Vô Cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại & khắc phục

Vô cảm đang trở thành vấn nạn mà cả xã hội phải đối mặt. Nó tàn phá tâm hồn con người, làm mất đi ý nghĩa thực sự của cuộc sống, thậm chí về lâu dài có thể gây nguy hại đến gia đình, xã hội.

Vô Cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại & khắc phục
Vô cảm đang trở thành vấn đề lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội

Vô cảm, thờ ơ là gì?

Vô cảm là trạng thái cảm xúc đặc trưng bởi sự thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến những sự việc, vấn đề xảy ra xung quanh - đặc biệt là những sự việc gây ra tổn thương về thể chất và tinh thần cho con người, động vật.

Người vô cảm không có bất cứ cảm xúc gì trước nỗi đau của người khác. Họ thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, và không cảm thấy phẫn uất trước những bất công trong cuộc sống.

Nếu như trước đây, vô cảm chỉ ảnh hưởng đến cá nhân thì giờ đây, thái độ thờ ơ và lãnh đạm còn xảy ra ở tập thể. Vô cảm gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Vô cảm có khả nang lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở học sinh. Nếu bạn bè, thầy cô và gia đình đều vô cảm, trẻ cũng sẽ hình thành tâm lý thờ ơ, thiếu sự đồng cảm và không hiểu được nỗi đau của người khác.

Đặc biệt, trẻ không chỉ thờ ơ với người lạ, mà còn có thể vô cảm với người thân trong gia đình.

Biểu hiện của vô cảm

Vô cảm có biểu hiện khá đa dạng với nhiều mức độ khác nhau. Nếu không phát hiện sớm, tình trạng sẽ trở nên sâu sắc hơn theo thời gian và gây ra nhiều hậu quả về lâu dài. Các biểu hiện nhận biết người vô cảm bao gồm:

Vô Cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại & khắc phục
Biểu hiện của sự vô cảm là nghèo nàn cảm xúc, không biết chia sẻ, quan tâm và đau xót trước nghịch cảnh

Nếu chỉ nhìn bề ngoài, vô cảm không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống. Tuy nhiên về lâu dài, tình trạng này sẽ khiến nhân cách trở nên bất thường, thiếu liên kết với người thân, bạn bè và xã hội. Thậm chí, người vô cảm có thể sống tách biệt vì không có nhu cầu được quan tâm, chia sẻ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thờ ơ vô cảm

Vô cảm đang trở thành vấn nạn mà cả xã hội phải đối mặt. Theo các chuyên gia, tình trạng này có nguyên nhân rất đa dạng và được chia thành 3 nhóm sau:

1. Nguyên nhân từ bản thân

Vô cảm có thể bắt nguồn từ chính bản thân mỗi người. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

2. Nguyên nhân từ phía gia đình

Cách giáo dục từ gia đình ảnh hưởng nhiều đến tính cách và nhận thức của mỗi người. Vì vậy ngoài những nguyên nhân từ chính bản thân, thái độ vô cảm có thể xuất phát do những nguyên nhân từ phía gia đình:

Xem thêm: Đặc Điểm Tính Cách, Tâm Lý Trẻ Khi Lớn Lên Trong Gia Đình Độc Hại

Vô Cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại & khắc phục
Cách giáo dục không đúng đắn của gia đình là nguyên nhân gây ra sự vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm,…

Gia đình là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và nhận thức của con người. Chính vì vậy, gia đình cần đặc biệt quan tâm đến tính cách, tâm lý của con bên cạnh thành tích học tập và sự phát triển thể chất.

Ngày nay, bố mẹ thường có xu hướng bảo bọc và chiều chuộng con cái quá mức. Đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ người vô cảm, thờ ơ và lãnh đạm ngày càng tăng. Vì thế, cha mẹ cần chú trọng giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non từ sớm.

3. Tác động từ xã hội

Trong những năm gần đây, thái độ sống vô cảm đang “lây lan” rất nhanh với đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên và người trẻ tuổi. Ngoài nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân và gia đình, tình trạng này còn bắt nguồn từ các yếu tố tâm lý xã hội như:

Hậu quả, tác hại của vô cảm

Vô cảm gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với cá nhân, thái độ vô cảm tàn phá tâm hồn khiến bản thân mỗi người mất đi những cảm xúc vốn dĩ và trở nên chai sạn trước nỗi đau, mất mát của người khác.

