Bồn chồn là gì? Đây là một cảm giác mà tất cả chúng ta đều quen thuộc. Một số thời điểm nhất định trong cuộc sống có thể khiến chúng ta bồn chồn hơn bình thường. Đôi khi những cảm giác đó biến thành một điều gì đó nghiêm trọng hơn, như tức giận, khó chịu, thậm chí làrối loạn lo âu vàtrầm cảm.
Bài viết dưới đây sẽ lý giải cho bạn hiểu rõ hơn bồn chồn là gì và gợi ý các phương pháp cải thiện an toàn, nhanh chóng:
Bồn chồn là cảm giác khó chịu phát sinh khi có điều gì đó ngăn cản chúng ta thư giãn hoặc tiến bộ. Dù là về thể chất, xã hội hay tâm lý, chúng ta đều cảm thấy bồn chồn khi không thể hành động và phát triển sự việc theo cách mình mong muốn.
Những người cảm thấy bồn chồn thường khó ngồi yên khi làm việc hoặc thư giãn. Nó có thể biểu hiện về mặt thể chất hoặc có thể biểu hiện về mặt tinh thần, dẫn đến khó ngủ hoặc khó làm được việc suốt cả ngày. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng run rẩy, tim đập nhanh, bốc đồng và mất tập trung.
Sự bồn chồn có thể trở thành vấn đề khi nó làm gián đoạn giấc ngủ và gây mất ngủ. Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, chức năng não ban ngày sẽ bị ảnh hưởng, nghĩa là bạn sẽ khó tập trung, học tập hoặc ghi nhớ hơn. Bạn cũng dễ bị trầm cảm, lo lắng và có nhiều khả năng gặp tai nạn khi lái xe.
Những cơn bồn chồn có thể mang cả đặc điểm tinh thần và thể chất, chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Một số dấu hiệu bồn chồn điển hình bao gồm:
Một số nguyên nhân gây ra cảm giác bồn chồn bao gồm:
Ngoài ra, bồn chồn và kích động là tác dụng phụ của một số nhóm thuốc khác, bao gồm:
Nói chung, khả năng xảy ra các tác dụng phụ này tăng lên khi sử dụng thuốc kéo dài. Hãy nhớ thông báo cho bác sĩ và thăm khám ngay nếu bạn cảm thấy bồn chồn hoặc các tác dụng phụ khác khi dùng những loại thuốc kể trên.
Vì tình trạng bồn chồn có liên quan đến nhiều tình trạng khác nhau về thể chất hoặc tinh thần nên việc chẩn đoán tình trạng này bao gồm việc xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Bác sĩ có thể cần đến nhiều cách tiếp cận khác nhau, bao gồm:
Nghỉ ngơi và thư giãn nghe có vẻ dễ dàng nhưng không phải lúc nào cũng dễ. Nếu bạn căng thẳng hoặc lo lắng, chỉ cần “không làm gì cả” cũng có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
Trong những trường hợp đó, bạn cần phải làm gì đó để không phải trong trạng thái rảnh:
Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc của chúng ta. Hãy xem lại thói quen đi ngủ của bạn, bao gồm cả thời gian trước khi đi ngủ và ngay sau khi thức dậy. Hãy tắt các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ và giữ cho phòng ngủ thoải mái, ga gối sạch sẽ, thoải mái…
Dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Chúng ta trải nghiệm niềm hạnh phúc và thành công lớn nhất trong cuộc sống khi thực hiện những hành động phù hợp với giá trị của chúng ta chứ không phải theo tâm trạng. Kỹ năng này được gọi là sự linh hoạt về mặt tâm lý.
Xây dựng sự linh hoạt về tâm lý là một phần quan trọng trong việc xây dựng khả năng phục hồi. Khi linh hoạt hơn, chúng ta sẽ ít bị cảm xúc lấn át hơn và có thể tìm ra giải pháp tốt hơn để vượt qua cảm giác bồn chồn, lo âu.
Phần lớn sự bồn chồn của chúng ta xuất phát từ cảm giác rằng mọi thứ sẽ không như kế hoạch. Ngay cả khi hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát, chúng ta vẫn có thể lập kế hoạch để đưa mọi thứ trở lại đúng hướng. Nên lập kế hoạch cụ thể, có thông tin rõ ràng, chi tiết về thời gian, địa điểm, chiến lược, hành vi… nhằm thực hiện đúng mục tiêu đề ra. Hãy có bắt đầu và kết thúc công việc đã lên kế hoạch.
Bắt đầu bằng việc viết ra kế hoạch ngắn hạn của bạn. Có tầm nhìn xa có thể giúp bạn nhìn nhận những nỗi thất vọng gây nên trạng thái bồn chồn hiện tại và sẽ rất hữu ích nếu thừa nhận nguồn gốc của sự bồn chồn, lo lắng
Những hành động và kỹ thuật hình dung này có thể giúp bạn cảm thấy như mình đang tiến gần hơn đến mục tiêu của mình. Chúng cũng có thể mang lại niềm vui cho trải nghiệm hiện tại. Có thể bạn chưa thể lướt tới phần cuối của mục tiêu nhưng bạn có thể thưởng thức quá trình trải nghiệm. Hãy nhớ hoàn thiện tốt hơn hoàn hảo.
Việc bày tỏ cảm xúc của mình với ai đó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và bớt cô đơn hơn. Bạn có thể cởi mở với bất kỳ ai mà bạn tin tưởng, kể cả gia đình và bạn bè hoặc quyết định tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia. Thông qua đó, cảm xúc tiêu cực , bồn chồn sẽ được giải tỏa dần.
Chuyên gia có thể giúp xác định xem cảm giác bồn chồn của bạn có phải do tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn hay không.
Khi chứng đứng ngồi không yên phát sinh do tác dụng phụ của thuốc, hãy thảo luận về việc thay đổi liều lượng với bác sĩ. Liều lượng thuốc có thể bị giảm và bạn có thể phải chuyển sang một liệu pháp khác. Việc này phải được thực hiện cẩn thận và dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Các phương pháp tham vấn, trị liệu tâm lý, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp dòng thời gian, thôi miên trị liệu, trị liệu bằng ngôn từ, năng lượng chữa lành đứa trẻ bên trong, thiền định có thể giúp bạn phát triển các chiến lược thư giãn và đối diện với các triệu chứng của mình. Điều này có thể giúp kiểm soát sự lo lắng và trầm cảm, đồng thời có bằng chứng cho thấy nó có hiệu quả đối với chứng mất ngủ liên quan đến rối loạn lo âu, sợ hãi, tức giận...
Đôi khi tình trạng bồn chồn, khó chịu và các triệu chứng liên quan cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu bất ổn của sức khỏe bạn cần lưu ý và thăm khám bởi bác sĩ hoặc các chuyên gia:
Cảm giác bồn chồn liên tục là điều khó chịu và có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn bồn chồn là gì và tìm ra phương pháp cải thiện phù hợp. Chia sẻ ngay cho bạn bè và người thân cùng xem khi họ cũng gặp phải tình trạng này nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: https://getairvestal.com/bon-chon-la-gi-nguyen-nhan-va-8-cach-khac-phuc-hieu-qua-a15140.html