Việc tìm hiểu rõ các thành phần của máy tính có rất nhiều lợi ích, giúp ta hiểu rõ hơn về máy, biết được cần phải nâng cấp linh kiện nào. Thứ hai nếu bạn đang trong công cuộc tìm kiếm một chiếc máy tính để bàn/ laptop, thì việc tìm hiểu sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn. Cùng Sky Computer tìm hiểu các thành phần cơ bản của máy tính và chức năng của chúng nhé!
Mỗi máy tính đều được cấu tạo từ 2 yếu tố đó là phần cứng và phần mềm. Phần cứng là tập hợp các thành phần được sử dụng để xây dựng lên hoạt động của máy tính. Là các thành phần mà chúng ta có thể nhìn thấy và bao gồm các bộ phận nội bộ và thiết bị ngoại vi như CPU, RAM, ổ cứng,…
Phần mềm là tập hợp các chương trình, ứng dụng và lệnh được sử dụng để điều khiển và thực hiện tác vụ trên máy. Phần mềm các dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ máy và được xử lý bởi phần cứng để thực hiện các chức năng và hoạt động khác nhau.
Bo mạch chủ là một trong những thành phần quan trọng của máy tính. Bo mạch sẽ là nơi các bộ phần quan trọng khác được gắn kết và tương tác với nhau, để có thể hoạt động được hệ thống. Việc chọn bo mạch chủ phù hợp với các linh kiện khác là vô cùng quan trọng, vì nó sẽ đảm bảo các hệ thống ổn định.
RAM là cũng là một trong những thành phần quan trọng của máy tính. RAM sẽ lưu trữ dữ liệu tạm thời và ứng dụng đang hoạt động. RAM có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sử dụng máy, ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ máy. RAM càng lớn thì tốc độ hoạt động của máy tính càng mượt mà.
CPU là bộ phận xử lý trung tâm của máy tính, là thành phần chính quản lý và điều khiển các hoạt động của hệ thống. CPU đóng vai trò quan trọng trong xác định hiệu suất tổng thể của máy tính đối với các tác vụ nặng và yêu cầu tính toán phức tạp.
PSU là bộ nguồn của máy tính, là nơi cung cấp nguồn điện cho tất cả các linh kiện trong máy như bo mạch chủ, CPU, ổ cứng, quạt và các thiết bị khác. Khi chọn PSU cho máy tính phải lưu ý nó có công suất đủ để cung cấp điện trong hệ thống hay không.
Một PSU chất lượng và hiệu suất là phần quan trọng để đảm bảo độ ổn định của máy.
Ổ cứng là linh kiện có nhiệm vụ lưu trữ toàn bộ dữ liệu trong máy tính. Lưu trữ các tập tin, chương trình ứng dụng, hệ điều hành và các dữ liệu các nhân của người dùng. Có 2 loại ổ cứng phổ biến đó là HDD và SSD. Ổ cứng HDD có dung lượng lưu trữ lớn hơn, trong khi đó SSD sẽ có tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn.
Sự ổn định và hiệu suất của ổ cứng đóng vai trò quan trọng trong hiệu suất của máy. Ổ cứng ổn định và có tốc độ truy xuất nhanh sẽ giúp máy tính khởi động nhanh chóng, khởi động các chương trình ứng dụng nhanh hơn và lưu trữ dữ liệu trên máy tốt hơn.
Quạt tản nhiệt có vai trò duy trì nhiệt độ ổn định, an toàn cho các linh kiện bên trong hệ thống máy tính. Các linh kiện khi hoạt động thường sẽ sinh ra nhiệt, quạt tản nhiệt sẽ đẩy khí lạnh vào các tản nhiệt hoặc các lưỡi tản nhiệt của linh kiện. Giúp các bộ phận ấy hoạt động ổn định, an toàn cho người dùng.
GPU cũng là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong máy tính. Card đồ họa được dùng để xử lý các tác vụ đồ họa, giúp màn hình hiển thị hình ảnh, video,… Một GPU tốt sẽ cung cấp hiệu năng đồ họa cao, đáp ứng tốt nhu cầu làm việc đồ họa và chơi game của người sử dụng.
Cổng kết nối là các đầu cắm để kết nối với các thiết bị ngoại vi, mạng và các thiết bị khác. Những cổng kết nối hiện nay phổ biến là USB, HDMI, VGA, Thunderbolt, DisplayPort,… Khi lựa chọn máy tính có loại cổng kết nối nào, bạn cần phải mua các linh kiện, thiết bị trùng cổng thì mới có thể kết nối được với máy.
Nhắc đến các thành phần cơ bản của máy tính thì không thể bỏ qua màn hình máy tính. Bộ phận này sẽ được sử dụng để hiển thị hình ảnh, video, ứng dụng và mọi thao tác thực hiện đều được hiển thị thông qua màn hình. Có nhiều loại màn hình nhưng 2 loại phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là LCD và OLED.
Khe cắm mở rộng là các khe có trên bo mạch chủ của máy tính, được sử dụng để thêm các linh kiện máy tính. Nhằm nâng cấp hoạt động của máy tính trở nên tốt hơn. Các khe cắm mở rộng này cho phép người dùng gắn thêm các linh kiện khác như card đồ họa, card WiFi, card âm thanh và các loại card khác.
Thiết bị ngoại vi sẽ bao gồm chuột, bàn phím, loa và một số bộ phận khác. Các bộ phận này kết nối với máy tính nhằm giúp máy tính mở rộng tính năng sử dụng. Đối với laptop, các thiết bị này sẽ được tích hợp sẵn trên một thiết bị. Còn đối với máy tính bàn, bạn cần phải mua riêng lẻ và gắn vào các cổng kết nối.
Bài viết trên Sky Computer đã tổng hợp các thành phần cơ bản của máy tính và chức năng của chúng. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu bạn muốn cập nhật nhiều thông tin về kiến thức máy tính thì hãy theo dõi những bài viết mới nhất từ chúng tôi.
Xem thêm Cách đặt mật khẩu máy tính bàn đơn giản chỉ trong vài nốt nhạcCách sửa loa máy tính bàn đơn giản, hiệu quả tại nhàTiêu chí chọn mua máy tính để bàn làm đồ họa. Nên mua hàng như thế nào?
Link nội dung: https://getairvestal.com/cac-thanh-phan-co-ban-cua-may-tinh-va-chuc-nang-cua-chung-a15398.html