Nắm vững công thức tính công suất sẽ giúp ích rất nhiều cho việc lựa chọn thiết bị điện. Nếu các bạn còn chưa nắm vững vấn đề này và muốn tìm hiểu thêm cách tính công suất tiêu thụ điện thì hãy theo dõi nội dung VietChem chia sẻ dưới đây.
Mỗi thiết bị điện sử dụng sẽ có mức công suất và cách tính khác nhau. Dưới đây là một số công thức tính công suất để bạn tham khảo:
Công thức tính công suất của 1 thiết bị điện là P = A/t
Trong đó:
Dựa vào công thức trên, có thể tính được công suất dòng điện và công suất tiêu thụ dòng điện 3 pha. Cụ thể dưới đây.
Công thức tính công suất của nguồn điện như sau: P = UIcosφ = U.Icos(φu- φi).
Trong đó:
Điện năng tiêu thụ ở dòng điện không đổi hay xoay chiều đều tương đương nhau. Vậy, công thức tính điện năng tiêu thụ sẽ là: W = P.t
Trong đó:
Có thể áp dụng công thức tính công suất tiêu thụ trong mạch cho cách tính với dòng điện 3 pha. Theo đó công thức tính công suất điện 3 pha như sau:
P = UIcosφ
Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây chính là cosφ và I. Cụ thể như sau:
Dựa vào công thức tính công suất kể trên, có thể vận dụng để tính điện năng tiêu thụ của một số thiết bị điện sử dụng hàng ngày. Bao gồm:
Máy hút bụi công nghiệp có công suất khá đa dạng nhưng thường dao động từ 1000W - 3000W. Vì thế, khi sử dụng thiết bị này liên tục trong vòng 1 giờ đồng hồ sẽ tiêu thụ khoảng 1000W - 3000W, tương đương 1kWh - 3kWh. Khi đó, lượng điện năng tiêu thụ sẽ hết khoảng 1 - 3 số điện.
Tính điện năng tiêu thụ của máy hút bụi công nghiệp
Áp dụng công thức tính công suất cho 1 thiết bị để xác định điện năng tiêu thụ của máy rửa ô tô. Theo đó, một chiếc máy rửa thường có công suất từ 1200W - 2000W. Vậy khi sử dụng liên tục một giờ sẽ tiêu tốn 1,2 - 2 số điện. Nếu dùng bơm áp lực cao với công suất lên đến 7500W thì điện năng sẽ là 7,5 số/ giờ.
Công suất điều hòa thường dao động từ 800W - 1500W tùy theo loại 9000 BTU hay 12000 BTU. Khi đó, điện năng tiêu thụ trong 1 giờ khi bật điều hòa là 0,8 - 1,2 số.
Tính toán điện năng tiêu thụ của điều hòa
Biết cách áp dụng công thức tính công suất sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho người sử dụng điện. Bao gồm:
Áp dụng công thức tính công suất bóng đèn, công thức tính công suất máy lạnh… sẽ giúp tìm ra những thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng. Từ đó có thể thay thế bằng thiết bị có công suất thấp để tiết kiệm điện năng.
Công suất quá cao so với khả năng chịu tải của dây điện sẽ rất dễ gây nên chập, cháy và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế cần tính toán công suất sử dụng điện phù hợp để đảm bảo an toàn cho con người.
Công suất của mỗi thiết bị là cơ sở để tính toán, thiết kế hệ thống điện. Dựa vào chỉ số này giúp dễ dàng lựa chọn được bảng điện, loại dây điện, tiết diện dây điện phù hợp. Nhờ đó, các thiết bị điện được hoạt động ổn định theo thời gian.
Ứng dụng công thức tính công suất nguồn để thiết kế hệ thống điện
Công suất giúp đánh giá hiệu suất sử dụng của các thiết bị điện. Điều này sẽ có ích rất nhiều cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Bởi việc lựa chọn các thiết bị có công suất lớn sẽ giảm thiểu tổn thất năng lượng và nâng cao năng suất làm việc.
Dựa vào công suất định mức và công suất đo được có thể so sánh tình trạng hoạt động của mỗi thiết bị có tốt hay không. Nếu hai giá trị có sự chênh lệch lớn thì chứng tỏ thiết bị điện đang có vấn đề và cần khắc phục, sửa chữa ngay để tránh hỏng hóc.
Công thức tính công suất có vai trò quan trọng với cuộc sống con người. Bởi dựa vào công thức này sẽ giúp quá trình thiết kế, thi công và sử dụng điện có hiệu quả, tiết kiệm. Hy vọng những chia sẻ của VietChem sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công thức này và biết cách áp dụng khi cần thiết.
Link nội dung: https://getairvestal.com/cong-thuc-tinh-cong-suat-cach-tinh-cong-suat-tieu-thu-dien-a15662.html