Tìm hiểu đặc điểm các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh, 8 hay 9, đáp án đến nay vẫn được xem là một ẩn số. Trong suốt hàng ngàn năm qua, thế giới vẫn còn khá nhiều tranh cãi xoay quanh chủ đề về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Vậy Hệ Mặt Trời có những hành tinh nào, thứ tự ra sao và đâu là đặc điểm của từng hành tinh? Nếu cũng yêu thích thiên văn học, mọi người hãy theo chân Coolmate tìm hiểu ngay!

Tìm hiểu đặc điểm các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Tìm hiểu đặc điểm các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Khái quát về Hệ Mặt Trời

Trước khi khám phá về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, chúng ta cần tìm hiểu về Hệ Mặt Trời và vài điều thú vị xoay quanh. Bao gồm Vũ Trụ và Hệ Mặt Trời như sau:

Vũ Trụ là gì?

Vũ Trụ được xem là không gian vô tận - Nơi chứa đựng các thiên hà cùng những kì quan tuyệt vời ở trong lòng mình. Trong đó, mỗi thiên hà là tập hợp của nhiều thiên thể như hành tinh, vệ tinh (mặt trăng), ngôi sao, sao băng, sao chổi,…

Cùng với đó là những bức xạ điện từ, bụi bẩn, khí,... Hiện nay, có khoảng 10 tỷ thiên hà được chứa trong Vũ Trụ mà chúng ta thấy được. Do vụ nổ Bigbang khoảng 13 tỷ năm trước đã mở rộng số lượng này và kích thước chính xác đến nay vẫn còn là ẩn số.

Tìm hiểu đặc điểm các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Vũ Trụ là gì?

Theo số liệu, đường kính của Vũ Trụ hiện nay là khoảng 28,5 tỷ parsec (tương đương với 93 tỷ năm ánh sáng). Ngoài ra, thiên hà cũng có chứa Mặt Trời cùng các hành tinh của nó và tạo nên những Dải Ngân Hà.

Hệ Mặt Trời là gì?

Chắc hẳn Hệ Mặt Trời và các hành tinh trong Hệ Mặt Trời đã là chủ đề quá quen thuộc đối với con người. Song, thông tin tường tận về nó là điều mà không phải ai không biết. Theo đó, Hệ Mặt Trời hay Thái Dương Hệ còn được biết với tên tiếng Anh là Solar System.

Thái Dương Hệ là một hành tinh, trong đó Mặt Trời làm trung tâm và những thiên thể khác thuộc phạm vi lực hấp dẫn của Hệ Mặt Trời. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời do sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ tạo nên từ 4,6 tỷ năm trước.

Lúc đó, đa số khối lượng suy sụp đều tích tụ ở vị trí trung tâm và tạo nên Mặt Trời. Đồng thời, những phần còn lại lại dẹt ra thành hình đĩa đám mây bụi tiền hành tinh và dần tiến hóa thành nhiều thứ khác. Bao gồm các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, tiểu hành tinh, mặt trăng và các tiểu thiên thể khác.

Tìm hiểu đặc điểm các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời là gì?

Nếu bạn chưa biết trong ngân hà có bao nhiêu Hệ Mặt Trời, thì đáp án là chỉ có duy nhất một. Đa số các thiên thể sẽ xoay quanh Mặt Trời và chủ yếu tập trung khối lượng vào các hành tinh với quỹ đạo elip gần tròn cùng mặt phẳng quỹ đạo.

Bên cạnh đó, Thái Dương Hệ cũng có chứa 2 vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. Với lực hấp dẫn của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời cùng những hành tinh lùn và hàng ngàn thiên thể nhỏ nằm giữa, di chuyển tự do giữa 2 vùng với kích thước thay đổi như centaurs, bụi thiên hành tinh, sao chổi,...

Ngoài ra, Hệ Mặt Trời còn có một vài sao chổi gồm một nhân rắn chứa nước đá và bụi với các đuôi hơi nước dài hàng triệu kilomet. Chúng cũng quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo elip rất dẹt.

Từ những thông tin trên, ta có thể tóm gọn lại rằng Thái Dương Hệ thuộc Vũ Trụ. Thực chất, đây là một hành tinh có Mặt Trời làm trung tâm. Đồng thời, các thiên thể xung quanh sẽ nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Thái Dương Hệ.

Trong Hệ Mặt Trời có tất cả bao nhiêu hành tinh, cấu tạo thế nào?

