Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam.
Ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, bao gồm các hoạt động:
- Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào.
- Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp.
- “Hoạt động sản xuất công nghiệp còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng”.
Như vậy là tất cả các hoạt động khai thác chế biến và sửa chữa nói trên không kể quy mô, hình thức như thế nào, không kể với loại công cụ lao động gì, hoặc bằng cơ khí hiện đại, nửa cơ khí, hoặc bằng công cụ thô sơ dựa vào sức lao động và sự khéo léo của chân tay người lao động là chính, đều xếp vào ngành công nghiệp. (Tham khảo Quyết định 486-TCTK/CN năm 1966)
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.
Một số thuật ngữ liên quan đến thống kê ngành công nghiệp như sau:
Chỉ số sản xuất công nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại so với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc.
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là sản lượng của những sản phẩm quan trọng đối với nền kinh tế được ngành công nghiệp sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Năng lực sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là khối lượng của những sản phẩm công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của dân cư mà ngành công nghiệp có thể sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
(Theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg năm 2023)
Công nghiệp Việt Nam gồm những ngành nào? (Hình từ internet)
Theo kết quả thống kê chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp năm 2022 thì công nghiệp Việt Nam có các ngành sau đây:
Chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp (%)
Sơ bộ 2022
Tổng số
107,4
Khai khoáng
105,5
Khai thác than cứng và than non
104,9
Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên
103,6
Khai thác quặng kim loại
103,5
Khai khoáng khác
100,6
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng
150,2
Công nghiệp chế biến, chế tạo
107,7
Sản xuất, chế biến thực phẩm
108,8
Sản xuất đồ uống
125,1
Sản xuất sản phẩm thuốc lá
108,7
Dệt
102,6
Sản xuất trang phục
115,2
Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
115,4
Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện
117,4
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
109,8
In, sao chép bản ghi các loại
104,1
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế
108,9
Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất
102,9
Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu
118,5
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
93,2
Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác
106,1
Sản xuất kim loại
97,7
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)
107,4
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
106,7
Sản xuất thiết bị điện
106,5
Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu
118,7
Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc
106,8
Sản xuất phương tiện vận tải khác
112
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
103,1
Công nghiệp chế biến, chế tạo khác
114,8
Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị
109,8
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
107
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
106,5
Khai thác, xử lý và cung cấp nước
104,4
Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu
109,8
Theo Quyết định 879/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, các nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển như sau:
(1) Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo
- Nhóm ngành Cơ khí và Luyện kim
Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm: máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, ôtô và phụ tùng cơ khí, thép chế tạo. Sau năm 2025, ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm: đóng tàu, kim loại màu và vật liệu mới.
- Nhóm ngành Hóa chất
Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên hóa chất cơ bản, hóa dầu và sản xuất linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên phát triển nhóm ngành hóa dược.
- Nhóm ngành Chế biến nông, lâm, thủy sản
Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực và chế biến gỗ phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến nông sản, xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
- Nhóm ngành Dệt may, Da giầy
Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên sản xuất nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên sản xuất sản phẩm quần áo thời trang, giầy cao cấp.
(2) Ngành Điện tử và Viễn thông
Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên phát triển sản phẩm thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện. Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên phát triển phần mềm, nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế.
(3) Ngành Năng lượng mới và năng lượng tái tạo
Giai đoạn đến năm 2025 thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo như gió, mặt trời, biomass; Giai đoạn sau năm 2025 phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, ưu tiên phát triển các dạng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, sóng biển...
Link nội dung: https://getairvestal.com/cong-nghiep-la-gi-cong-nghiep-viet-nam-gom-nhung-nganh-nao-a15335.html