Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế tại Việt Nam, là một trong những thị trường hoạt động sôi nổi đem đến nhiều lợi ích cho quốc gia. Vậy thị trường tài chính là gì? Cấu trúc và vai trò của thị trường tài chính như thế nào?
Tìm hiểu thị trường tài chính là gì?
1. Thị trường tài chính là gì?
Trường tài chính là thị trường nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, công cụ phái sinh, các giấy tờ có giá, các khoản vay, ngoại hối, hàng hóa cơ bản...).
Bên cạnh đó, thị trường tài chính theo wikipedia được định nghĩa như sau:
“Thị trường tài chính là một thị trường trong đó mọi người và các thể chế có thể trao đổi các chứng khoán tài chính, các hàng hóa, và các món giá trị có thể thay thế khác với chi phí giao dịch thấp và tại các giá cả phản ánh cung và cầu. Các chứng khoán bao gồm cổ phiếu và trái phiếu, và các hàng hóa bao gồm kim loại quý hoặc hàng hóa nông nghiệp.”
Nói một cách đơn giản, thị trường tài chính là nơi kết nối các bên có nhu cầu về vốn với các bên có nguồn vốn dư thừa. Các bên có nhu cầu về vốn có thể huy động vốn từ thị trường tài chính thông qua việc phát hành các công cụ tài chính, trong khi các bên có nguồn vốn dư thừa có thể đầu tư vào các công cụ tài chính để kiếm lời. Bản chất của thị trường tài chính là sự luân chuyển vốn, giao lưu vốn trong xã hội.
>> Tham khảo: Tài chính doanh nghiệp là gì?
2. Cấu trúc thị trường tài chính tại Việt Nam
Cấu trúc của thị trường tài chính được phân tích dựa theo tính chất. Với mỗi tính chất cụ thể cấu trúc thị trường tài chính được phân ra như sau:
(1) Dựa vào nguồn tài chính được huy động
Dựa vào nguồn tài chính được huy động, cấu trúc thị trường tài chính được phân ra thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn:
- Thị trường tiền tệ: phát hành và thực hiện giao dịch mua bán với những công cụ tài chính dưới 1 năm;
- Thị trường vốn: thực hiện mua bán lại với những công cụ tài chính với kỳ hạn trên 1 năm nhằm giải quyết vấn đề cung và cầu nguồn vốn.
(2) Dựa vào sự luân chuyển các nguồn tài chính
Dựa vào sự luân chuyển các nguồn tài chính, cấu trúc thị trường tài chính được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Cụ thể:
- Thị trường sơ cấp: thị trường có sự xuất hiện của giao dịch mua bán chứng khoán chứng khoán mới được phát hành qua tổ chức trung gian là ngân hàng;
- Thị trường thứ cấp: thị trường có sự xuất hiện của giao dịch chứng khoán đã phát hành trong một khoản thời gian. Khi giao dịch chứng khoán ở trên thị trường thứ cấp, người bán sẽ nhận được tiền, công ty đã phát hành sẽ không nhận được tiền.
(3) Dựa vào phương thức huy động nguồn vốn tài chính
Dựa vào phương thức huy động nguồn vốn tài chính, cấu trúc thị trường tài chính gồm có thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần.
- Thị trường nợ: là thị trường diễn ra giao dịch của công cụ nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc, hối phiếu,...
- Thị trường vốn cổ phần: là thị trường diễn ra những giao dịch có liên quan đến cổ phiếu đã được phát hành. Người nắm giữ cổ phiếu có quyền được chia lợi nhuận sau khi đã trừ một số khoản như thuế…
Lưu ý: Công cụ nợ được phân loại thành 2 loại chính theo tính chất về kỳ hạn, trên 1 năm là dài hạn và dưới 1 năm là ngắn hạn.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
(4) Dựa vào tính chất pháp lý
Dựa vào tính chất pháp lý, cấu trúc thị trường tài chính gồm:
- Thị trường tài chính chính thức là nơi mọi hoạt động, giao dịch đều tuân thủ những nguyên tắc và thể chế đã được quy định bằng những văn bản pháp luật của nhà nước;
- Thị trường tài chính không chính thức, ngược lại, diễn ra các hoạt động được thực hiện diễn ra không tuân theo những nguyên tắc và thể chế do nhà nước ban hành.
