Trên thế giới hiện nay, văn hóa đọc sách được rất nhiều người tôn vinh, khuyến khích và ủng hộ. Những cuốn tiểu thuyết, sách văn hóa - thể thao, truyện tranh,... đều giúp con người mở mang kiến thức và làm phong phú vốn từ. Vậy tiểu thuyết là gì ? Hãy cùng với Coolmate đi tìm hiểu định nghĩa về tiểu thuyết và các thể loại tiểu thuyết được ưa chuộng nhất hiện nay.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa tiểu thuyết là gì trên thế giới. Tùy theo từng nền văn hóa và lịch sử khác nhau mà mỗi đất nước có những cách định nghĩa và tìm hiểu tiểu thuyết khác nhau. Tuy nhiên, định nghĩa chung nhất của tiểu thuyết chính là thể loại văn xuôi có hư cấu, sử dụng nhân vật, hoàn cảnh và sự việc để phản ánh xã hội theo những chủ đề nhất định.
Tiểu thuyết thường được trình bày theo dạng tự sự và trần thuật, có thể tập trung vào một hoặc một vài cá nhân trong không gian và thời gian nghệ thuật. Ngôn ngữ chính để trình bày loại hình văn học này chính là ngôn ngữ văn xuôi với độ dài đáng kể.
Sau khi đã tìm hiểu định nghĩa tiểu thuyết là gì thì các bạn hãy cùng đến với chủ đề của những cuốn tiểu thuyết này. Nội dung được trình bày trong tiểu thuyết thường là chủ đề hư cấu hoặc bán hư cấu. Trong lịch sử loài người, tiểu thuyết đã xuất hiện từ những năm 1010 với cuốn tiểu thuyết dài kỳ đầu tiên được công nhận là Truyện Genji của Murasaki Shikibu.
Xuất hiện để thay thế cho các trường ca và sử thi dài kể chuyện bằng thơ, tiểu thuyết tường thuật lại trải nghiệm, cuộc sống, suy nghĩ của các nhân vật. Với kết cấu câu từ phong phú và không bị giới hạn, bức tranh cuộc sống trong những cuốn tiểu thuyết văn học được phác họa rõ ràng, phức tạp và gần gũi hơn rất nhiều.
Tùy theo từng tác phong trình bày của từng tác giả mà tiểu thuyết có rất nhiều dạng thức kết cấu khác nhau. Theo xu hướng văn học tự do hiện nay thì không có bất cứ nguyên tắc rõ ràng nào về vấn đề kết cấu thể loại xác định của tiểu thuyết. Bởi vì cuộc sống luôn phát triển nên các phong cách viết tiểu thuyết cũng được cập nhật liên tục và không có giới hạn.
Một vài kết cấu cơ bản thường thấy của tiểu thuyết hiện nay bao gồm kết cấu chương hồi, kết cấu luận đề, kết cấu đa tuyến, kết cấu đơn tuyến, kết cấu tâm lý,... Mỗi loại kết cấu này đều có những đặc trưng riêng nhất định. Nếu tác giả thay đổi các khuôn mẫu sẵn có thì hoàn toàn có thể tạo ra hình thức kết cấu tiểu thuyết mới.
Để có thể tạo thành một bộ tiểu thuyết hấp dẫn người đọc thì tác giả cần tạo ra các điểm nhấn về phong cách. Một trong những phương pháp tạo ấn tượng riêng cho tác phẩm chính là sử dụng tình tiết mô tả xung đột cá nhân và xã hội, đem tính nội dung bao trùm mọi thành tố cốt truyện hoặc phát triển mâu thuẫn đến mức kịch tính, tạo nên các biến cố tạo động lực thúc đẩy hành động nhân vật.
Để trả lời được thắc mắc đặc điểm của tiểu thuyết làgì thì chúng ta cần những điều kiện cơ bản về đặc trưng của tiểu thuyết hiện nay như sau:
Tính văn xuôi: Là một phương thức tự sự tiêu biểu của dòng văn học kể chuyện. Tính chất này giúp mô tả khối lượng nội dung lớn, dung chứa hiện thực toàn vẹn và tái hiện chúng trong một thể thống nhất, cho phép phơi bày đến tận cùng những sự phức tạp muôn màu của hiện thực xã hội và đời sống.
