Kiến thức về câu điều kiện loại 3 + Bài tập có đáp án

Câu điều kiện loại 3 là một trong số câu điều kiện cơ bản thường gặp nhất. Do đó bắt buộc phải sử dụng thành thạo loại câu điều kiện này để giao tiếp trong tiếng Anh và áp dụng vào bài tập. Hôm nay, PREP sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết kiến thức về câu điều kiện loại 3 (Third Conditional) giúp bạn nắm vững cấu trúc và cách dùng nhé!

Kiến thức về câu điều kiện loại 3 + Bài tập có đáp án
Câu điều kiện loại 3 là gì? Kiến thức chung về câu điều kiện loại 3 (Third Conditional) trong tiếng Anh

I. Câu điều kiện loại 3 là gì?

Câu điều kiện loại 3 là loại câu được sử dụng khi người nói tưởng tượng ra kết quả của một sự việc/tình huống/hành động không có thật trong quá khứ. Ví dụ:

Thực tế cho thấy rằng nhân vật Harry trong ví dụ này không có bản đồ nên kết quả là anh ta đã bị lạc. Người nói đang đưa ra giả định là “Harry had had a map” và một kết quả trái với thực tại xảy ra là “he wouldn’t have got lost”.

Kiến thức về câu điều kiện loại 3 + Bài tập có đáp án
câu điều kiện loại 3, công thức câu điều kiện loại 3

II. Cấu trúc câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 cũng như các câu điều kiện khác bao gồm 2 mệnh đề. Một là mệnh đề mô tả điều kiện “nếu” (If), hai là mệnh đề chính "thì".

Mệnh đề điều kiệnMệnh đề chính

If + S + had + Vpp/V-ed

(If + Thì quá khứ hoàn thành)

S + would/could/might + have + Vpp/V-ed

(S + would/could/might + have + quá khứ phân từ)

Chú ý: Cả "had" và "would"đều có thể được viết tắt thành "'d", cho nên để phân biệt, các bạn phải chú ý rằng "would" không xuất hiện trong mệnh đề If, do đó khi “d” viết tắt ở mệnh đề này thì chính là "had". Ví dụ:

Kiến thức về câu điều kiện loại 3 + Bài tập có đáp án
Cấu trúc câu điều kiện loại 3

III. Cách dùng câu điều kiện loại 3

1. Diễn tả sự việc không xảy ra trong quá khứ

Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn tả một hành động/sự việc/tình huống đã không được xảy ra trong quá khứ. Ví dụ:

Trong ví dụ trên, điều kiện "nhìn thấy" đã không được xảy ra nên hành động "mời ăn sáng" cũng đã không xảy ra trong quá khứ.

Kiến thức về câu điều kiện loại 3 + Bài tập có đáp án
Cách dùng câu điều kiện loại 3

2. Dùng “might” diễn tả sự việc có thể xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn

Trong câu điều kiện loại 3, bạn có thể sử dụng từ "might" để mô tả một hành động/sự việc/tình huống đã có thể xảy ra trong quá khứ nhưng không đủ điều kiện chắc chắn. Ví dụ:

Ở ví dụ trên, ta thấy rằng việc "chiến thắng" không chắc chắn là xảy ra trong quá khứ kể cả như điều kiện nhắc tới "chơi tốt hơn" có thật.

Kiến thức về câu điều kiện loại 3 + Bài tập có đáp án
Cách dùng câu điều kiện loại 3

3. Dùng "could" diễn tả sự việc đủ điều kiện xảy ra trong quá khứ

Ngoài ra, câu điều kiện loại 3 có thể sử dụng từ "could" để mô tả một hành động/sự việc/tình huống có khả năng cao sẽ xuất hiện trong quá khứ nếu điều kiện nói tới đủ để xảy ra. Ví dụ:

Ở ví dụ trên, ta thấy hành động "mua laptop" đã đủ điều kiện có thể xảy ra nếu điều kiện nhắc tới "đủ tiền" xuất hiện.

