Rây cháo xong có phải đun lại không? Mẹ bỉm cần lưu ý điều gì khi cho trẻ ăn cháo rây?

Cháo rây chuẩn Nhật là lựa chọn của nhiều mẹ bỉm khi có con nhỏ bước vào giai đoạn ăn dặm, vì đây được xem là phương pháp hoàn hảo để bé làm quen tốt nhất với các thức ăn thô. Tuy vậy, thực tế khi bắt đầu áp dụng thì các mẹ hẳn sẽ gặp nhiều vướng mắc, điển hình là việc rây cháo xong có phải đun lại không cũng như tỷ lệ nấu cháo rây bao nhiêu để con phát triển tốt nhất. Hiểu được tâm lý đó, bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mẹ giải đáp tất cả vấn đề trên, các mẹ đừng bỏ qua nhé.

Những điều cần biết cháo rây - phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Hẳn nhiều mẹ bỉm vẫn chưa tìm hiểu về phương pháp tập ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ bằng cách rây cháo, vì thế trước khi biết được rây cháo xong có phải đun lại không thì mời mọi người cùng tìm hiểu qua về các lợi ích của việc ăn cháo rây nhé.

Cháo rây là gì?

Khi trẻ bước vào cột mốc ăn dặm thì nhiều mẹ bỉm thường cân nhắc các phương pháp ăn dặm phù hợp với bé nhưng vẫn phải đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho trẻ như vitamin A; chất béo; sắt; kẽm; canxi;... Trong đó, cháo rây là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật kết hợp với truyền thống, được đặt tên theo hành động rây cháo sau khi nấu cháo cho bé ăn dặm với chất cháo mềm mịn cho bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.

Sau khi cháo chín, mẹ rây cháo bằng dụng cụ để thu được cháo có độ thô và độ đặc vừa phải, vẫn giữ được sự hấp dẫn và kích thích trẻ nhai nhiều hơn so với việc dùng máy xay nhuyễn.

Rây cháo xong có phải đun lại không? Mẹ bỉm cần lưu ý điều gì khi cho trẻ ăn cháo rây?
Cháo rây là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được nhiều mẹ bỉm lựa chọn

Lợi ích của việc ăn cháo rây

Áp dụng phương pháp ăn dặm bằng cháo rây ngoài việc mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng thì cũng có thêm những lợi ích khác cho trẻ trong giai đoạn này, bao gồm:

Bên cạnh các ưu điểm thì phương pháp này cũng sẽ kèm theo một số nhược điểm như mẹ bỉm sẽ tốn nhiều thời gian rây cháo và cháo dễ bị nguội, vì thế thắc mắc sau khi rây cháo xong có phải đun lại không cũng là câu hỏi thường gặp của nhiều mẹ khi cho trẻ ăn dặm bằng cháo rây.

Rây cháo xong có phải đun lại không?

Dưới đây là giải đáp cụ thể về việc rây cháo xong có phải đun lại không đối với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật trong từng giai đoạn, bao gồm:

Trước khi rây cháo, mẹ bỉm cần đảm bảo dụng cụ rây đã được tiệt trùng sạch sẽ để phòng ngừa các bệnh lý cho bé như các bệnh về tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột.

Sau khi vệ sinh dụng cụ rây và cháo vẫn giữ được độ ấm nhất định thì câu trả lời là không cần đun lại, mẹ có thể yên tâm cho bé ăn. Ngược lại đối với việc mất quá nhiều thời gian để rây cháo làm cháo bị nguội lạnh, thì lúc này các mẹ nên hâm nóng lại cho trẻ ăn.

Rây cháo xong có phải đun lại không? Mẹ bỉm cần lưu ý điều gì khi cho trẻ ăn cháo rây?
Rây cháo xong có phải đun lại không là câu hỏi thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Mẹ cần lưu ý gì khi rây cháo cho trẻ?

Dưới đây là một số lưu ý mẹ bỉm cần biết để nấu cháo cho trẻ vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa kích thích giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Đảm bảo chất xơ cho bé

Theo phương pháp truyền thống nhiều mẹ bỉm có thói quen nấu cháo với nước hầm xương là đủ vì chứa nhiều dinh dưỡng và canxi, thực tế thì cách nấu cháo này không cung cấp đủ dưỡng chất đáp ứng nhu cầu của trẻ, đặc biệt là thiết chất xơ gây tình trạng khó tiêu, táo bón. Vì thế nhiều chuyên gia khuyến khích các mẹ nên kết hợp thêm các loại rau củ quả khi nấu cháo để cung cấp đủ chất xơ cho bé.

Bổ sung chất béo từ thực vật

Đối với hệ tiêu hóa còn nhạy cảm của bé, các mẹ nên sử dụng chất béo từ thực vật thay cho chất béo động vật như dầu đậu nành, dầu đậu phộng để giúp bé ăn ngon hơn với món cháo giàu dinh dưỡng.

Rây cháo xong có phải đun lại không? Mẹ bỉm cần lưu ý điều gì khi cho trẻ ăn cháo rây?
Mẹ bỉm nên sử dụng chất béo từ thực vật để tăng kích thích vị giác cho bé

Chú ý khối lượng và gia vị khi nấu cháo

Từng giai đoạn phát triển của trẻ mà hàm lượng cháo cũng sẽ thay đổi, mẹ nên theo dõi cơ địa của mỗi bé để cân đối hàm lượng cháo phù hợp khi nấu cho bé. Đặc biệt với trẻ từ 6 - 9 tháng thì mẹ không nên nêm gia vị mà có thể thêm hương vị kích thích vị giác của trẻ như phô mai.

Đối với giai đoạn từ 9 tháng tuổi trở đi, các mẹ có thể nêm thêm vài giọt nước mắm vào cháo cho bé, tránh nêm quá nhiều tránh sẽ làm ảnh hưởng đến thận của bé.

Cân đối mức độ loãng đặc của cháo

Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm thì mẹ nên nghiền cháo để trẻ dễ nuốt, sau đó có thể tăng độ thô lên bằng cách rây cháo hoặc cháo hạt để giúp trẻ tập nhai và cảm nhận vị thức ăn hiệu quả.

Thông tin trên hy vọng đã giải đáp được nhiều thắc mắc cho mẹ bỉm từ việc tập cho trẻ ăn dặm bằng rây cháo, qua đó các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm nấu cháo rây cho bé đúng cách cũng như có cho mình câu trả lời về việc rây cháo xong có phải đun lại không để giúp bé ăn ngon miệng và khỏe mạnh hơn.

Xem thêm:

Link nội dung: https://getairvestal.com/ray-chao-xong-co-phai-dun-lai-khong-me-bim-can-luu-y-dieu-gi-khi-cho-tre-an-chao-ray-a17228.html