Tính đa dạng sắc độ thẩm mỹ: Trong tiểu thuyết không có quá trình chọn lựa màu sắc đặc thù trong quá trình tiếp nhận hiện thực do nội dung thể hiện, chuyển hóa mà mô tả sự pha trộn hài hòa của các màu sắc nội dung như: đẹp, xấu, thiện, ác, bi, hài,...
Nghệ thuật kể chuyện: Cũng như những hình thái văn học tự sự khác, tiểu thuyết cũng cần có nghệ thuật kể chuyện riêng biệt. Thông thường trong tiểu thuyết thường có góc độ của người kể chuyện để miêu tả diễn biến sự việc và các dao động tâm lý của nhân vật. Với các điểm nhìn trần thuật khác nhau thì tác phẩm sẽ mang các giá trị và nội dung thể hiện khác nhau.
Tính hư cấu: Trong quá trình tư duy sáng tạo tiểu thuyết thì những nội dung hư cấu cho phép tái hiện thời gian, không gian, nhân vật, câu chuyện với khả năng phóng tác không giới hạn và gò bó vào các khuôn mẫu lịch sử có sẵn. Do đó, tính hư cấu nghệ thuật cho phép bộc lộ khả năng sáng tạo và sử dụng ngôn từ để tái hiện bức tranh đời sống của tác giả.
Tính phản ánh toàn vẹn đời sống: Một trong những đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết văn học chính là khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách đầy đủ và sinh động nhất. Với nội dung bao quát không gian và thời gian rộng lớn, tiểu thuyết cho phép nhà văn được mở rộng tầm vóc hiện thực tối đa trong tác phẩm.
Tính tổng hợp: Với nội dung khổng lồ, tiểu thuyết cho phép dung nạp các phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác mà không gặp bất cứ giới hạn nào. Các thủ pháp nghệ thuật thường được tổng hợp trong các tiểu thuyết đương thời là rung động, xung đột xã hội, màu sắc, hiện thực đời sống, thanh âm, sự cân xứng,.... kết hợp với các bộ môn khoa học phức tạp khác.
Cũng như kết cấu và phong cách, những cuốn tiểu thuyết từ trước đến nay trong nền văn học thế giới có vô số cách cấu trúc. Để có thể xác định được cấu trúc tiểu thuyết là gì thì các bạn cần hiểu rõ về các thành phần cấu trúc cơ bản hiện nay thường được các tác giả yêu thích sử dụng bao gồm:
Chương: Chương là các phần truyện được chia theo các sự kiện thời gian, không gian và nhân vật. Mỗi chương thường có sự khác biệt về thời gian, địa điểm, quan điểm hoặc góc nhìn nhân vật. Độ dài và nội dung của các chương cũng không có quy định cụ thể, thường tùy thuộc và ngòi bút của tác giả.
Nhân vật: Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành tiểu thuyết chính là nhân vật. Có rất nhiều vai trò và cách xây dựng nhân vật khác nhau như chính - phụ, chính diện - phản diện,... Tùy theo từng góc độ nhân vật mà tiểu thuyết gia có thể lựa chọn hình thái kể chuyện từ các ngôi cho phù hợp.
Cốt truyện: Đây là phần nội dung bao gồm các nhân vật đã được thiết kế và xác định trước. Với mục tiêu trình bày mạch truyện và các điểm cảm xúc của nhân vật, cốt truyện giúp dẫn dắt người đọc thấu hiểu nội dung cuốn tiểu thuyết.
Trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của nền văn học thế giới, tiểu thuyết có rất nhiều hình thái thể hiện khác nhau. Thông thường, một cuốn tiểu thuyết thường kết hợp nhiều thể loại khác nhau để có thể tạo nên một tác phẩm hoàn hảo.
