Tần số là gì? Tổng hợp công thức tính tần số mới nhất năm 2024

Tần số là gì? Tổng hợp công thức tính tần số mới nhất năm 2024

Tần số là gì? Tổng hợp công thức tính tần số mới nhất năm 2024 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Tần số là gì?

Tần số là số lần lặp lại của một hiện tượng trong một khoảng thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo tần số Hz được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức, Heinrich Rudolf Hertz. 1 Hz là tần số lặp lại của hiện tượng đúng bằng 1 lần trong mỗi giây.

Một số loại đơn vị khác của tần số:

- Số vòng quay một phút (rpm) (revolutions per minute): dùng cho tốc độ động cơ,…

- Số nhịp đập một phút (bpm) (beats per minute): dùng cho nhịp tim, nốt nhạc trong âm nhạc,…

- Tần số trong tiếng anh thường được gọi là Frequency, trong một vài trường hợp thì tần số còn được gọi là Pules. Nếu như ta có tần số là 60 Hz thì cũng có tấn số tương ứng là 60 Pules.

Một số khái niệm liên quan đến tần số:

- Hertz (Hz): là đơn vị đo tần số.

- Chu kỳ: là một làn sóng hoàn chỉnh của điện áp hoặc dòng điện xoay chiều

- Luân phiên: là một nửa chu kỳ

- Thời gian: là thời gian cần thiết để tạo ra một chu kỳ hoàn chỉnh của làn sóng

- Tần số âm thanh: từ 15 Hz đến 20kHz (phạm vi tần số âm thanh tai người nghe được)

- Tần số vô tuyến: từ 30 - 300 kHz

- Tần số thấp: 300 kHz - 3 MHz

- Tần số trung bình: 3-30 MHz

- Tần số cao: 30-300 MHz

Tổng hợp công thức tính tần số mới nhất năm 2024

(1) Tính tần số dựa trên tần số góc

Khi đã biết tần số góc của sóng, tần số chuẩn của sóng thường được tính theo công thức sau: f = ω / (2π)

Trong đó:

- f là tần số chuẩn

- ω: Là tần số góc

- π: Là hằng số pi= 3,14.

(2) Tính tần số dựa trên sóng điện từ trong chân không

Trong chân không, tốc độ sóng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Do đó, tốc độ của sóng điện từ trong môi trường này bằng tốc độ ánh sáng, ta có thể tính theo công thức sau: f = C/λ

Trong đó:

- λ: bước sóng.

- C: vận tốc ánh sáng

- f: tần số

(3) Tính tần số dựa trên bước sóng

Khi biết bước sóng và tốc độ của dao động, tần số được tính theo công thức sau: f=V/λ

Trong đó:

- V: Vận tốc sóng

- f: Tần số

- λ: Bước sóng

(4) Tính tần số dựa trên thời gian hoặc chu kỳ

Đối với công thức này thì thời gian và tần số là hai đại lượng chính cần thiết để hoàn thành một dao động sóng và tỉ lệ nghịch với nhau. Công thức tính: f= 1/T

Trong đó

- f: tần số

- T: chu kỳ thời gian cần để hoàn thành một dao động.

Các hành vi bị cấm liên quan đến tần số vô tuyến điện

Tần số vô tuyến điện là một loại của tần số. Cụ thể, tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện. Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.

Theo Điều 9 Luật tần số vô tuyến điện 2009, tổ chức, cá nhân bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:

- Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác.

- Cản trở cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.

- Cố ý gây nhiễu có hại, cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống thông tin vô tuyến điện.

- Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện; cản trở trái pháp luật việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hợp pháp.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện.

Link nội dung: https://getairvestal.com/tan-so-la-gi-tong-hop-cong-thuc-tinh-tan-so-moi-nhat-nam-2024-a15742.html