Có một câu nói rất hay thế này, “trong cuộc sống hãy học cho mình chữ “TỰ”, đó là tự khóc tự lau, tự đau tự chịu, tự bước đi trên con đường của mình và tự lập trong cuộc sống. Điều đó cho thấy, tự lập là một đức cần thiết đối với bản thân mỗi người. Và ngàn đời này, ông cha ta đã đúc kết được rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ về tự lập để truyền bá cho các thế hệ sau. Trong bài viết sau, hãy cùng VOH điểm qua những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ này nhé!
Tự lập, tự chủ là gì?
Tự lập có nghĩa là tự làm, tự giác thực hiện công việc của bản thân mà không cần đợi người khác nhắc nhở hay phàn nàn. Người có đức tính này sẽ chủ động giải quyết vấn đề, tự lo liệu và tạo dựng cuộc sống mà không cần trông cậy hay dựa dẫm vào bất kỳ ai.
Tự chủ được hiểu là khả năng tự làm chủ bản thân, tự quyết và tự điều chỉnh hành động một cách sáng suốt, dựa trên nhận thức và giá trị cá nhân mà không bị áp đặt hoặc chi phối bởi bất kỳ áp lực, con người hay yếu tố bên ngoài.
Tự lập, tự chủ là phẩm chất quan trọng, giúp mỗi người tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, không bị ép buộc hay phụ thuộc vào người khác.
Những câu thành ngữ tục ngữ về tự lập
Vì tự lập là một đức tính mà con người cần được giáo dục từ khi còn nhỏ. Cho nên, những câu tục ngữ nói về tự lập chính là những bài học sâu sắc, ý nghĩa nhưng vô cùng ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu để có thể dễ dàng truyền đạt cho con cháu. Dưới đây là một số câu tục ngữ thành ngữ tự lập được lưu truyền từ nhiều thế hệ.
Có thân phải tự lập thân Ý nghĩa: Phải biết tự lo lắng, quan tâm tới chính bản thân mình, không nên ỷ lại, dựa dẫm vào ai. Với những người trưởng thành phải biết tự lập, không dựa dẫm vào cha mẹ, gia đình
Giúp lời, không ai giúp của; giúp đũa, không ai giúp cơm Ý nghĩa: Chẳng có ai giúp đỡ hoàn toàn cho mình trong việc gì cả, nếu giúp cũng chỉ một phần, phải tự mình giải quyết mọi công việc của bản thân, tự lập trong mọi vấn đề thì mới có thể thành công trong cuộc sống.
Mệnh do ngã lập, phúc tự kỷ cầu Ý nghĩa: Quan điểm khẳng định vai trò làm chủ vận mệnh của con người.
Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào / Cua máy cáy đào / Đời cha cha lo, đời con con liệu / Phận cua cua máy, phận cáy cáy đào. Ý nghĩa: Đời ai lo đời người ấy, không nên quá lo lắng về tương lai số phận của con cháu; Người nào lo phận người ấy, mỗi người có cách thức riêng của mình, tự thân lo liệu, không trông chờ, ỷ lại hoặc bận tâm vào việc của người khác.
Muốn ăn phải lăn vào bếp Ý nghĩa: Sự lười biếng xưa nay không tạo ra được bất kỳ một giá trị nào. Ở đời, phải cho đi trước rồi mới nhận lại sau. Muốn tồn tại phải hiểu hoàn cảnh mình đang sống, không chịu hòa nhập thì sẽ sớm bị đào thải thôi.