Vậy các thể loại tiểu thuyết là gì? Để độc giả dễ hiểu thì Coolmate sẽ phân chia tiểu thuyết theo nội dung chính và chủ đề cốt truyện mà cuốn tiểu thuyết đó muốn trình bày, thể hiện nhé.
Tiểu thuyết trinh thám là dòng truyện văn xuôi có nội dung lớn, thường xoay quanh các tội ác, vụ án hoặc bí ẩn đời sống nào đó cần được khám phá, giải quyết và tìm ra thủ phạm. Motif truyền thống của tiểu thuyết thể loại trinh thám là hình tượng thám tử tư nhân và các vụ án hóc búa.
Quá trình phát triển của mạch truyện trinh thám thường tập trung vào quá trình tìm kiếm manh mối và giải quyết, tìm kiếm nghi phạm. Các vụ án có thể được mô phỏng vụ án có thật hoặc tình tiết hư cấu tùy theo tác giả.
Một số cuốn tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng trên thế giới mà các bạn nhất định nên đọc thử một lần trong đời bao gồm Sherlock Holmes, Nancy Drew, Hardy Boys,... hoặc loạt truyện trinh thám lừng danh của tác giả Agatha Christie’s.
Một trong những thể loại tiểu thuyết được nhiều người yêu thích nhất chính là dòng truyện khoa học viễn tưởng và giả tưởng. Với nội dung chính là các thế giới tưởng tượng ở tương lai, phép thuật, thần tiên hoặc các thế giới không có thật, tiểu thuyết giả tưởng mang đến một thế giới hoàn toàn mới cho người đọc trải nghiệm.
Xu hướng chính của dòng tiểu thuyết này được phát triển từ các câu chuyện cổ tích, văn học sử thi của các nền văn minh. Một số bộ tiểu thuyết nổi tiếng về dòng văn học giả tưởng có thể kể đến như series Harry Potter, Chúa tể những chiếc nhẫn, Biên niên sử Narnia, Trò chơi vương quyền,...
Tiểu thuyết tình cảm hay còn được gọi là tiểu thuyết lãng mạn, là dòng truyện kể tập trung vào tình yêu lãng mạn của đôi lứa. Mạch truyện thường xuôi theo cảm xúc của nhân vật và có các tình tiết đặc tả suy nghĩ, tư duy và cách cư xử để phác họa hình ảnh nhân vật rõ nét nhất.
Dòng tiểu thuyết tình cảm nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay thường được xuất phát từ Trung Quốc và Mỹ. Đối với văn học Trung Quốc, tùy theo xu hướng giới tính của cặp đôi chính mà có thể phân loại thành tiểu thuyết đam mỹ, tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết bách hợp,...
Một số tác giả nổi tiếng của dòng tiểu thuyết lãng mạn này có thể kể đến như Marc Levy, Johanna Lindsey, Thierry Cohen, Cửu Lộ Phi Hương, Đồng Hoa, Mặc Bảo Phi Bảo, Diệp Lạc Vô Tâm, Thánh Yêu,...
Đúng như tên gọi, tiểu thuyết lịch sử là dòng văn học tự sự mô tả câu chuyện hư cấu xảy ra tại các thời điểm có thật trong lịch sử nhân loại. Trong trường hợp này, nhân vật có thể tồn tại ở trạng thái hư cấu, bán hư cấu và có thật. Các tác phẩm nổi tiếng của dòng văn học này có thể kể đến như Những người khốn khổ, Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà, Chiến tranh và hòa bình,...
Được xây dựng trên thế giới hiện tại có thật, tiểu thuyết hư cấu hiện thực là dòng văn học tường thuật một sự việc hư cấu xoay quanh những nhân vật hư cấu nhưng tồn tại cùng dòng thời gian và thế giới ngày nay. Nội dung tiểu thuyết được trình bày trung thực, không lãng mạn hóa cũng như nghệ thuật hóa các yếu tố không gian - thời gian.
Những tác phẩm hiện thực hư cấu này thường chứa đựng lượng thông tin vô cùng lớn nên kết cấu nội dung khá phức tạp. Một số tiểu thuyết gia hiện thực nổi tiếng trên thế giới như Mark Twain, Honore de Balzac, Anton Chekhov, John Steinbeck, George Eliot,...
