Từ năm 2025, các thí sinh 2K7 sẽ học theo chương trình giáo dục phổ thông mới và bắt đầu thi THPT xét tuyển vào đại học theo chương trình này. Vậy các thí sinh 2K6 trong năm nay sẽ thi ra sao?
Tăng cường “thực học, thực hành”
Bắt đầu từ năm 2025, các thí sinh 2K7 sẽ theo học chương trình giáo dục phổ thông 2018 thay vì chương trình giáo dục phổ thông 2006. Khác với những chương trình giáo dục phổ thông trước đây đều thể hiện mục đích học để “biết” thì mục đích học tập ở chương trình giáo dục phổ thông 2018 không phải chỉ để biết mà là để “làm”. Ngoài ra, một số phương pháp giảng dạy mới cũng sẽ được áp dụng.
Nhiều học sinh băn khoăn, tìm hiểu về ngành nghề, trường học
“Năm 2024 là năm cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Từ năm 2025, các kỳ thi sẽ có những thay đổi đáng kể về nội dung và hình thức. Do đó, tuyển sinh năm 2024 cũng là năm quan trọng đối với học sinh lớp 12. Về cơ bản các bạn sẽ có lợi thế rất lớn vì đã trải qua hết 03 năm THPT với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành”, TS Mai Đức Toàn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường Đại học Gia Định cho biết.
Là thách thức hay cơ hội?
Việc chuẩn bị từ sớm cho các kỳ thi và lên chiến lược lựa chọn các ngành học, trường đại học đúng với sở thích, sở trường sẽ gia tăng cơ hội hoàn thành mục tiêu trong năm nay cho các thí sinh cuối cùng theo học chương trình hiện hành.
TS Mai Đức Toàn giao lưu cùng học sinh trong chương trình hướng nghiệp "Để trở thành công dân số"
Theo TS Mai Đức Toàn, các bạn cần xác định được ít nhất 1-3 ngành học tại các trường đại học và cao đẳng để chuẩn bị phương án nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì vẫn có phương án dự bị. Tuy nhiên, khi lựa chọn nguyện vọng các bạn nên ưu tiên nguyện vọng 1 lên trên cùng. Nguyện vọng 1 cần đúng với năng lực và sở thích của bản thân. Các bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ các tư vấn viên của trường đại học, các thầy cô, gia đình cũng như các thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng trước khi quyết định.
Ngoài ra, năm nay các trường đại học cũng tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ THPT đồng thời có thêm nhiều phương thức xét tuyển mới. Điều này giúp các thí sinh có thể vào các trường đại học dễ dàng hơn.
Học sinh Trường THPT Phước Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu) tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp
“Những năm gần đây nền kinh tế đang chuyển mình theo hướng công nghệ vì vậy với những bạn có khả năng học về công nghệ thì cần ưu tiên lựa chọn các trường phù hợp. Ví dụ như trường Đại học Gia Định có thế mạnh về ngành công nghệ thông tin. Trong năm nay chúng tôi cũng có 03 chuyên ngành mới: Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Xây dựng - Quản trị kênh truyền thông độc lập, tạo điều kiện cho các bạn tiếp cận với những ngành nghề có triển vọng trong 5-10 năm nữa”, TS Mai Đức Toàn nhấn mạnh.
Kiến thức giữa hai chương trình về cơ bản sẽ không quá khác biệt, các tổ hợp xét tuyển đại học cũng sẽ có môn chính như toán, văn, ngoại ngữ. Dù vậy, TS Mai Đức Toàn vẫn cho rằng thí sinh 2K6 cần tận dụng tối đa các phương thức tuyển sinh từ các trường đại học như: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ hay kết quả thi đánh giá năng lực.
Học sinh trường THPT Trần Văn Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) tìm hiểu thông tin ngành nghề
Năm 2024, Trường Đại học Gia Định xét tuyển đại học chính quy 48 ngành/chuyên ngành theo 03 phương thức. Trong đó, thí sinh có thể xét tuyển vào Trường khi có điểm học bạ THPT (điểm trung bình HKI lớp 11 + điểm trung bình HKII lớp 11 + điểm trung bình HKI lớp 12) từ 16.5 điểm.
Liên hệ Tổng đài tư vấn hướng nghiệp miễn phí: 0961 12 10 18 - 0962 12 10 18 - 0862 12 10 18 để được tư vấn hỗ trợ 24/7.