Trạng ngữ là thành phần quan trọng trong khi hình thành câu. Đây cũng là thành phần câu quen thuộc với các em học sinh. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng hay còn mơ hồ về tác dụng của trạng ngữ? Bài viết này dành cho bạn.
1. Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ là một thành phần phụ của câu, giúp bổ sung ý nghĩa cho các thành phần chính của câu. Trạng ngữ giúp xác định thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra sự việc có trong câu. Trạng ngữ trong câu sẽ trả lời cho các câu hỏi “Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?”.
2. Các loại trạng ngữ
Có mấy loại trạng ngữ: có tất cả 5 loại trạng ngữ thường gặp nhất bạn nên biết
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: đây là thành phần phụ giúp xác định nơi chốn xảy ra sự việc được đề cập đến trong câu. Thành phần này thường trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”
VD: Ở miền Trung, tình trạng bão lụt đang xảy ra vô cùng nghiêm trọng.
Trạng ngữ là phần gạch chân, in đậm: “Ở miền Trung”
- Trạng ngữ chỉ thời gian: đây là thành phần phụ giúp xác định thời gian xảy ra sự việc được đề cập đến trong câu. Thành phần này thường trả lời cho câu hỏi “Khi nào? Lúc nào? Mấy giờ? Bao giờ?”…
VD: Vào mùa hè, thời tiết Hà Nội có thể lên đến 40 độ C.
Trạng ngữ là phần gạch chân, in đậm: “Vào mùa hè”
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: đây là thành phần phụ giúp xác định nguyên nhân xảy ra sự việc được đề cập đến trong câu. Thành phần này thường trả lời cho câu hỏi “Vì sao? Nhờ đâu? Tại sao?”…
VD: Vì trời mưa quá to, em đi học muộn sáng nay.
Trạng ngữ là phần gạch chân, in đậm: “Vì trời mưa quá to”
- Trạng ngữ chỉ mục đích: đây là thành phần phụ giúp xác định mục đích diễn ra sự việc được đề cập đến trong câu. Thành phần này thường trả lời cho câu hỏi “Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?”…
VD: Để bắt kịp xe về nhà, tôi đã phải ra bến xe từ rất sớm.
Trạng ngữ là phần gạch chân, in đậm: “Để bắt kịp xe về nhà”
- Trạng ngữ chỉ phương tiện: đây là thành phần phụ giúp xác định phương tiện, cách thức diễn ra sự việc được đề cập đến trong câu. Thành phần này thường trả lời cho câu hỏi “Bằng cái gì? Với cái gì?”…
VD: Bằng những lời lẽ và dẫn chứng xác thực, bài nghị luận văn học của em đã đạt điểm cao.
Trạng ngữ là phần gạch chân, in đậm: “Bằng những lời lẽ và dẫn chứng xác thực”
3. Đặc điểm của trạng ngữ
Đặc điểm của trạng ngữ được thể hiện rõ ràng về mặt ý nghĩa và hình thức:
- Về ý nghĩa: trạng ngữ có nội dung xác định thời gian, địa điểm, nguyên nhân, phương tiện, mục đích diễn ra sự việc được đề cập đến trong câu.
- Về hình thức:
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu, giữa hai câu ghép,…
- Khi nói, giữa trạng ngữ và chủ ngữ - vị ngữ thường có một quãng nghỉ hoặc dấu phẩy, khi viết.
Nội dung kiến thức liên quan: khởi ngữ là gì
4. Tác dụng của trạng ngữ
Sau khi hiểu trạng ngữ là gì cũng như các loại trạng ngữ phổ biến nhất, có lẽ bạn đã hình dung được những tác dụng của trạng ngữ một cách cụ thể. Công dụng của trạng ngữ được tóm tắt với 3 ý chính dưới đây:
- Trạng ngữ giúp xác định rõ ràng thời gian, địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc, giúp người đọc, người nghe hiểu rõ về tình huống, nội dung câu chuyện.
- Giải thích được nguyên nhân, kết quả của sự việc được đề cập đến trong câu.
- Là thành phần phụ không thể thiếu trong câu giúp hành văn và cách nói chuyện mượt mà hơn, có đầu có cuối.
Kiến thức Văn THPT Quốc gia khá nhiều và rộng, khiến nhiều bạn học sinh có tâm lý ngại, sợ, không thích môn học này. Tuy nhiên, đây là môn thi bắt buộc, nên tại sao các em học sinh không thử học môn này bằng cách luyện đề thi THPT Quốc Gia môn Văn nhỉ? Tất cả các câu hỏi đều ở dạng trắc nghiệm khiến bạn có thể ghi nhớ nhanh và hiệu quả hơn đó!
Hy vọng với bài viết trên đây bạn đã nắm được tổng quan tất cả những thông tin cần thiết về trạng ngữ. Hiểu được tác dụng và cách sử dụng trạng ngữ, bạn sẽ sở hữu một bài văn mượt mà, đầy thuyết phục nhất. Ngoài ra còn có rất nhiều cách học giỏi văn trên Học Thông Minh, bạn có thể tham khảo để đưa ra một cách học môn văn tốt nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo luyện tập tất cả các môn học chương trình THPT Quốc gia thông qua hệ thống luyện thi trắc nghiệm online của Học Thông Minh đó!