Đây là dòng truyện thường được kết hợp chung với các thể loại giả tưởng, bí ẩn hoặc trinh thám. Một trong những đặc trưng nổi bật của tiểu thuyết kinh dị chính là các chi tiết đáng sợ, mang đến cảm giác sợ hãi, hồi hộp và tâm lý kinh hoàng cho người đọc.
Những cuốn truyện kinh dị thường xoay quanh các vụ án giết người, ám sát, ma quỷ giả tưởng hoặc các yếu tố linh dị khác. Nếu các bạn yêu thích thể loại tiểu thuyết này thì có thể thưởng thức Bá tước Monte Cristo, Heart of darkness, Dracula, Bạch dạ hành, Kỳ án ánh trăng, Tokyo hoàng đạo án, Người tìm xác,...
“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” (tên tiếng Anh “The Thorn Birds”) của nữ tác giả Colleen McCullough ra mắt lần đầu vào năm 1977. Cuốn tiểu thuyết này nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm kinh điển và xuất sắc nhất mọi thời đại.
Vậy nội dung của tiểu thuyết là gì? “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” không chỉ kể câu chuyện lịch sử của gia đình nhà Cleary mà còn là mối tình của cô gái Meggie Cleary và vị cha xứ Ralph de Bricassart. Một câu chuyện tình yêu đầy bi kịch nhưng cũng rất ngọt ngào và lãng mạn được Colleen McCullough tóm gọn bằng bốn chữ “nỗi đau tuyệt vời”.
Hơn thế, tác giả cũng lồng ghép câu chuyện truyền thuyết về một chú chim có giọng hót hay nhất thế gian. Nhưng chú chim ấy phải hy sinh thân mình bằng cách lao vào bụt mận gai nhọn nhất để đổi lấy tiếng hót khiến muôn loài ghen tỵ.
“Lược sử thời gian” là một kiệt tác được viết bởi nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking. Đây là cuốn tiểu thuyết về khoa học vũ trụ hay và đáng đọc nhất thế giới.
Tác phẩm được ví như “cuốn sử thi” ghi chép và lưu giữ sự ra đời, hình thành và phát triển của vũ trụ. Và điểm nhấn của “Lược sử thời gian” là Stephen Hawking đã kết hợp tài tình giữa sự ngạc nhiên của một đứa trẻ với trí tuệ cao siêu của một nhà vật lý học du hành vào vũ trụ bao la. Nhờ vậy, cuốn tiểu thuyết đã mang tới cho độc giả những góc nhìn khác biệt chưa ai thấy.
“Hai số phận” (tựa gốc “Kane and Abel”) là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn người Anh Jeffrey Archer. Ra mắt lần đầu vào năm 1979, nội dung của “Hai số phận” xoay quanh cuộc đời của hai con người khác nhau nhưng lại cùng được sinh ra vào cùng thời điểm của năm 1906.
Những đối lập về hoàn cảnh sống của hai người cho đến khi họ qua đời khiến cho người đọc cảm thấy thấm thía về cuộc sống. Hai nhân vật cho dù giàu hay nghèo nhưng điểm chung là họ luôn có ý chí kiên cường và quyết tâm vượt qua khó khăn để chinh phục ước mơ.
Qua những thông điệp nhân văn và ý nghĩa của cuốn tiểu thuyết là gì, “Hai số phận” đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn đọc trên khắp thế giới. Để giúp họ có thêm động lực và niềm tin để bước đi trên hành trình của chính mình.
Một trong những cuốn tiêu thuyết đáng đọc nhất mọi thời đại đó là “Những người khốn khổ” của tác giả người Pháp Victor Hugo. Tuyệt tác văn học này được xuất bản vào năm 1862, kể về tình hình xã hội nước Pháp vào khoảng 20 năm đầu của thế kỷ XIX (thời điểm Napoleon lên ngôi).