Cấu trúc và vai trò của thị trường tài chính tại Việt Nam.
3. Vai trò của thị trường tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam và lợi ích
Bên cạnh việc hiểu được thị trường tài chính là gì, cấu trúc thị trường tài chính thì nắm rõ vai trò và lợi ích của thị trường tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam giúp người tham gia nhận thức rõ hoạt động hiệu quả trong thị trường tài chính.
3.1. Vai trò của thị trường tài chính
Thị trường tài chính có 3 vai trò quan trọng bao gồm: vai trò huy động vốn; vai trò vận chuyển tiền tệ; vai trò thực thi các chính sách pháp luật. Các vai trò sẽ tương quan hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ phát triển nền kinh tế thị trường cụ thể:
- Huy động vốn: Thị trường tài chính không thể hoạt động nếu không có vốn. Vì vậy, vai trò lớn nhất và quan trọng nhất của thị trường tài chính là huy động vốn, huy động các dòng tiền trong - ngoài nước.
- Vận chuyển dòng tiền: Thị trường tài chính sẽ là nhân tố thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sử dụng dòng tiền hay các công cụ tài chính lớn.
- Thực thi chính sách Nhà nước: thị trường tài chính đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ và tài khóa đã ban hành của nhà nước. Thị trường tài chính là nơi giúp Nhà nước kiểm soát được nền kinh tế vi mô và vĩ mô.
>> Tham khảo: Tổng hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản hiện nay.
3.2. Lợi ích của thị trường tài chính
Thị trường tài chính mang đến rất nhiều lợi ích không chỉ cho các cá nhân và doanh nghiệp mà còn mang đến nhiều lợi ích cho Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế.
Thị trường tài chính kết nối các nhà đầu tư thông qua mối quan hệ cung cầu.
Thị trường tài chính tạo ra sân chơi của cá nhân, tổ chức:
- Hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh: là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu nguồn vốn. Thị trường tài chính cung cấp nguồn vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp để đầu tư, sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Phân bổ nguồn vốn hiệu quả: Thị trường tài chính giúp chuyển nguồn vốn từ những người có dư vốn sang những người có nhu cầu về vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.
- Quản lý rủi ro: Thị trường tài chính cung cấp các công cụ giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư quản lý rủi ro tài chính.
- Dự đoán tình hình kinh tế: Thông qua thị trường tài chính người tham gia có thể phân tích, dự đoán được tình hình kinh tế hiện tại và tương lai từ đó đưa ra các quyết sách phù hợp để gia tăng lợi ích.
- Tạo ra cơ hội đầu tư: Thị trường tài chính cung cấp nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư với mức sinh lời hấp dẫn.
>> Tham khảo: 39 chuẩn mực kiểm toán quan trọng cần lưu ý.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng trong thị trường tài chính cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong số đó phải kể đến rủi ro về lừa đảo, rủi ro biến động giá cả và rủi ro thanh khoản.
- Rủi ro lừa đảo: xuất hiện nhiều đối tượng lợi dụng thị trường tài chính để lừa đảo nhà đầu tư, chiếm dụng vốn.
- Rủi ro biến động giá cả: Liên tục xảy ra biến động giá cả của các công cụ tài chính và khó dự đoán là những đặc trưng của thị trường tài chính. Các nhà đầu tư có thể bị thua lỗ nếu dự đoán sai và đầu tư sai đối tượng.
- Rủi ro thanh khoản: Một số công cụ tài chính có thể khó mua bán, do đó nhà đầu tư có thể gặp khó khăn khi muốn bán ra.
Hiểu rõ thị trường tài chính là gì có cấu trúc và vai trò như thế nào góp phần giúp các đối tượng tham gia thị trường tài chính hiểu sâu và đưa ra các quyết sách đầu tư phù hợp.
Tham gia thị trường tài chính có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thông tin và có kiến thức nền tảng về thị trường tài chính trước khi tham gia.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.