Để trả lời về số lượng các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, đáp án sẽ là Mặt Trời làm trung tâm và 8 hành tinh quay quanh theo quỹ đạo elip gần tròn. Về cấu tạo, Thái Dương Hệ được chia thành 2 vòng là vòng trong và vòng ngoài. Trong đó:

Bên cạnh đó, sau khi Sao Diêm Vương được tìm thấy vào năm 1930, người ta cũng cho rằng đây là hành tinh thứ 9 thuộc các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Mãi đến năm 1990, một cuộc tranh luận giữa các nhà thiên văn học đã diễn ra xoay quanh chủ đề Sao Diêm Vương có thực sự là hành tinh không.

Vào năm 2006, Hội Thiên văn học Quốc tế đã đưa ra một quyết định gây nhiều tranh cãi. Họ gọi Sao Diêm Vương là hành tinh lùn và loại nó ra khỏi danh sách các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Do đó, Thái Dương Hệ vẫn chỉ có 8 hành tinh như vừa kể trên.

Tìm hiểu đặc điểm các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời là gì, cấu tạo như thế nào?

Đến nay, cuộc tìm kiếm hành tinh thứ 9 vẫn luôn được thực hiện bởi các nhà thiên văn học. Tuy nhiên, vào ngày 20/1/2016, người ta đã phát hiện ra hành tinh thứ 9 và cho rằng nó cũng thuộc các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Bằng chứng cho thấy hành tinh thứ 9 này có khối lượng lớn hơn Trái Đất đến 10 lần.

Đồng thời lớn hơn 5000 lần so với khối lượng của Sao Thiên Vương. Về Mặt Trời, đây là ngôi sao trung tâm của Thái Dương Hệ hay còn gọi là sao mẹ. Nó có nguồn sáng vô tận và là ngôi sao sáng nhất. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời sẽ nhận năng lượng ánh sáng do Mặt Trời cung cấp.

Ngoài ra, sẽ luôn có những phản ứng hạt nhân sinh ra lượng nhiệt vô cùng lớn xảy ra trên Mặt Trời và tỏa ra khắp các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Như vậy, sao mẹ sẽ tự sinh ra năng lượng và tạo lực hấp dẫn. Từ đó khiến các hành tinh khác xoay quanh mình với những quỹ đạo không giống nhau.

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời cùng thứ tự và đặc điểm

Như bên trên đề cập, Thái Dương Hệ hiện có 8 hành tinh. Về thứ tự, chúng ta xét theo vị trí gần Mặt Trời nhất lần lượt là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Ngoài ra, vẫn sẽ có thêm hành tinh thứ 9 được liệt kê cùng. Cụ thể về đặc điểm của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời như sau:

Sao Thủy (Mercury)

Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời nhất và cũng nhỏ nhất, đường kính chỉ khoảng 4874km. Trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, Sao Thủy chỉ lớn hơn Mặt Trăng của Trái Đất một chút. Vì thế, để xoay quanh Mặt Trời, nó chỉ cần khoảng 88 ngày.

Vì khoảng cách quá gần Mặt Trời (khoảng 2/5 khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời), nên nhiệt độ giữa ngày và đêm của Mercury có sự thay đổi đáng kể. Ban ngày, nhiệt độ của Sao Thủy có thể lên đến 840 độ F (450 độ C), nhiệt độ này đủ nóng để nấu chảy chì.

Tìm hiểu đặc điểm các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Sao Thủy (Mercury) - Xếp đầu tiên trên biểu đồ các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Còn ban đêm, nhiệt độ lại xuống đến âm 290 độ F (180 độ C). Ngoài ra, Mercury cũng có bầu khí quyển rất mỏng gồm oxy, hydro, natri, heli và kali. Vì không thể phá vỡ các thiên thạch đang bay tới nên bề mặt của chúng có rất nhiều vết rỗng.

Trong nhiệm vụ kéo dài 4 năm do tàu vũ trụ MESSENGER của NASA thực hiện đã tiết lộ nhiều khám phá đáng kinh ngạc. Đó là một sự thách thức lòng mong đợi của các nhà thiên văn học. Trong số đó, nổi bật nhất là việc tìm thấy ở cực Bắc Sao Thủy có sự đóng băng của băng nước, các hợp chất hữu cơ và núi lửa. Chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng việc hình thành bề mặt hành tinh.

Link nội dung: https://getairvestal.com/tim-hieu-dac-diem-cac-hanh-tinh-trong-he-mat-troi-a15260.html