“Những người khốn khổ” khắc họa một cách chân thật về cuộc sống của những người nghèo khổ thời bấy giờ ở Pháp. Thông qua những nhân vật, tác giả thể hiện lòng thương cảm với những người cùng khổ của xã hội tư sản bất công. Chính họ là những con người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói và sống khốn cùng trong thời kỳ đó.
“Ông già và biển cả” (tên tiếng Anh “The Old Man and the Sea”) là cuốn tiểu thuyết mang hơi hướng viễn tưởng nổi tiếng của nhà văn Ernest Hemingway. Tác giả đã viết cuốn sách vào năm 1951 tại Cuba và xuất bản lần đầu vào năm 1952. Có thể nói, “Ông già và biển cả” là tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp văn chương của Ernest Hemingway.
Nội dung kể về cuộc hành trình dài 3 ngày đêm của ông lão đánh cá Santiago để săn bắt con cá kiếm khổng lồ. Tác giả đã khắc họa rõ nét những vất vả và hiểm nguy mà ông lão phải đối mắt giữa biển cả rộng lớn. Ấn tượng nhất trong tiểu thuyết là gì, là nguyên lý “tảng băng trôi”. “Ông già và biển cả” như một lời ngợi khen cho ý chí và sức mạnh lao động của con người chúng ta.
Nếu là một người yêu thích văn học thì chắc hẳn bạn đã từng đọc hoặc biết đến cuốn tiểu thuyết “Rừng Na Uy”. Đây được coi là một trong những tác phẩm để đời của nhà văn Haruki Murakami.
“Rừng Na Uy” lấy bối cảnh xã hội Nhật Bản vào những năm 1960-1970, thời kỳ đen tối với đầy rẫy những cuộc bạo động chính trị, tệ nạn, … Và các chàng trai cô gái độ tuổi sinh viên như Toru, Naoko, Midori, … phải đối diện và chống chọi để níu giữ các mối quan hệ tình yêu trong một thế giới hỗn loạn như thế.
Với cách dẫn chuyện tài tình của Haruki Murakami, tác phẩm đã đưa người đọc trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ đó, họ sẽ càng biết trân trọng sức mạnh của tình yêu. Bởi lẽ trong những hoàn cảnh đen tối nhất, chỉ có tình yêu mới giúp bạn trở nên kiên cường và mạnh mẽ để vượt qua những cảm trong cuộc sống.
Là một trong những cuốn tiểu thuyết hay và nổi tiếng của tác giả Hector Malot, “Không gia đình” mang tới câu chuyện về cậu bé Remi - không có cha và mẹ.
Cậu bé được đem về nuôi trong một gia đình sống ở vùng quê xa xôi và may mắn là Remi được mẹ nuôi Barberin hết mực yêu thương. Nhưng ông Barberin lại không ưa gì cậu và tìm cách đem bán Remi cho ông bầu Vitalis - chủ của một đoàn xiếc rong. Từ đây, cuộc sống của cậu bé “không gia đình” bước sang giai đoạn mới.
Ông bầu Vitalis chính là người thầy đầu tiên chỉ dạy và giáo dục Remi những đức tính quý giá của con người. Điều này đã giúp cậu bé rất nhiều trong cuộc sống. Cuốn tuyển thuyết là gì thực sự hay và ý nghĩa, không chỉ dành cho các em thiếu niên mà ngay cả người trưởng thành cũng nên đọc một lần trong đời.
“Kẻ trộm sách” ra mắt và xuất bản lần đầu vào năm 2005 và nhanh chóng trở thành một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất thế giới. Nhà văn Markus Zusak gây tiếng vang lớn và những nhà phê bình văn học cũng như độc giả dành sự yêu mến vô cùng lớn cho “Kẻ trộm sách”.
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh những năm chiến trang thế giới thứ 2, kể câu chuyện về cô bé Liesel Meminger sống ở phố Thiên Đàng tại Munich. Với niềm yêu thích đặc biệt với sách và ngôn ngữ, cô bé có thể cứu giúp và hàn gắn mọi người trong chế độ phát xít đầy ghê rợn vào thời kỳ đó.
