hợp pháp, đúng quy định thì công ty nên mua bản quyền để sử dụng. Vì vậy nếu bạn sử dụng phần mềm Microsoft nhưng chưa có bản quyền Window thì cần phải mua phần mềm bản quyền cho các máy tính đang sử dụng nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Trước tiên, cần phải hiểu định nghĩa về “bí mật kinh doanh” theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”.
Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh như sau:
- Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
+ Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
+ Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
+ Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
+ Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
+ Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
+ Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.
Như vậy, trường hợp nếu bên công ty A chứng minh được đây là bí mật kinh doanh của công ty (không được phép tiết lộ ra ngoài) thì hành vi của công ty B (công ty thành lập sau) đã xâm phạm đến bí mật kinh doanh của của công ty A vì có những hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ nêu trên thì Công ty A có thể yêu cầu bồi thường, chấm dứt hành vi đang sử dụng bí mật kinh doanh của công ty A, cải chính thông tin,..
Giá bản quyền phần mềm đối với người dân Việt Nam vẫn là khá cao. Nhưng trên thực tế bạn vẫn có nhiều lựa chọn khác nhau để phù hợp với túi tiền của mình. Hãy hạn chế tối đa việc sử dụng phần mềm lậu tránh những hậu quả không đáng có. Nếu có bất cứ thắc mắc về vi phạm bản quyền phần mềm hay các vấn đề pháp lý hãy liên hệ tới NPLaw, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913449968
Email: [email protected]
Link nội dung: https://getairvestal.com/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-vi-pham-ban-quyen-phan-mem-a14815.html