Kiến thức về câu điều kiện loại 3 + Bài tập có đáp án
Cách dùng câu điều kiện loại 3

IV. Các biến thể của câu điều kiện loại 3

1. Biến thể của mệnh đề chính

Biến thể mệnh đề chínhVí dụIf + quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
  • If Peter had left Hanoi for Thanh Hoa last Thusday, he would have been swimming in Sam Son beach last Saturday. (Nếu bạn rời Hà Nội về Thanh Hóa vào thứ Năm vừa qua, bạn đã có thể bơi ở biển Sầm Sơn vào thứ Sáu tuần trước.)
If + Thì quá khứ hoàn thành, S + would + V-inf.
  • If Destiny had taken the medicine last week, she would recover now. (Nếu Destiny uống thuốc từ tuần qua thì bây giờ cô ấy đã hồi phục.)

2. Biến thể của mệnh đề If

Biến thể mệnh đề IfVí dụIf + quá khứ hoàn thành tiếp diễn, S + would/could/might + have + Vpp/V-ed
  • If Jenny hadn’t been taking care children whole last weeken, she would have gone out. (Nếu như Jenny không phải trông trẻ suốt cuối tuần trước, cô ấy đã có thể ra ngoài.)

V. Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Ngoài cấu trúc cơ bản trên, câu điều kiện loại 3 cũng có dạng đảo ngữ thường xuyên xuất hiện trong các bài tập, bạn cần ghi nhớ cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3 sau đây:

Had + S + Vpp, S + would + have + Vpp

Ví dụ:

VI. Bài tập câu điều kiện loại 3 có đáp án

Để bạn hiểu rõ hơn về lý thuyết kiến thức câu điều kiện loại 3 ở trên, hãy cùng PREP áp dụng công thức câu điều kiện loại 3 vào bài tập nhỏ dưới đây nhé!

Bài tập: Chia động từ phù hợp cho câu

  1. If Anna (to speak) ____ more slowly, John (to understand) ____ her.
  2. If Daisy (study) ____ had studied, she (pass) ____ it.
  3. If Peter (ask) ____ me, I (help) ____ him.
  4. They (swim) ____ in the sea if there (not / be) ____ so many fishes there.
  5. If John (take) ____ the taxi, he (not / arrive) ____ on time.
  6. If Anna (to go) ____ to a good restaurant, she (to have) ____ a better meal.
  7. If Sara (to learn) ____ more words,she (to write) ____ a good essay.
  8. If the sister (to explain) ____ the homework, Jenny (to do) ____ it.
  9. If Anna (listen) ____ to me, she (be) ____ home earlier.
  10. If John (not/break) ____ his leg, he (take part) ____ in the match.
  11. If I (to wait) ____ for another 1 hour, I (to see) ____ my idol.
  12. If Anna (to buy) ____ vegetable, her salad (to taste) ____ better.
  13. If Peter (to ask) ____ me, I (to email) ____ the data.
  14. If Anna (go) ____ to the park, she (see) ____ her boyfriend.
  15. If John (speak) ____ English, the tourists (understand) ____.

Đáp án:

  1. had spoken/would have understood
  2. had studied/would have passed
  3. had asked/would have helped
  4. would have swum/had not been
  5. had gone/would have had
  6. had taken/would not have arrived
  7. had learned/would have written
  8. had explained/would have done
  9. had listened/would have been
  10. had not broken/would have taken part
  11. had waited/would have seen
  12. had bought/would have tasted
  13. had asked/would have emailed
  14. had gone/would have seen
  15. had spoken/would have understood

VII. Học thêm về câu điều kiện

Nếu bạn đã thành thục về câu điều kiện loại 3 rồi thì hãy học thêm các câu điều kiện khác nhé !

  1. Câu điều kiện loại 1
  2. Câu điều kiện loại 2
  3. Câu điều kiện loại 0

VIII. Lời kết

Vậy là PREP đã tổng hợp giúp bạn chi tiết các kiến thức về cấu trúc, các dùng và bài tập của câu điều kiện loại 3 cho bạn rồi đó! Những kiến thức trên bạn sẽ được học trong các khóa học từ prepedu.com hãy chọn ngay cho mình 1 lộ trình phù hợp với mục tiêu của bạn nhé

Link nội dung: https://getairvestal.com/kien-thuc-ve-cau-dieu-kien-loai-3-bai-tap-co-dap-an-a15914.html