Tiểu thuyết “Đồi gió hú” là câu chuyện tình yêu ngang trái của cô con gái nổi loạn trong gia đình Earnshaw và gã đàn ông thô ráp, điên rồ mà cha cô đã mang về nhà rồi đặt tên là Heathcliff. “Đồi gió hú” của Emily Bronte là cuốn sách đã tới tay công chúng với nhiều bình luận trái ngược vào năm 1847.
Nếu tình yêu của Romeo và Juliet trong tác phẩm cùng tên của William Shakespeare mang đậm sự lãng mạn và nồng cháy thì “Đồi gió hú” lại miêu tả một tình yêu dưới góc nhìn của sự chân thật, hận thù và đầy ám ảnh. Đây là thứ tình yêu khác biệt, nó vượt qua những giá trị chuẩn mực về ý niệm đạo đức và bỏ qua những định kiện của xã hội.
Tiểu thuyết là gì“Đồi gió hú” như bức tranh đầy sắc màu về sự tăm tối của lòng người, niềm hạnh phúc hay nỗi đau khổ, … Do đó, tác phẩm này trở thành một trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại và bi thương nhất về tình yêu.
Tác phẩm văn học kinh điển mà chắc chắn bạn không thể bỏ lỡ chính là “Cuốn theo chiều gió” của Margaret Munnerlyn Mitchell. “Cuốn theo chiều gió” đã được chuyển thể thành phim điện ảnh và giành 8 giải thưởng Oscars năm 1940.
Cuốn sách xoay quanh câu chuyện tình yêu ngọt ngào của chàng trai và cô gái trong cuộc nội chiến Nam - Bắc Mỹ. Không chỉ đơn thuần là tình yêu đôi lứa mà còn là tình yêu quê hương đất nước, tình đoàn kết và tình thương thân tương ái.
“Đại gia Gatsby” chắc chắn sẽ là một câu chuyện thú vị dành cho những người yêu thích tiểu thuyết. Gatsby, nhân vật chính của câu chuyện, tưởng rằng sẽ có tất cả - quyền lực, tiền bạc, tình yêu. Nhưng rồi ảo tưởng tình yêu tan vỡ một cách đau đớn nhất. Sau đó là cái chết tức tưởi của Gatsby để cuối cùng bị người đời quên lãng.
Như bức chân dung của “thời đại Jazz” (Jazz Age - tên do chính Fitzgerald đặt cho giai đoạn 1918 - 1929), đại gia Gatsby nắm bắt sâu sắc tinh thần của thế hệ cùng thời ông: những ám ảnh thường trực về thành đạt, tiền bạc, hào nhoáng, … đồng thời là nỗi âu lo trước thói đề cao vật chất vô độ và thiếu vắng đạo đức ngày một cao.
Là lời cảnh tình của tác giả, Scott Fitzgerald về “giấc mơ Mỹ”, “Đại gia Gatsby” được coi là tượng đài văn học, một cánh cửa rộng mở dành cho những người quan tâm tới văn học và lịch sử tinh thần nước Mỹ thời hiện đại.
Tiểu thuyết là gì? Đó là thể loại văn xuôi có hư cấu, sử dụng nhân vật, hoàn cảnh và sự vật để phản ánh xã hội theo những chủ đề nhất định. Và “Trăm năm cô đơn” là một cuốn tiểu thuyết đã chiếm trọn trái tim của mọi độc giat trên thế giới.
“Trăm năm cô đơn” của tác giả Gabriel Garcia Marquez kể câu chuyện dòng 7 tộc trải qua 7 thế hệ. Xuyên suốt 7 thế hệ này, những bi kịch đau lòng đã xảy ra bởi vì họ tự tách biệt với xã hội bên ngoài và kết hôn cận huyết thống. Chính họ đã nhận lấy hậu quả khi những đứa con ra đời không lành lặn và dòng họ cũng triệt tiêu.
Tác phẩm như một lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất, tổng hòa với các mối quan hệ xã hội và vượt qua mọi định kiến ngăn cách giữa cá nhân với xã hội.
