Cách mạng công nghiệp lần 3 (Digital Revolution) đã mở ra một kỷ nguyên kỹ thuật số, không chỉ được ứng dụng trong kinh tế sản xuất mà còn tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại ngày nay. Hãy cùng Luci khám phá từng cột mốc lịch sử và những thành tựu quan trọng trong hành trình sáng tạo của con người.
Hiện nay thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng làm cho cuộc sống của chúng ta thay đổi một cách ngoạn mục. Trong đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 hay còn được gọi là cách mạng kỹ thuật số (Digital Revolution) là bước ngoặt lớn giúp chúng ta bước đầu chạm tới xã hội số hóa hiện đại ngày nay. Cuộc cách mạng 3.0 đề cập đến sự phát triển của công nghệ, từ những thiết bị điện tử, cơ khí đơn bình thường đến việc tự động hóa sản xuất và công nghệ kỹ thuật số hiện đại, đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên thông tin.
Các phát minh tiên tiến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần 3 này đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu chi phí, đồng thời tận dụng sức mạnh của Internet để lưu trữ và chia sẻ thông tin.
Có thể bạn quan tâm:
Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã trải qua những giai đoạn nổi bật, mang đến cho con người những phát minh đầy hứa hẹn, định hình lại cách chúng ta sản xuất, làm việc và tương tác với thế giới xung quanh.
Năm 1947, bóng bán dẫn đầu tiên ra đời, đánh dấu thời kỳ của máy tính kỹ thuật số. Từ cuối những năm 1940, các trường đại học, quân đội và doanh nghiệp đã phát triển các hệ thống máy tính, để sao chép kỹ thuật số và tự động hóa các phép tính toán được thực hiện thủ công trước đó, LEO là máy tính đa năng có bán trên thị trường đầu tiên. Đến năm 1970, các thiết bị hiện đại như máy tính gia đình, máy trò chơi điện tử được ra đời.
Chiếc di động thần kỳ là từ khóa khi nói đến những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần 3. Vào năm 1983, chiếc điện thoại di động đầu tiên đã ra đời với sáng chế của Motorola DynaTac. Điện thoại di động ngày càng phổ biến với mạng di động 2G vào năm 1991. Ngoài ra thời kỳ này, nhiều thiết bị công nghệ hiện đại cũng lần lượt ra đời như máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh phim truyền thống hay mực kỹ thuật số,….
Sáng chế quan trọng nhất ở thời bấy giờ chính là World Wide Web - Một không gian thông tin toàn cầu vào năm 1989.
Thập niên 90, Internet được sử dụng rộng rãi và có những ứng dụng, vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh. Mạng toàn cầu đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của một nửa dân số Mỹ vào cuối những năm 1990.
Vào những năm đầu thế kỷ 21, điện thoại đã được sử dụng nhiều, các rạp chiếu phim bắt đầu chiếu quảng cáo về việc mọi người nên để điện thoại ở chế độ im lặng khi xem phim. Chúng cũng trở nên tiên tiến hơn nhiều so với điện thoại chỉ có chức năng gọi điện hoặc chơi các trò chơi đơn giản của những năm 1990. Tin nhắn SMS được sử dụng rộng rãi trở thành một hiện tượng văn hóa, tại Việt Nam chắc hẳn các bạn 9x, 8x còn nhớ giai đoạn chúng ta đăng ký các gói nhắn tin, gửi cho nhau hàng trăm tin nhắn.
Cách mạng công nghiệp lần 3 - Cách mạng kỹ thuật số đã trở nên lan rộng toàn cầu trong thời gian này. Vào cuối năm 2005, dân số sử dụng Internet đạt 1 tỷ và 3 tỷ người trên toàn thế giới đã sử dụng điện thoại di động vào cuối thập kỷ này. Bên cạnh đó, truyền hình cũng bắt đầu chuyển sang sử dụng tín hiệu kỹ thuật số. Bạn có còn nhớ thời kỳ hoàng kim của ITV, gửi tin nhắn bình chọn rồi đợi mãi để nghe được bài hát yêu thích.
Trong giai đoạn này, công nghệ di động và không dây đã phát triển vượt bậc. Các thiết bị thông minh như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop,… trở nên phổ biến. Các mạng xã hội như Facebook, Yahoo,… thu hút hàng tỷ người dùng. Các dịch vụ điện toán đám mây như Google Drive, Dropbox,… đã cho phép người dùng lưu trữ và truy cập dữ liệu từ xa.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã “khai sinh” ra những sự đổi mới mang tính cách mạng, định hình lại cách chúng ta tận dụng công nghệ để tạo ra cuộc sống hiện đại ngày nay.
Thành tựu cách mạng công nghiệp lần 3 đầu tiên phải kể đến Internet -“Kỷ nguyên của những gã khổng lồ” ra đời vào năm 1974 và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc. Cùng với những giá trị to lớn đầy hứa hẹn đó, Internet ngày càng trở nên phổ biến, các cụm từ như “cư dân mạng” hay “cộng đồng mạng” dần trở nên quen thuộc hơn. Đây chính là minh chứng cho sự phổ biến của Internet.
