Bản đồ Việt Nam 3 miền giúp bạn hiểu hơn về địa lý của đất nước Việt Nam. Đất nước Việt Nam có 3 miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Mỗi miền có đặc trưng riêng về địa hình, khí hậu, văn hóa và lịch sử. Cùng IOTLink tìm hiểu về Bản đồ Việt Nam 3 miền trên đất nước hình chữ S này nhé!
- Các loại bản đồ Việt Nam cập nhật mới nhất 2023
Vị trí địa lý Việt Nam
Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á.
- Phía Bắc giáp Trung Quốc.
- Phía Tây giáp Lào và Campuchia.
- Phía Đông, phía Nam giáp với biển Đông.
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển các nước: Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Campuchia, Brunei, Indonesia, Thái Lan.
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn. Gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
Vùng đất Việt Nam
Việt Nam với vùng đất có diện tích: 331.212 km² (theo số liệu thống kê 2006).
Đường biên giới trên đất liền dài 4600km và đường bờ biển dài 3200km.
Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, Quần đảo Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng), Quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).
Vùng biển Việt Nam
Vùng biển có diện tích khoảng 1 triệu km². Tiếp giáp với vùng biển của 8 nước. Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.
Vùng trời Việt Nam
Là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước Việt Nam. Ở trên đất liền thì được xác định bằng các đường biên giới. Ở trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
Bản đồ Việt Nam 3 miền Bắc - Trung - Nam
Bản đồ hành chính Việt Nam
Bản đồ hành chính Miền Bắc
- Đông Bắc bộ: Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh.
- Tây Bắc bộ: Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La.
- Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
Bản đồ hành chính Miền Trung
- Bắc Trung Bộ: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế.
- Duyên hải Nam Trung Bộ: Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định và Phú Yên
- Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Bản đồ hành chính Miền Nam
- Vùng Đông Nam Bộ: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vùng Tây Nam Bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ.
Bản đồ giao thông Việt Nam
Bản đồ giao thông Miền Bắc
Bản đồ giao thông Miền Trung
Bản đồ giao thông Miền Nam
Bản đồ sông ngòi Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phong phú, được phân bố rộng khắp cả nước.
Theo thống kê, nước ta có 9 hệ thống sông lớn trải dài từ Bắc vào Nam. Trong đó có khoảng 2360 con sông và kênh lớn nhỏ.
Có 9 hệ thống sông lớn bảo gồm: sông Hồng, sông Mã, sông Thái Bình, sông Kì Cùng - Bắc Giang, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Mê Kông và các lưu vực sông khác chảy trực tiếp ra biển.
Các hệ thống sông lớn thường bắt nguồn chảy từ bên ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Hằng năm các hệ thống sông lớn này mang lại cho đồng bằng châu thổ nhiều phì nhiêu.
Bản đồ mật độ dân số tại Việt Nam
Thông tin dân số Việt Nam được cung cấp trên Hệ thống dữ liệu không gian dân số và phát triển. Có thể truy cập vào địa chỉ http://gis.gso.gov.vn
Dữ liệu này sẽ được tiếp tục cập nhật hàng năm để cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách dữ liệu quan trọng về dân số và vị trí địa lý của dân cư liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.
- Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc được cập nhật ngày 25/04/2023 thì dân số hiện tại của Việt Nam là 99.562.877 người.
- Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới.
- Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới
- Mật độ dân số Việt Nam là 321 người/km² với tổng diện tích đất 310.060 km².
- Dân số sống ở thành thị là 38,77%.
- Độ tuổi trung bình là 33,7 tuổi.
Bản đồ vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.
- Các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có rất nhiều thế mạnh để phát triển và giao lưu kinh tế.
- Vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển.
- Nơi có lịch sử lâu đời, có các ngành nghề truyền thống nổi tiếng, nền kinh tế sớm phát triển cơ cấu đa dạng.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm: Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bình Định , Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đó là khai thác tổng hợp tài nguyên biển, rừng và khoáng sản.
- Trồng rừng ở vùng núi phía Tây
- Khai thác khoáng sản (vàng, thiếc).
- Vùng đồi trung du dễ phát triển mô hình nông - lâm kết hợp
- Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.
- Vùng đồng bằng ven biển phát triển cây lương thực và khai thác tổng hợp nền kinh tế biển.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh và thành phố. Bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang.
Tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nhất là khí đốt và dầu mỏ.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thể mạnh về khai thác tổng hợp 3 nguồn tài nguyên: khoáng sản, biển và rừng.
- Vùng tập trung nhiều dân cư, lượng lao động dồi dào.
- Trình độ chuyên môn và tổ chức sản xuất với trình độ cao.
- Sự đầu tư về cơ sở vật chất mạnh giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vô cùng phát triển.
Tóm lại
Tổng quan các loại bản đồ Việt Nam 3 miền đã được IOTLink chia sẻ kiến thức đến bạn đọc tham khảo. Các loại bản đồ thể hiện các thông tin khác nhau. Mỗi miền sẽ có những đặc trưng riêng và bản đồ sẽ thể hiển rõ những yếu tố đó. Sử dụng bản đồ có thể giúp ích cho bạn trong việc nghiên cứu và học tập.
Ngoài ra nếu bạn sử dụng bản đồ cho việc điều hướng và chỉ đường thì hãy nhanh tay tải ứng dụng Map4D về điện thoại để có thể đi đến đâu mà bạn muốn nhé!
- Những ứng dụng phổ biến của nền tảng bản đồ số hiện nay