Vô Cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại & khắc phục
Vô cảm rất dễ lây lan trong xã hội và khiến mọi người thờ ơ với khó khăn, đau khổ của những người xung quanh.

Nếu vô cảm xảy ra ở gia đình và tập thể, xã hội sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.

Trong những năm gần đây, không khó để chúng ta chứng kiến việc mọi người vô cảm, bỏ mặc người gặp nạn. Sự dửng dưng và thờ ơ của những người xung quanh khiến người bị nạn không được cứu giúp kịp thời

Sâu xa hơn, vô cảm khiến xã hội tụt hậu, suy đồi bởi những giá trị đạo đức không được coi trọng và nguy hại đến tính mạng con người.

Bên cạnh đó, thái độ dửng dưng và thờ ơ ở học sinh còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các em rất dễ bị rối loạn nhân cách khi bước vào giai đoạn trưởng thành.

Cách khắc phục, cải thiện tình trạng vô cảm

Vô cảm thực sự là “mầm mống” đối với mỗi cá nhân và xã hội. Ngay khi nhận thấy bản thân và những người xung quanh có biểu hiện dửng dưng, thờ ơ và thiếu sự thấu cảm, nên can thiệp ngay các biện pháp khắc phục sau:

1. Các biện pháp tự cải thiện

Nếu bản thân bạn đang có biểu hiện thờ ơ, lãnh đạm và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, bạn nên cải thiện sớm để tránh tình trạng vô cảm trở nên sâu sắc hơn. Để khắc phục chứng vô cảm và bồi dưỡng tình yêu thương với mọi người, chúng ta có thể tự cải thiện bằng những biện pháp sau:

Vô Cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại & khắc phục
Học cách quan tâm và chia sẻ là biện pháp khắc phục chứng vô cảm hiệu quả

Rõ ràng sự vô cảm khiến trải nghiệm sống trở nên nghèo nàn, cuộc sống vô vị, tẻ nhạt và không còn ý nghĩa. Trong khi đó, trẻ em luôn tìm thấy niềm vui từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cố cải thiện bản thân để tìm lại ý nghĩa của cuộc sống và có cơ hội trải nghiệm trọn vẹn những cung bậc cảm xúc.

2. Các biện pháp hỗ trợ gia đình, nhà trường

Ngoài những biện pháp tự cải thiện, gia đình và nhà trường cũng cần có can thiệp kịp thời để bồi dưỡng nhân cách và hướng mỗi người đến những giá trị bền vững trong cuộc sống. Các biện pháp hỗ trợ khắc phục chứng vô cảm từ gia đình và nhà trường:

Vô Cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại & khắc phục
Gia đình nên quan tâm, chia sẻ lẫn nhau để con trẻ hình thành tính trách nhiệm, đoàn kết và biết cho đi

3. Can thiệp tham vấn, trị liệu tâm lý

Vô cảm có thể trở nên sâu sắc nếu không được can thiệp kịp thời. Ở những trường hợp này, nên xem xét tham vấn, hoặc trị liệu tâm lý, vì bản thân người sống vô cảm không nuôi dưỡng được những tính cách tốt.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp vô cảm có liên quan đến rối loạn cảm xúc và một số dạng rối loạn nhân cách như rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách phân liệt.

Những trường hợp này cần can thiệp tâm lý trị liệu để điều chỉnh những méo mó trong suy nghĩ, và hướng bệnh nhân đến những tính cách tốt như thấu cảm, chia sẻ, biết quan tâm, thương xót,…

Vô cảm thực sự là vấn đề lớn của mỗi cá nhân. Nếu không tìm cách cải thiện, sự thờ ơ và lãnh đạm sẽ trở nên sâu sắc hơn, từ đó trở thành mối nguy hại cho gia đình và xã hội.

Link nội dung: https://getairvestal.com/vo-cam-la-gi-nguyen-nhan-bieu-hien-tac-hai-khac-phuc-a14931.html