Nằm trong top những cuốn sách bán chạy nhất thế giới, “Nhà giả kim” dành cho những người đang cần có một định hướng đúng đắn cho cuộc đời mình.
“Nhà giả kim” là cuộc hành trình trải nghiệm và theo đuổi vận mệnh của cậu bé chăn cừu Santiago. Với mong muốn khám phá mọi nơi, Santiago đã tự lên cuộc hành trình của riêng mình. Trong hành trình đó, cậu đã gặp được nàng Fatima - cô gái rất tâm lý và muốn đồng hành cùng Santiago.
Tác phẩm đã làm rung động hàng triệu độc giả trên thế giởi bởi lối hành văn giản dị, đầy chất thơ, giàu lòng nhân ái và những minh triết huyền bí từ phương Đông. Thông qua nhân vật Santiago, chúng ta có thể nhận ra rằng nếu không dám theo đuổi và thực hiện ước mơ thì bạn sẽ cảm thấy thực sự tiếc nuối.
“Một tiểu thuyết đầy cảm xúc, một cuốn sách đưa ta đi từ tiếng cười đến những giọt nước mắt với các nhân vật hài hước và cuốn hút.”, ban giám khảo giải thưởng Prix des Maisons de la Presse đã có những chia sẻ về “Hoa vẫn nở mỗi ngày”.
Một câu chuyện của tiểu thuyết là gì sẽ mãi khắc ghi trong lòng người đọc, nhẹ nhàng mà thấm thía. Đó là cuộc đời của một nhân viên gác chắn nơi ga xếp của những chuyến tàu mỗi ngày hay của một người quản trang đón nhận người mất và chăm sóc những phần mộ, …
Nhưng sự sống là phép màu, hy vọng vẫn luôn hiện hữu và hạnh phúc sẽ hồi sinh khi hoa kia được thay nước, khi con người vẫn còn có niềm tin vào cuộc sống.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới “Âm thanh và cuồng nộ” trong top những cuốn tiểu thuyết hay nhất. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản lần đầu vào năm 1929 và trở thành tác phẩm giúp tác giả William Faulkner bước lên đỉnh cao thành công.
Câu chuyện về một gia đình quý tộc đa thế hệ và gia đình người hầu da đen diễn ra ở bang Mississippi miền Nam nước Mỹ. “Âm thanh và cuồng nộ” lên án những định kiến, triết ký về một xã hội bất công và tăm tối thời kỳ đó.
Sự ngưng đọng giữa quá khứ và hiện đại, sự xung đột sắc tộc hay những định kiến về người da màu và thân phận thấp kém của họ trong xã hội cũ nát ấy đã được tác giả đưa vào và thể hiện xuất sắc qua ngôn ngữ đầy mới mẻ.
Cuối cùng là cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của tác giả Nikolai Ostrovsky dành cho những ai có niềm đam mêm với văn học lịch sử. “Thép đã tôi thế đấy” là một cuốn nhật ký ghi lại hành trình tôi luyện, những bước đi trưởng thành gian khổ của thế hệ thanh niên Xô Viết đời đầu.
Nhân vật Pavel luôn cống hiến hết sức để phục vụ cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước Liên Xô giàu mạnh. Trong chặng đường đó, Pavel đã gặp không ít khó khăn và chịu nhiều nỗi đau về thể xác và tinh thần. Nhưng bằng sức mạnh và sự kiên cường, chàng chiến sĩ không bao giờ chịu thua trước thử thách.
Hy vọng bài viết của CoolBlog đã giúp các bạn hiểu rõ định nghĩa tiểu thuyết là gì và các cấu trúc, nội dung của tiểu thuyết. Bên cạnh đó hiểu rõ cách phân biệt các thể loại tiểu thuyết phổ biến nhất hiện nay. Tùy theo gu đọc sách của mỗi người mà các bạn có thể dễ dàng lựa chọn những tác phẩm với thể loại phù hợp nhé.
“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới.”
>>>Xem thêm
Link nội dung: https://getairvestal.com/tieu-thuyet-la-gi-phan-biet-cac-the-loai-tieu-thuyet-pho-bien-nhat-a15405.html