SMAC là viết tắt của các cụm từ: Social Media (Mạng xã hội), Mobile (Công nghệ di động), Analytics (Công nghệ phân tích), Cloud (Điện toán đám mây).
Social Media: Các nền tảng truyền thông xã hội là một hình thức kết nối mới, giúp người dùng kết nối và giao tiếp với nhau dựa trên một nền tảng nhất định. Những nền tảng nổi tiếng như lúc bấy giờ như Yahoo, Facebook, Youtube… được nhiều người trẻ hưởng ứng.
Mobile: Là phương tiện giao tiếp hiện đại của con người, tạo ra một phương thức liên lạc, mua sắm và làm việc mới.
Analytics: Công nghệ phân tích cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về trải nghiệm hành vi mua sắm của khách hàng. Ứng dụng Big Data, doanh nghiệp có thể khai thác các thông tin quý giá để cải tiến việc tiếp cận khách hàng của mình về hình ảnh thương hiệu cũng như sản phẩm dịch vụ… giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định Marketing đúng đắn và phù hợp hơn.
Cloud: Thành tựu cách mạng công nghiệp lần 3 tạo ra bước phát phát triển mới trong quá trình lưu trữ. Giải pháp này giúp việc truy cập dữ liệu hiệu quả hơn. Đồng thời, giảm bớt gánh nặng về ngân sách cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phản ứng với các thay đổi trên thị trường cũng như xử lý các vấn đề nội bộ.
Big data (dữ liệu lớn) liên quan đến các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý. Big Data (dữ liệu lớn) là nguồn “khoáng sản” dồi dào trong lĩnh vực truyền thông, tiếp thị được tận dụng để khai thác và tìm hiểu insight khách hàng.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 tạo động lực hình thành và phát triển nền xã hội văn minh - thế kỷ 21. Sự ra đời của Internet và các thiết bị di động giúp cho việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Con người có thể giao tiếp với nhau qua điện thoại hay các nền tảng social khác trên Internet một cách dễ dàng. Từ đó, quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực cũng thuận tiện hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 còn mang đến nhiều phát minh khoa học có ý nghĩa quan trọng như máy tính cá nhân, máy ảnh kỹ thuật số, máy in 3D, nhựa sinh học, cây trồng biến đổi gen hay khám phá vũ trụ, vệ tinh nano và robot không gian…
Những thành tựu được hình thành từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 phải nói là nhiều đáng kể. Chúng giúp thay đổi toàn bộ cách thức vận hành, biến mọi thứ phức tạp thành đơn giản hơn.
Trong cuộc cách mạng mang tính bước ngoặt này, tự động hóa quy trình làm việc giúp nâng cao hiệu suất và cắt giảm chi phí mang đến lợi ích khổng lồ cho kinh tế sản xuất của con người.
Bên cạnh những tác động tích cực, cách mạng công nghiệp lần 3 cũng có những ảnh hưởng tiêu cực lên xã hội như gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin, tính chính xác của các thông tin được chia sẻ. Sự tăng cường về mặt công nghệ đi kèm với tăng cường sử dụng năng lượng và tạo ra lượng rác điện tử lớn, ảnh hưởng đến môi trường.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 là bệ phóng cho cuộc cách mạng số hóa 4.0 đem đến những công nghệ hiện đại chúng ta đang sử dụng ngày nay. Các giải pháp quản lý đô thị thông minh ứng dụng IoT - Internet vạn vật của Luci là một trong số đó. Hiện nay, Luci là đơn vị đi đầu cung cấp các giải pháp quản lý đô thị thông minh ở Việt Nam với nhiều dự án lớn trên khắp cả nước, hướng đến một Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Các giải pháp quản lý đô thị thông minh của Luci gồm có:
Giải pháp quản lý đô thị thông minh (Luci RMS): Tích hợp và quản lý các hệ thống đô thị khác nhau, giúp các cơ quan quản lý đô thị đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời.
Giải pháp quản lý tòa nhà thông minh (Luci iBMS): Tự động hóa các hoạt động quản lý tòa nhà, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả vận hành.
Giải pháp đèn đường thông minh (Luci Lighting): Giám sát và điều khiển hệ thống đèn đường tự động, giúp tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
Trung tâm điều hành thông minh (Luci IOC): Tập trung dữ liệu từ các hệ thống đô thị thông minh, giúp các cơ quan quản lý đô thị theo dõi, giám sát và điều hành đô thị từ xa.
Giải pháp quản lý tài sản thông minh (Luci AM): Quản lý các tài sản công của đô thị, giúp các cơ quan quản lý đô thị nắm được tình trạng của các tài sản, đưa ra các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả.
Nếu bạn quan tâm và muốn biết thêm về các giải pháp đô thị thông minh Luci, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo các địa chỉ sau:
Link nội dung: https://getairvestal.com/cach-mang-cong-nghiep-lan-3-va-nhung-thanh-tuu-thay-doi-cuoc-song-hien-dai-luci-a15580.html